Trên đời có những chân lý không hề thay đổi, có những tên tuổi sống mãi với thời gian

Gần 50 năm trôi qua kể từ ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại của chúng ta đi vào cõi vĩnh hằng nhưng những bài học, những giá trị tư tưởng và di sản của Người để lại cho dân tộc luôn là một khối tài sản vô cùng quý giá.

Đọc lại những bài viết, những bài nói chuyện hay Di chúc của Người, chúng ta thấy một ngôn phong rất giản dị nhưng dù là câu chuyện nhỏ nhất cũng để lại cho chúng ta hôm nay một bài học rất sâu sắc.

Dưới ách thống trị của chế độ thực dân Pháp, nhân dân ta chịu nhiều lầm than, cực khổ. Đám người Tây Âu xem Việt Nam là tộc man di, mọi rợ, nhân dân bị chà đạp, bị áp bức, bị bóc lột.

Hàng triệu người chết, xương phủ trắng đồn điền cao su đổi lấy hàng triệu tấn tài nguyên được chở sang “mẫu quốc” Pháp.

Nước mất, nhà tan, đời sống bần cùng, không có con đường nào khác, nhân dân ta đã đứng dậy đấu tranh. Đã có rất nhiều phong trào đấu tranh của các văn thân sĩ phu yêu nước nổ ra nhưng tất cả đều thất bại.

Trên đời có những chân lý không hề thay đổi, có những tên tuổi sống mãi với thời gian

Ngày 5/6/1911, tại Bến cảng Nhà Rồng, thành phố Sài Gòn - Gia Định (nay là thành phố Hồ Chí Minh) người thanh niên yêu nước Nguyễn Tất Thành khi đó mới vừa tròn 21 tuổi đã lên chiếc tàu mang tên Đô đốc Latouche Tréville, ra đi TÌM ĐƯỜNG CỨU NƯỚC.

30 năm bôn ba, năm 1941, Người trở về nước để trực tiếp lãnh đạo cuộc đấu tranh cách mạng.

Ngày 2/9/1945, trên Quảng trường Ba Đình, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đọc Bản Tuyên ngôn Độc lập lịch sử, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Một trang mới mở ra và cũng là bước ngoặt mới cho cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc trên thế giới.

Lắng nghe lại Tuyên ngôn độc lập của dân tộc Việt Nam: Rằng dân tộc nào cũng có quyền tự quyết, có quyền hưởng tự do, quyền được bình đẳng như nhau, đó là chân lý không gì có thể chối bỏ được.

Chủ tịch Hồ Chí Minh không chỉ là vị lãnh đạo kính yêu của nhân dân Việt Nam mà đối với thế giới rất nhiều nhà chính trị, văn hóa, văn nghệ sĩ… đã hết lời ca ngợi Người như một nhân vật kiệt xuất, một nhà chính trị kỳ tài, tấm gương nhân cach lớn.

Chủ tịch Hồ Chí Minh, Người không hoàn hảo nhưng Người vĩ đại. Được nhân dân Việt Nam trìu mến và thân thương gọi với cái tên Bác Hồ.

Ông Houari Boumediene, Chủ tịch hội đồng Bộ trưởng nước Cộng Hòa nhân dân Algeria đã viết: “Chủ tịch Hồ Chí Minh là người mở đầu cho cuộc đấu tranh của nhân dân các nước trong thế giới thứ ba để tự giải phóng mình khỏi ách kìm kẹp của chủ nghĩa thực dân và chủ nghĩa đế quốc”.

Etmong Misble, Bộ trưởng các quân chủng Pháp, người được ủy nhiệm tiếp Hồ Chí Minh ở Paris năm 1946, nhận định về Hồ Chí Minh: “Đó là một người cộng sản theo lý tưởng. Ông chắc chắn là một người chấp nhận cách mạng cộng sản chủ nghĩa… nhưng trong tự do”.

Cũng năm 1946, qua sự kiện Hội nghị Fontaineblean, danh họa Picasso đã gặp gỡ Bác khi Bác là thượng khách của Chính phủ Pháp.

Picasso thích thú nói về bức tranh Bác vẽ người phu xe gầy gò kéo một người Âu bụng phệ trên tờ Le Paria (Người cùng khổ) là: “Chỉ mấy nét vẽ này, ta đã thấy một tư tưởng lớn, một tâm hồn lớn tàng ẩn bên trong. Nếu như anh (Bác Hồ) tiếp tục con đường hội họa thì cũng có thể là một danh họa.

Nhưng, hôm nay anh Nguyễn đã là Chủ tịch Hồ Chí Minh, người đã đi đầu trong cuộc đấu tranh cho độc lập, tự do của một dân tộc.”

Cố Tổng thống Chile Xanvado Agiende đã phát biểu về Bác: “Đằng sau vẻ bề ngoài mềm mỏng của Ông là một tinh thần quật cường, dũng cảm, bất khuất…

Lúc đầu người phương Tây chỉ cười bộ quần áo của Ông, xong rồi nhiều người nhận rõ rằng bộ quần áo đặc biệt của Ông chứng tỏ cho dù bất cứ ở đâu, giữa những người thượng lưu hay giữa đám đông quần chúng, không bao giờ Ông quên mình là người trong quần chúng của đất nước Việt Nam yêu quý của mình…

Nếu ai muốn tìm một từ có thể tóm gọn tất cả cuộc đời của Chủ tịch Hồ Chí Minh thì đó là một sự hết sức giản dị và hết sức khiêm tốn của Ông.”

Khi viết về 60 năm hoạt động cách mạng của Bác Hồ, nhà báo Mỹ viết: “Người Mỹ thường nghĩ về Hồ Chí Minh qua cuộc chiến tranh ở Việt Nam và qua những dính líu của Mỹ…

Cụ đã bằng phương pháp nào đó, đưa toàn bộ kỹ thuật quân sự Mỹ đến đường cùng trong một cuộc chiến đấu không tiền khoáng hậu giữa chàng David và tên khổng lồ Goliath thời hiện nay”.

Uống nước nhớ nguồn, đạo lý ấy không ai có thể chối bỏ được, vì nó là ĐẠO LÀM NGƯỜI. Có thể không cần sùng bái, nhưng cần có thái độ trân trọng và biết ơn.

Chỉ đáng tiếc và đáng buồn, ngày nay có những người trẻ theo chủ nghĩa Tây học đã phủ nhận những điều này. Tệ hơn, chúng mang hình ảnh Người ra ám chỉ, đùa cợt, nói xấu và thậm chí là lăng nhục.

Tổng thống Mỹ Ronald Reagan từng tuyên bố:

Đầu tư cho học sinh - sinh viên các nước Xã hội chủ nghĩa đang du học ở Mỹ là một khoản đầu tư lâu dài, hãy gây ảnh hưởng tư tưởng với họ, hun đúc họ trong lối sống và giá trị quan niệm văn minh Mỹ, chờ họ từng bước trở thành rường cột của xã hội họ, rồi thông qua cái đầu của họ biến đất nước đó chuyển mình theo nền văn minh tư bản của ta”.

Và thế là một đám người “văn minh nửa mùa” đã xuất hiện ở Việt Nam. Một đám ngu muội và vô ơn.

Mượn lời Tổng thống Liên Bang Nga V. Putin khi đến Hà Nội thăm chính thức Việt Nam năm 2013. Ông đã đến thăm nơi ở của Chủ tịch Hồ Chí Minh và viết trong sổ lưu niệm:

Nhân loại đã bước sang thế kỷ XXI, thế kỷ hòa bình tiến bộ và phồn vinh. Nhưng giá trị tư tưởng, đạo đức của Hồ Chí Minh vẫn là ngọn đuốc, là biểu tượng cho một nền văn hóa tương lai… Và vì thế lịch sử mãi mãi nhắc tới Người như một bậc thánh nhân”.