Tìm hiểu nguyên nhân đi câu không được cá và hướng khắc phục

Đi câu không được cá hay chỉ được vài con cá bé, giới cần thủ thường gọi là bị "móm". Đó chỉ là một trong nhiều ngôn từ chỉ sự không câu được cá.

Nhưng cuối cùng mỗi cần thủ đều đổ cho 1 nguyên nhân nào đó nhưng thường gặp nhất vẫn là: hôm nay đen thật, gió đảo liên tục, hồ khoai quá, cá không đi ăn...v.v.

Các nguyên nhân dẫn tới đi câu không được cá

1- Nguyên nhân khách quan

Nếu bạn đi câu một mình không có nhiều người câu cùng để đối chứng thì việc không được cá có thể quy kết cho các nguyên nhân sau:

- Nơi bạn buông câu không có cá.
- Ngày cá không đi ăn.
- Cá có đi ăn nhưng không vào ổ thính của bạn.

+ Thời tiết nào con cá sẽ không đi ăn ?

- Mưa giông :

Khi có sấm chớp từ xa báo hiệu cơn giông hay cơn mưa sắp đổ xuống, ngay lập tức cá cá dừng ăn chúi ngay vào nơi trú ẩn.

Trong các trận mưa dù to hay nhỏ nhưng có sấm chớp cá hoàn toàn không đi ăn. Khi mưa bắt đầu ngớt cá bắt đầu đi ăn lại.

Còn mưa nhỏ không sấm sét cá vẫn ăn bình thường, thậm chí trôi mè còn ăn mạnh hơn. Cơn mưa luôn đem lại cho chúng lượng thức ăn rơi và trôi xuống nước. Hiện tượng này gọi là "cá mừng nước", cá sẽ vào ăn sát bờ.
Tìm hiểu nguyên nhân đi câu không được cá và hướng khắc phục

- Đổi chiều gió :

Có hai hiện tượng xảy ra: cá đang ăn mạnh, gió bỗng lặng đi, cá ăn mạnh hơn và khi gió đổi chiều cá sẽ ngừng ăn, cá đang không ăn, gió bỗng lặng đi, cá vẫn không ăn, gió bắt đầu đổi chiều cá bắt đầu ăn. Đó là quy luật mà chúng ta chỉ nghiệm ra mà không lý giải được.

Noài Bắc gió đông nam cá sẽ đi ăn mạnh, điều này chỉ đúng với mùa hè. Nhưng vào mùa đông thì lại khác hẳn. Khi đang gió bắc (đông bắc) hay gió heo may cá ăn rất mạnh, trời bỗng chuyển gió đông, cá ngừng ăn ngay lập tức.

Nhưng nếu gió đông kéo dài vài ngày thì cá đi ăn lại, thậm chí còn ăn mạnh hơn. Thời điểm cuối xuân đầu hè và cuối thu đầu đông, có sự giao tranh giữa 2 loại gió đông nam và đông bắc. Gió thay chiều liên tục trong một ngày nên rất khó câu.

- Con nước :

Điều này ngoài Bắc rất khó căn ke nhưng dân câu miền nam lại rất am hiểu điều này vì trong đó thay đổi tới 4 con nước trong ngày.

- Bão và áp thấp nhiệt đới:

Với cá nước ngọt, trước cơn bão cá đi ăn rất mạnh và trước khi cơn bão đổ vào vài giờ, các loài cá ngừng ăn hẳn và đi trốn.

Trong cơn bão cá không đi ăn, nhưng khi bão tan, cá bắt đầu đi ăn lại và ăn rất mạnh. Chúng ăn tập trung gần bờ, gần các dòng chảy xuống nơi chúng sống.

- Khi trời trở lạnh :

Các loài cá nhiệt đới ăn kém rõ rệt, đến một ngưỡng nhiệt độ nào đó tuỳ loài cá ngừng ăn hoàn toàn. Dù rằng nhiều loài cá có nguồn gốc xứ ôn đới, nhưng chúng vẫn ăn chậm lại khi nhiệt độ xuống thấp đến ngưỡng nào đó.

Trước khi gió lạnh về, cá đi ăn rất mạnh. Đó là quy luật, vào những ngày đầu đông, khi gió lạnh mới về mấy ngày, cá vẫn đi ăn, vào những ngày cuối xuân sau những ngày giá lạnh, khi mà nắng đã lên mà cá vẫn không đi ăn.

Tại sao vậy ? Phải chăng, khi gió lạnh về, gió có lạnh thật nhưng chưa làm lạnh nước, cuối xuân khi nắng lên, nắng chưa sưởi ấm hẳn nước.

Môi trường nước luôn nóng lên hay lạnh đi chậm hơn nhiệt độ không khí. Môi trường sống của cần thủ là trên bờ, còn con cá là ở dưới nước. Chúng ta hay lấy bản thân để gán ghép suy luận cho con cá.

Khi đến hồ câu, các cần thủ lão luyện luôn thò tay xuống nước, cẩn thận hơn ném lưỡi xuống đáy hồ để trong chốc lát nhấc lên, nếu thấy nước và lưỡi lạnh ngắt họ không buông câu.

+ Cá có đi ăn nhưng không vào ổ thính của bạn:

- Đặc tính thức ăn của cá :

Bạn không nên có quan niệm thính ngon hay không ngon, mà nên tự hỏi rằng thính này có hợp với con cá nơi đó hay không mà thôi. Thế nào là hợp và làm sao biết là hợp ? Hợp có nghĩa là loài cá bạn định câu thích ăn và chúng cảm thấy an toàn với thính của bạn.

Đầu tiên bạn phải nắm cơ bản từng loài cá ăn thứ gì : nhuyễn thể, giáp xác, mùn thực vật, mùn hữu cơ, lá mầm cây cỏ hay phù du...

Thứ đến bạn cần biết từng loài cá thích mùi vị gì:

- Chép thích tanh nhẹ, thơm thơm,
- Trôi thích ngai ngái hơi thối, chua chua, vị ngọt
- Trắm thích mùi thơm chín nẫu tự nhiên của hoa quả, mùi thơm đặc trưng của ngũ cốc nấu chín,
- Mè thích có chua váng, mè ta thích thơm, mè tàu thích tanh,
- Trê nheo da trơn thích thối...

Hơn thế bạn cần nắm được ở hồ câu đó các cần thủ hay dùng thứ gì để cho vào thính (thứ mà tạo mùi nhất), bạn hãy tránh xa thứ đó.

Đôi khi bạn phải tránh hạt xốp vì đa phần cần thủ dùng nó để đánh dấu vùng câu lục. Nhưng để làm được điều đó trước hết bạn cần biết nơi bạn định câu có loài cá gì và bạn định câu loài gì.

Hơn thế bạn cần biết có loài cá hay phá ổ của bạn hay không mà làm thính tránh chúng đi. Còn yếu tố nữa, chủ hồ hay cho cá ăn thứ gì, bạn hãy cho thứ đó vào thính.

- Tiếng động:

Có những loài thích tiếng động, khi bạn đập rầm rầm xuống mặt nước thì cá lại nhao vào như cá ngão và cá rô phi. Nhưng đa số lại rất sợ tiếng động.

Tiếng chân bước đi tưởng rằng êm ro không tiếng động, nhưng thực ra chúng ta không nghe thấy chứ cá thấy rất rõ vì vật chất thể rắn và lỏng dẫn âm tốt hơn vật chất dạng khí.

Các cần thủ lão luyện rât ghét ai đó nói chuyện oang oang bên cạnh. Họ cũng tránh các nơi gần nhiều người qua lại, chọn những giờ tĩnh lặng nhất để câu.

Cũng thế thôi, khi có sấm thì bạn cũng đừng câu làm gì dù rằng sấm còn cao và xa hơn khoảng cách giữa bạn và con cá.

- Nguyên nhân đến từ chủ hồ:

Liệu cá có quá no đủ phè phỡn khiến nó không ăn mồi bạn không. Dễ gặp lắm đặc biệt trong các hồ câu. Có chủ hồ cứ rạng sáng cho vài thuyền cám bã thức ăn hay bã bia gì đó đổ giữa hồ.

Lại có chủ hồ cho mua da trâu bò đóng cọc buộc giữa hồ. Có chủ hồ thiết kế hẳn một hòn đảo ngầm giữa hồ chuyên để đổ thức ăn cho cá. Có hàng trăm nghìn cách mà chủ hồ làm trò để bạn móm.

Hướng khắc phục các nguyên nhân khách quan đi câu bị móm

Đó là những gì trong vô vàn các nguyên nhân cá không đi ăn. và có đi ăn nhưng không vào ổ thính của bạn. Vậy để đi câu thành công bạn cần đồng thời nắm được các yếu tố sau :

- Xác định thời tiết thời điểm đó, cá có đi ăn không?
- Xác định giờ cá đi ăn.
- Xác định loại thính hợp với loài cá định bắt có trong nơi định câu.
- Xác định luồng cá đi ăn.
- Nhận biết và đối phó hiệu quả với chủ hồ (nếu là hồ câu)
- Làm chủ các thao tác nhằm cho cá không sợ những gì do bạn gây ra.

2- Nguyên nhân chủ quan đi câu không câu được cá

Nếu cá vẫn đi ăn, vẫn vào ổ thính của bạn mà bạn vẫn móm nhất là trong trường hợp mọi người xung quanh mình vẫn lên cá ầm ầm mà mình vẫn bị Móm thì bạn nên xem xét lại đồ câu của bạn, xem xét lại cách thao tác câu của bạn.

Đây là các yếu tố do chính bạn gây ra có thể quy làm mấy nguyên nhân sau:

- Cách buộc cần và kỹ thuật câu sai tiêu chuẩn, có vấn đề.
- Chọn sai chỗ ngồi, và địa điểm câu.
- Mồi và thính câu không nhạy.

+ Cách buộc cần và kỹ thuật câu sai tiêu chuẩn

- Cần câu to, nặng nề, ko linh hoạt.
- Phao to, cước to lộ, chì nặng, lưỡi to, độ nhạy giảm nhiều, Cá thử mồi, ăn hết mồi mà phao-chì nặng nên người câu cũng ko biết.
- Không biết cách cân Phao - Chì Theo đúng tiêu chuẩn.
- Nóng vội khi câu, đóng cần ko đúng thời điểm, Câu chép thấy phao nhấp nháy mà đã giật ngay là vứt, kiên nhẫn theo dõi nhịp cắn, chờ cho đè, rút phao hay nổi phao mới đóng.
- Câu lửng lơ, ko sát đáy nên cá cũng ko cắn.

Khắc phục những hạn chế trên:
Phao-chì-lưỡi nhỏ, cước tơ
Câu thời sát đáy, thính-mồi phải ngon.

Đã đi câu phải đủ đồ: Túi cần, Ống phao, thính, mồi, chống cần rút, khăn lau tay, ô che, vợt cá, túi cá, ghế ngồi, nước uống, ..v.v thiếu rất bất tiện.

+ Chọn sai chỗ ngồi, và địa điểm câu

- Vào hồ câu chọn chỗ ngồi bất lợi, gió thổi vào mặt, gió to, sóng mạnh, cá chép chúi hết ko cắn.

- Câu ở nơi bên dưới đáy hồ là mặt cát, các loại cá ít ăn mồi ở đây. Nước hồ quá bẩn và đóng váng, nuớc trong hoặc đục quá, rêu tảo nhiều.

- Câu chỗ nước quá nông, búng lưỡi cần ra quá xa ( giữa Hồ) hoặc quá gần.

- Câu ở gần chỗ có tiếng ồn ào quá lớn, tiếng xe cộ, máy nổ, người nói to, chép ít ăn mồi. Mất tập trung có bác lại nóng ruột, ngồi câu 30’ cá ko cắn nhấp nhổm đổi chỗ hay đi về, mà phải kiên trì ngồi phục, như mèo vờn chuột mới mong được cá to.

Cách khắc phục:

Vào Hồ câu ko nên buông cần ngay, dành ít thời gian đi quanh hồ tìm nơi điểm câu lý tưởng, thích hợp:

- Gần nơi mà chủ hồ hay cho cá ăn, nơi đây cá tập trung nhiều do thói quen, dễ ăn mồi hơn.
- Độ sâu nước từ 2-2,5 m, sâu quá hay nông quá cá cũng ít ăn. Cần đánh cách bờ từ 5-7 m là vừa.
- Nước hồ sạch, ko bẩn hay ô nhiễm, mặt nước hồ chỗ ấy phải ít gió, ít hay ko có sóng ( nhìn phao dễ hơn ) gần nơi có ổ bèo tây ( Lục bình ) hay gần các kè, hộc đá, nơi có bùn bã, cá chép rất thích dựa và sục kiếm thức ăn. Nhìn mặt nước phải có tăm chép nhỏ li ti cày chạy vệt dài, nơi ấy chép cắn mồi mạnh.
- Càng yên tĩnh càng tốt.

+ Mồi và thính câu không nhạy

- Ném thính ổ mà cá không vào, vào ko ăn, ăn chóng chán nhanh chóng rời ổ, dù thợ câu có giỏi mức nào mà thính

- Mồi ko nhạy thì cũng bó tay vì ném mồi lên đầu mà cá ko thèm ăn thì sao câu đc?. Tiêu chuẩn của ổ thính nhạy là sau khi thả thính 10 phút, phải có cá vào vùng ( tăm cá cày ở ổ ) mùi của thính phải lan xa trong nước thu hút mọi loại cá hồ ở trong bán kính 50-70 m, ổ thính phải bền mùi, ném 1 lần câu cả buổi 5-7 tiếng, càng về sau cá càng vào nhiều, nhất là chép (ăn tàn)

- Mồi phải nhạy, thơm ngon, câu được tổng hợp mọi loại Cá đều ăn mạnh ( Chép- trắm-trôi-Rô) Mồi nhạy thường là khi mắc vào lưỡi thả xuống khoảng 2 phút phao đã có tín hiệu cá đến “hỏi thăm” nếu mồi ngâm mãi nhấc lên nhấc xuống còn nguyên xi là mồi kém nhạy, cá ko muốn ăn. Mồi câu trong hồ thời gian dài cá ko bị lờn mồi, câu được cá to, lên cá đều.

- Tốt nhất ko tự ý pha chế thêm những chất khác vào mồi, như chất kết dính, tạp chất khác..vv là phản tác dụng của mồi, mồi nguyên bản đang chuẩn lại pha thêm vào là kém nhạy đi rất nhiều.