Chúng ta đang vô tình giáo dục lớp trẻ ruồng bỏ chính Tổ quốc mình

Ở Việt Nam thì có học giỏi bao nhiêu cũng thất nghiệp, nên gia đình có điều kiện nên đi du học và định cư nước ngoài. Vì Việt Nam là nước nghèo, cái cột điện nó mà biết đi nó cũng bỏ Việt Nam mà đi”. Những câu nói kiểu như vậy vẫn còn ăn sâu vào nhận thức của một số bạn.

Nhiều người hay nói rằng chương trình “Đường lên đỉnh Olympia” đã và đang giáo dục nhân tài cho nước Úc”. Nhưng có lẽ rằng chính chúng ta mới là những kẻ giáo dục nhân tài cho nước Úc nói riêng và ngoại quốc nói chung.

“Ở Việt Nam thì có học giỏi bao nhiêu cũng thất nghiệp, nên gia đình có điều kiện nên đi du học và định cư nước ngoài. Vì Việt Nam là nước nghèo, cái cột điện nó mà biết đi nó cũng bỏ Việt Nam mà đi“. Thử hỏi bạn đã bao giờ nói với bạn bè, con cháu mình những câu nói đó?

Nếu ai có lỡ nói sai chúng ta có thể nói lại. Nếu có lỡ đi sai chúng ta có thể quay đầu. Bất kỳ ai trong chúng ta hoàn toàn có thể nói lại với thế hệ trẻ rằng: Việt Nam tuy không giàu như một số nước trời Tây nhưng Việt Nam là Tổ Quốc của chúng ta.

Việt Nam tuy thuộc nhóm nước đang phát triển nhưng Việt Nam có tỉ lệ thất nghiệp thấp hơn các nước tư bản phương Tây. Ở Việt Nam hoàn toàn không thiếu cơ hội việc làm cho người trẻ.

Bỏ đi những ngộ nhận về nước mình và nước người ta để nhìn thấy cơ hội việc làm rộng mở trong vòng tay Tổ Quốc

Chúng ta đang vô tình giáo dục lớp trẻ ruồng bỏ chính Tổ quốc mình

Nhiều người cứ đem luận điệu đó để rao giảng, so sánh giữa nước mình với nước người ta. Song đó là những so sánh thiếu cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn. Bởi lẽ, Việt Nam so với nước người ta, tức các nước phát triển ở phương Tây đúng là có phần nghèo hơn. Nhưng không phải vì cái nghèo đó mà không có cơ hội việc làm cho người trẻ.

Các số liệu thống kê gần đây đã chứng minh, Việt Nam có tỉ lệ thất nghiệp thấp hơn các nước phát triển ở phương Tây. Theo số liệu từ trang tổng cục thống kê Gso.vn thì nước đang phát triển như Việt Nam có tỉ lệ thất nghiệp trên phạm vi toàn quốc là xấp xỉ 2.17% (năm 2018) trong khi tỷ lệ thất nghiệp ở Mỹ là 3.7%, ở Anh là 4% là ,ở Pháp là 8.8%

Cơ bản thì những nước phát triển ở phương Tây có cơ hội việc làm là thấp hơn so với Việt Nam. Một điều dễ thấy trong thực tế là ở các nước phát triển ở phương Tây thì cơ hội việc làm đa phần là dành cho những người có trình độ cao, lao động lành nghề. Còn ở Việt Nam thì có vô số các công việc dành cho người lao động từ những người lao động phổ thông cho đến những người có trình độ chuyên môn cao.

Thực tiễn đã chứng minh ở các nước phát triển phương Tây thì muốn đi làm phục vụ, bồi bàn cũng phải có bằng đại học (ở phương Tây có hẳn các trường Đại học đào tạo phục vụ, bồi bàn). Còn ở Việt Nam do thiếu hụt nhân sự và các yếu tố khác nên ở Việt Nam việc phục vụ, bồi bàn chỉ yêu cầu nhân sự ở mức lao động phổ thông mà thôi.

Có thể nói những câu nói kiểu như ” ở Việt Nam thì có học giỏi bao nhiêu cũng thất nghiệp, nên gia đình có điều kiện nên đi du học và định cư nước ngoài. Vì Việt Nam là nước nghèo, cái cột điện nó mà biết đi nó cũng bỏ Việt Nam mà đi” hoàn toàn là những ngộ nhận sai lầm. Và chúng ta cần bỏ đi những ngộ nhận sai lầm đó để có thể nhìn thấy cơ hội việc làm rộng mở trong vòng tay Tổ Quốc.

Đừng ruồng bỏ chính Tổ Quốc mình. Tổ Quốc đang rất cần chúng ta.

Việt Nam của chúng ta đang ngày một thay đổi đi lên và phát triển. Việt Nam nằm trong khu vực Châu Á Thái Bình Dương hiện là nơi phát triển kinh tế năng động bậc nhất thế giới cộng với tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt 7.08% thuộc nhóm các quốc gia tăng trưởng kinh tế nhanh, ước tính mỗi năm nền Việt Nam sản sinh ra hàng trăm, hàng ngàn việc làm mới. Hòa trong tiến trình tăng trưởng kinh tế, Tổ Quốc Việt Nam đang gọi tên chúng ta – hỡi thế hệ trẻ Việt Nam.

Hãy thay đổi khi còn có thể

Quá khứ có ngộ nhận, chẳng sao cả. Tương lai sẽ đổi thay nếu hôm nay chúng ta bắt đầu cùng nhau thay đổi. Mỗi chúng ta hãy chấm dứt việc rao giảng những câu nói kiểu như “ở Việt Nam thì có học giỏi bao nhiêu cũng thất nghiệp, nên gia đình có điều kiện nên đi du học và định cư nước ngoài.

Vì Việt Nam là nước nghèo, cái cột điện nó mà biết đi nó cũng bỏ Việt Nam mà đi.” Mỗi chúng ta hãy chia sẻ với những người xung quanh đặc biệt là thế hệ trẻ về tương quan cơ hội việc làm trong và ngoài vòng tay Tổ Quốc, để thế hệ trẻ mai sau không đi vào vết xe đổ ruồng bỏ Tổ Quốc cầu thực xứ người của bao người trong thế hệ trước.