Ở miền bắc đa số cần thủ chỉ câu cá vào mùa ấm áp, từ Tiết Thanh Minh đến cuối Thu, sau đó gác cần trong suốt 1 thời gian dài vào mùa lạnh từ độ tháng 10 đến tháng 3 âm lịch. Tạm nghỉ các hoạt động câu kéo, tỉ lệ này chiếm đến 85 % số người đi câu, vì họ cho rằng mùa lạnh, cá ít ăn mồi, khó cắn câu nên tạm dừng thú câu kéo.
Vậy tháng 11 bạn có thể đi câu cá gì đây? Ở ngoài Bắc bạn có thể đi câu cá vược hay còn gọi là cá chẽm và đi câu cá cá chép củ. Ở miền nam bạn có thể đi câu cá lóc cắm....
1- Câu cá vược
Khi mà các cuộc câu trong các vùng sông ngòi nội đồng không còn hiệu quả thì mùa câu cá vược đã tới. Tại các cửa cống đổ ra biển của hệ thống sông nội đồng đã san sát các cần thủ trong cuộc chinh chiến cá vược.Cá vược có đặc tính di cư xuôi dòng, khi thành thục cá sẽ di cư ra ven biển độ mặn thích hợp hay cửa sông để sinh sản. Trứng sau nở sẽ đưa vào ven bờ, cửa sống để lớn lên, cá con sẽ từ từ di cư vào chỗ nước ngọt sinh sống, phát triển đầy đủ kích cỡ.
Cá vược hay còn có tên gọi khác là cá chẽm, là loài cá hung dữ và ăn rất mạnh mẽ. Cách bắt mồi của cá vược cũng khá dữ tợn và đủ khả năng bắt được những con mồi có kích thước tương đương cơ thể chúng. Chính vì vậy đặc điểm cá chẽm đó là thích mồi di động và thích mồi sống:
-Giun đất
- Cá
- Tôm
Mồi càng cử động nhanh, linh hoạt thì chúng lại càng bị kích thích.
Bên cạnh đó bạn cũng có thể tận dụng một số mồi câu giả như giả cá, giả nhái...
Xem bài Tìm hiểu kỹ thuật câu cá Vược TẠI ĐÂY
2 Câu cá chép củ
Câu Chép vào mùa lạnh có một điều thú vị là:- Rất hay lên những em Chép củ. Béo tròn
- Rất ít khi có Cá con phá mồi.
- Mùa lạnh thoải mái ngồi câu, mà ko sợ nắng nóng.
1. Chọn thời gian câu thích hợp:
- Mùa đông thời tiết rất lạnh, mọi loại cá đều giảm hoạt động và ăn mồi chậm hơn mùa nóng, tuy nhiên chúng vẫn cần ăn mồi để tồn tại và duy trì năng lượng chống lại cái lạnh khắc nghiệt của mùa đông, Vì vậy, câu Chép vào mùa đông hầu như ngày nào cũng được cá.
+ Tuy nhiên có những lưư ý sau:
- Mùa đông lạnh, Cá chép kiếm ăn muộn hơn, cụ thể buổi sáng phải tầm từ 10h- 1 h trưa chúng mới mò ra kiếm ăn, và chiều là từ 2h đến 5 h, khác hẳn với mùa nóng là chép kiếm ăn từ sáng sớm đến chiều tàn muộn. Vì mùa đông trời rất lạnh, sáng sớm nhiệt độ rất thấp, chỉ tầm từ 10h sáng trở ra, thời tiết mới ấm hơn 1 chút, thì ta có thể buông cần vào thời gian này.
- Hầu như ngày nào mùa đông cũng vẫn câu được chép, đặc biệt rất hay dính chép to, vì Chép to trọng lượng cơ thể lớn nên cần nạp thức ăn nhiều để chống chọi cái rét vì vậy chúng kiếm ăn nhiều hơn, và chúng hay mò vào gần bờ để sục kiếm thức ăn, vì mùa đông thức ăn dưới nước rất khan hiếm, lượng phù du và sinh vật ít đi, nên mồi câu của bạn rất hấp dẫn lũ chép đói mồi.
Mùa đông lũ cá con rất ít khi phá mồi, vì cá con không thể giành phần với lũ chép to, thứ 2 là lũ cá con có trọng lượng cơ thể nhẹ nên để tiết kiệm năng lượng, chúng ít hoạt động hơn vào mùa lạnh.
Ta sẽ thoát khỏi cảm giác khó chịu bởi lũ Cá con phá mồi. Ngược lại lũ chép củ với thân hình to lớn nếu đứng im 1 chỗ chúng có thể bị chết cóng vì giá lạnh nên chúng phải hoạt động, bơi, sục kiếm thức ăn nhiều hơn trong mùa lạnh, như chúng ta tập thể dục cho ấm người lên vậy.
- Càng vào những ngày rét đậm có ngày thời tiết báo nhiệt độ giảm xuống còn 7-8 độ C, những ngày này Câu Chép càng hiệu quả, Trong khi nhiều cần thủ trùm chăn kín mít, Vì nghĩ lũ chép cũng đang giống như mình.
Rất sai lầm. Vì sao? Vì ngày rét đậm, bạn hãy thọc tay xuống dưới nước xem, dưới nước và trên bờ nhiệt độ chênh nhau rất nhiều, khi trên bờ rét đậm, thì thọc tay xuống nước thấy rất ấm, vì vậy lũ chép càng hoạt động và kiếm ăn mạnh hơn, nhiều buổi, tôi trùm áo ấm, ôm cần lên hàng đều đặn, rất thú vị vì được thoả mãn thú câu kéo trong mùa đông giá rét, trong khi các cần thủ đều đã gác Cần.
- Ngược lại những ngày mùa đông lạnh, trời đột nhiên hửng nắng, Chép cũng hoạt động mạnh, vì giở giời, đương nhiên, đây cũng là thời điểm tốt để lên hàng.
2. Chọn địa điểm ngồi Câu Chép mùa lạnh:
- Mùa lạnh câu ở chỗ sâu quá hay nông quá đều móm. tốt nhất nên chọn chỗ nước sâu từ 2 - 2,5m, chỉ cách bờ từ 6-8 m là Ok nhất, đây là địa điểm thích hợp để lũ chép hoạt động. vì những chỗ này nước ấm hơn, và dễ kiếm thức ăn hơn.
- Mùa lạnh phải tìm được chỗ ngồi khuất gió nhất, nhìn mặt nước phải ko có sóng, gió, vì những cơn gió mùa đông rất lạnh giá, chỗ mặt nước nào nhiều gió thổi nhiều, khí lạnh sẽ theo từng cơn gió tác động đến các lớp nước bên dưới.
Cá chép cảm nhận được sẽ chúi hết, nên những ngày đông lạnh, những chỗ mặt nước kín sóng, gió, ấm áp, bên dưới chép tụ rất nhiều, mùa lạnh lũ chép cũng thích dựa vào những nơi có kè đá, bùn bã hay tổ Bèo Tây để tránh rét, đây là những địa điểm lý tưởng để buông Cần. mùa lạnh mà ngồi câu nơi có sóng, gió lạnh thổi căm căm từng đợt thì cầm chắc móm 100%.
3. Mồi và Thính Câu Chép mùa đông:
Mùa đông, tập tính Chép ăn mồi chậm chạp hơn mùa nóng, nên Mồi - và thính câu phải thật nhạy, Nó quyết định đến 95 % yếu tố thành - bại của buổi câu.
Khác hẳn mùa hè nóng ấm hay mùa Thu mát mẻ, thời tiết thuận lợi, chép hoạt động, ăn mồi mạnh dạn, rõ nét. Còn mùa đông lạnh giá, Chép tiêu hóa thức ăn chậm nên rất Kén mồi và ăn mồi chậm chạp, vào mùa đông nếu mồi câu chép Không Chuẩn và ko ngon thì cầm chắc Móm 100%, nếu cục mồi ko ngon, cá ko ăn sâu, ta nhấc cục mồi lên thấy rõ vết răng cá, nhưng chúng ko ăn, chỉ nhấm rồi bỏ đi.
Thính xả ổ dụ Chép mùa đông nên đậm mùi hơn 1 chút, để lan toả nhanh trong vùng nước lạnh, kích thích ham ăn và hấp dẫn lũ Chép, Riêng Mồi phải thơm ngon tự nhiên, đủ các dưỡng chất và vitamin cần thiết, nên tăng lượng tinh bột và Glucozơ, để dễ hấp thu, khiến cho lũ chép khó tính ko thể cưỡng lại.
Mùa nóng Chép bãm ăn, ít kén mồi, nhưng riêng mùa đông thì ngược lại, Những ai câu Chép mùa Đông đều thấy rằng Cá Chép vào thử mồi nhấm nháy nhè nhẹ rất lâu, thận trọng và chậm rãi, thời gian ăn mồi kéo dài hơn, vì chúng rất “khảnh” ăn vào mùa này, nên nhấm thử mồi rất kỹ, nếu thấy vị mồi ko chuẩn là bỏ đi luôn.
Nên ta thấy rõ phao chỉ hơi lay động nhè nhẹ từng nhịp - rồi dừng lại - sau đó, lại lay động nhè nhẹ, thời gian kéo dài 3 - 5 phút, tuyệt đối ko đc nóng ruột đóng cần ngay, 1 khi chép thử mồi, thấy ngon là ăn sâu ngay, nên câu chép mùa đông rất khoái là sau 1 hồi nhấm nháp, con chép sẽ ngậm và nuốt chửng, phao lút hay phềnh lên rất rõ nét, cú đóng sẽ thường là rất nặng vì những con chép mùa đông đi ăn thường là từ 3 lạng đến hàng Kg.
Và khi lên Cá, lưỡi câu đóng vào sâu trong miệng, rất khó gỡ. Mà lũ chép mùa đông hay đi theo đàn ( chắc là để ấm hơn hay sao ấy ) nên nhiều khi lên hàng Toàn chép to sàn sàn như nhau, Túi Cá mùa đông sau buổi câu thường rất ít khi có Cá con.
4. Về Cần và Phao câu Chép mùa đông:
Mùa lạnh lũ chép rất nhát và nhạy cảm hơn với mùa nóng, khi chúng ăn mồi cũng nhẹ nhàng, phao nháy rất khẽ hơn, nên đồ câu chép mùa đông ta phải “ Thửa” những chiếc phao - chì - lưỡi nhỏ và nhẹ , làm tăng độ nhạy của cần, để khi lũ chép ăn mồi chậm chạp, ta vẫn có thể phát hiện dễ dàng và chuẩn xác hơn.
Riêng về Mùa đông, thời tiết lạnh làm lũ Chép rất nhút nhát, hay hoảng sợ và cảnh giác cao độ, mặt khác tiết trời lạnh giá làm lũ Chép tiêu hóa thức ăn rất chậm, nên chúng thích ăn loại mồi bột dạng hạt nhỏ, để dễ dàng tiêu hóa hơn, do vậy, xét về hình thức câu Chép mùa đông, ( các mùa khác ko nói ) thì câu lưỡi đôi, phao đài, vê mồi nhỏ, nhìn mồi rất tự nhiên, ít làm chúng nghi ngại, lũ chép dễ “nhá” nên hiệu quả hơn các thể loại khác.
Nếu câu Lục thì nên chọn loại Lưỡi mảnh, tay mềm, phao-chì thật nhẹ, cước nhỏ, ko lộ cước là Ok, để Lũ Chép tinh ranh mất cảnh giác và do vậy việc lên hàng sẽ dễ dàng hơn. Mùa đông lạnh giá, mà ngồi bên cạnh Nồi Cá Chép om dưa bốc khói thơm phức, nâng ly rượu nếp mà bàn chuyện câu kéo thì thật là thú lên tiên.
Câu cá lóc cắm
Tháng 11 ở miền Nam, thời gian này, cá lóc lớn vẫn còn rất nhiều ở trên đồng. Chúng bám theo các lung, vũng nên dân câu lại trở vể kiểu câu cắm với mồi cua và mồi ốc.Những con cá lớn sau khi mắc lưỡi thường quấn mình vào gốc rạ nên ít khi bị sẩy. Những tháng nước giựt, cá bắt đầu xuống sông, kinh, rạch.
Người câu giăng thì chọn giăng câu ở sông rạch còn dân chuyên câu bằng cần thì chọn câu ở mấy gốc gáo, gốc bần, mấy đống chà.
Tháng 11 dân câu kéo họ câu cá rô đồng, cá rô biển, cá thác lác, cá chạch lấu. Mồi câu là tép đất vì đây là món ăn ưa thích của các loài cá này.
1- Thời điểm và thời gian đi câu cá lóc cắm.
Khoảng thời gian từ tháng 11 cho tới tết, nhiều vùng có mùa nước nổi. Lúa thóc sau khi cắt xong người ta sẽ cho nước vào trong ruộng ngâm cho gốc rạ mục.
Khoảng thời gian này kéo dài khoảng chừng hơn 3 tháng. Đây là thời điểm lý tưởng nhất cho việc cắm câu cá lóc đồng.
Nhìn chung trong ngày có 3 móc thời gian mà cá lóc kiểm ăn mạnh nhất như sau:
- Khoảng thời gian khoảng 6-7h tối, lúc chạng vạng.
- Khoảng thời gian từ 9h-10h tối
- Khoảng thời gian từ 3-5h sáng ngày hôm sau.
2- Tìm mồi để câu cắm cá lóc
+ Mồi nhái
Mồi nhái là một trong những loại mồi câu cắm cá lóc rất hiệu quả. Vì đặc tính con cá lóc nó vốn rất thích săn mồi động.
Tuy nhiên mồi nhái không còn được sử dụng nhiều vì nguồn nhái trong tự nhiên còn khá ít. Giá nhái tại các cửa hàng câu cá cũng khá đắt.
+ Sử dụng mồi là cá rô, cá sặc loại nhỏ
Loại này các bạn dùng lưỡi câu móc trên lưng cá. Với cách móc mồi như vậy cá rô, cá sặc sẽ vẫn sống và có thể bơi một khoảng thời gian dài. Đủ để dẫn dụ cá tới và đớp mồi.
+ Sử dụng mồi là gián đất, gián, thằn lằn..
Đây là loại mồi cũng thuộc loại vô cùng nhạy. Những loại này các bạn móc mồi cố gắng bảo đảm làm sao cho con mồi vẫn còn sống.
Với gián và gián đất khi móc mồi xong thả xuống mặt nước thì tinh dầu (mùi hôi) của nó sẽ lan đi rất xa, dẫn dụ cá lóc tới táp mồi rất nhanh.
+ Sử dụng mồi là dế, dễ nhũi..
Loại này có bán sẵn ngoài chợ rất là nhiều (dễ nhũi ít và khó tìm hơn). Các bạn móc ngang lưng dế bảo đảm sao cho con dế vẫn còn sống. Sau đó thả mồi nằm ngang trên mặt nước.
+ Sử dụng mồi là trùn, trùn hổ
Nếu các bạn sử dụng mồi trùn dùng để cắm câu cá lóc thì các bạn nên móc cục mồi cho to, để mùi tanh của mồi trùn có thể lan xa trong nước từ đó dẫn dụ cá tới ăn mồi. Mồi trùng thì các bạn có thể móc rất nhiều kiểu: móc treo, móc lơ lửng, móc chìm.
Lưu ý:
Với các dạng mồi trên thì việc cắm câu cá lóc bằng mồi gì nó tùy thuộc và sở thích của từng người. Chỗ thả mồi yêu cần phải được phát quang trống trải.
Tốt nhất là các bạn dọn một khu vực rộng bằng một ôm vòng tay. Để nếu cá dính thì sẽ không bị vướng vào cỏ mà dẫn đến việc sẩy cá.
Do mỗi lần câu cắm là phải sử dụng rất nhiều cần, người ít thì 40-50 cần, người nhiều thì cũng ngót nghét cả 100 cần. Do đó các bạn sẽ phải nhớ số lượng cần câu để khi về gom lại cho nó đầy đủ.
Trong lúc đi cắm câu cá lóc thì các bạn phải siêng đi thăm câu. Cắm câu cá lóc bằng mồi gì cũng vậy, thường thì tầm khoảng 30ph là đi thăm câu một lần. Để lâu quá cá dính quẫy vùng một lúc là sẩy.
Thời điểm này các bạn nên sử dụng một cây gậy dài tầm 1m để gạt cỏ lúc đi, cũng như để gạt lưỡi lên xem còn mồi không. Nếu hết mồi thì thay mồi mới. Cần nào bị đứt lưỡi thì thay lưỡi mới.