Cách đây mấy tháng, đã từng có một trào lưu trên TikTok, đó là các em teen nhảy múa trên nền nhạc bài “Gia tài của mẹ”, sáng tác bởi cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn, do Khánh Ly trình bầy. Bài hát ấy được các cháu đem ra để khoe khéo nhan sắc, như muốn nói rằng các cháu đẹp và là một “gia tài của mẹ”.
Nếu các bạn lướt Tiktok những ngày này, sẽ biết về các hotgirl có bề ngoài xinh xắn, đáng yêu nhưng có vẻ như tỷ lệ nghịch với sự phát triển của trí não. Đó là việc các hotgirl sử dụng bài hát: “Gia tài của mẹ” của cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn làm nhạc nền trên Tiktok, trong đó đáng chú ý nhất là câu: “20 năm nội chiến từng ngày”.
Trong đó, sai nhất là câu: “Hai mươi năm nội chiến từng ngày”, nó thể hiện tư duy và quan điểm chính trị vô cùng sai lầm của Trịnh Công Sơn hồi đó một thanh niên sống tại TP HCM vào những năm 1965-1967.
Cũng khó trách Trịnh Công Sơn vì ông ta cũng chỉ là một nhạc sĩ. Đối với Mặt trận dân tộc giải phóng miền nam lúc bấy giờ không quan tâm đến các ca khúc phản chiến của Trịnh Công Sơn, với quan điểm Trịnh không biết gì về chính trị, do chưa được tiếp xúc nên không hiểu hết tội ác của đám xâm lược. Vậy nên sau khi giải phóng, bài nhạc Trịnh nào hay sẽ được tiếp tục biểu diễn còn bài nào không đúng sẽ bị cấm.
Và Gia tài của mẹ, với sự xuất hiện của câu “hai mươi năm nội chiến từng ngày”, xứng đáng bị cấm do nó không đúng với cuộc chiến tranh ở Việt Nam.
Nội chiến, chẳng những sai về bản chất cuộc trường chinh 20 năm giải phóng dân tộc của cha ông ta, mà cái sai lớn nhất ở đây nó đã phủ nhận đi bao xương máu của hàng triệu đồng bào đã nằm xuống để giang sơn Việt Nam liền một dải gấm hoa như ngày nay.
Cũng thật may, tư duy chính trị của Trịnh Công Sơn đã đổi khác. Ngày 30/4/1975, ông đứng lên phát biểu trực tiếp trên đài phát thanh Sài Gòn sau lời tuyên bố đầu hàng của Tổng thống Dương Văn Minh và kêu gọi:
"Hôm nay là ngày mơ ước của tất cả chúng ta... Ngày mà chúng ta giải phóng hoàn toàn đất nước Việt Nam này... Những điều mơ ước của các bạn bấy lâu là độc lập, tự do, và thống nhất thì hôm nay chúng ta đã đạt được tất cả kết quả đó...”
Chỉ riêng cuộc chiến tranh chống Mỹ cứu nước, đã có gần 1 triệu liệt sĩ đã nằm xuống vì Tổ Quốc, trong đó khoảng 1/3 chết bởi những nguyên nhân phi chiến đấu, ví dụ như bệnh tật, tai nạn, kiệt sức... và cũng gần 1 triệu thương bệnh binh, sống trong người với những vết thương âm ỉ.
Và trên cả nước, có tới 4 triệu đồng bào của chúng ta đã vĩnh viễn nằm xuống, không còn được chứng kiến thời khắc nước nhà độc lập, giang sơn trở về một dải như ngày nay.
Lần gần nhất, Khánh Ly có về Việt Nam, và đã bất chấp hát ca khúc Gia tài của mẹ trong show diễn xuyên Việt vừa qua ở Đà Lạt, thật sự đã khiến nhiều người phẫn nộ.
Nhắc tới Gia tài của mẹ dễ làm người ta nhớ tới.
Dòng tên anh khắc vào đá núi
Mây ngàn hoá bóng cây che
Chiều biên cương trắng trời sương núi
Mẹ già mỏi mắt nhìn theo
Việt Nam ơi Việt Nam
Núi cao như tình mẹ
Bốn mùa tóc bạc nỗi thương con.
Đây là thứ “Gia tài của mẹ”, mà không chắc Trịnh Công Sơn đã hiểu, nhưng ca sĩ vọng nô như Khánh Ly chắc sẽ càng không hiểu.
Tính đến nay, nhà nước ta đã phong tặng danh hiệu bà mẹ Việt Nam anh hùng cho khoảng 50.000 bà mẹ có chồng con hi sinh trong chiến tranh.
Đất nước tôi thon thả giọt đàn bầu
Nghe dịu nỗi đau của mẹ
Ba lần tiễn con đi hai lần khóc thầm lặng lẽ
Các anh không về mình mẹ lặng im.
Trong bài hát Đất nước, có nhắc về một bà mẹ Việt Nam anh hùng, đã từng “3 lần tiễn con đi 2 lần khóc thầm lặng lẽ”.