Ước vọng hay ảo vọng và sự ngộ độc truyền thông

Chắc nhiều người đã xem đoạn cuối Thiên Long Bát Bộ, khi ấy A Bích cô nương chăm sóc Mộ Dung Phục có vấn đề về tâm thần, dùng kẹo để làm quân lương, luyên thuyên duyệt binh cùng đám trẻ con chờ ngày phục quốc.

Ngày nay ở Cali cũng có một cộng đồng mắc hội chứng y như Mộ Dung Phục trong tiểu thuyết. Họ ngày đêm hoài tưởng về một “hòn ngọc viễn đông”, về một Việt Nam Cộng Hòa và mơ ngày lật đổ Việt Nam cộng sản.Ta thử đi sâu tìm hiểu về vấn đề này.

Câu hỏi đặt ra là liệu những người này có vấn đề gì về suy nghĩ không? Và tại sao cả một cộng đồng hàng ngàn người cùng có hội chứng như vậy? Có thể tạm trả lời: Đó là ngộ độc truyền thông từ Mỹ.


Năm 1950, tổng thống Mỹ Truman đã tuyên bố trong buổi lễ thành lập Ủy ban thông tin tuyên truyền liên bang: “Chúng ta cần buộc thế giới phải nghe những gì ta nói. So với các hoạt động đối ngoại khác, nhiệm vụ đó không kém phần quan trọng… Điều đó cũng quan trọng như sức mạnh quân sự và sức mạnh kinh tế” - Và quả thật họ đã làm được điều này.

Nói về vai trò của truyền thông Mỹ, nhà nghiên cứu người Mỹ G.Sinler, cho rằng chính phủ Mỹ đã xây dựng một “hệ thống truyền thông lớn nhất thế giới”… nhằm mục đích điều khiển ý thức không chỉ trong nước mà cả trên trường quốc tế.

Ngay cả đến bây giờ, nhiều người Mỹ vẫn không tin rằng họ đã thua trong chiến tranh Việt Nam mà đơn giản chỉ là “từ bỏ”.

Trước đó, người dân nước Mỹ chỉ biết tới chiến tranh Việt Nam qua những bài báo, những đoạn phim tài liệu được “định hướng” một cách khéo léo khiến người dân Mỹ vẫn tin rằng cuộc chiến Việt Nam chỉ đơn giản là một chuyến “du lịch tới miền rừng rậm nhiệt đới”.

Và ngay cả khi thất bại, họ cũng có cách che giấu và lấp liếm. Như trong chiến tranh Việt Nam, đang từ vị thế một kẻ xâm lược bại trận, người Mỹ vụt biến thành “người cứu vớt nhân dân Việt Nam” bằng vũ khí truyền thông.

Vậy nên, có một điều trớ trêu là những người tị nạn đã từng là nạn nhân của Mỹ trong cuộc chiến tranh Việt Nam lại trở thành một thứ bằng chứng chứng minh cho sự đúng đắn và nhân đạo của Mỹ khi tham dự vào chiến tranh Việt Nam.

Sau chiến tranh Việt Nam, tuy có thể che giấu được con mắt nhân dân thế giới nhưng trong mắt chính phủ các nước khác, Mỹ là nước bại trận. Uy tín và ảnh hưởng của Mỹ trên toàn thế giới bị suy giảm nghiêm trọng, ngay cả với khối đồng minh.

Chính phủ Mỹ, giới truyền thông và cả giới học giả đã cố gắng xây dựng lại hình ảnh của đất nước bằng cách thổi phồng hình câu chuyện “giải cứu” những người tị nạn chiến tranh để cứu vãn hình ảnh đang xuống dốc của mình.

Nhờ đó, Mỹ tiếp tục duy trì ảnh hưởng quân sự của mình ở khu vực Đông Nam Á thời hậu chiến qua các chiến dịch 'Không vận trẻ em' (Operation Babylift) và 'Đời sống mới' (Operation New Life) dành cho người Việt Nam sau chiến tranh.

Những hình ảnh chúng ta hay mang ra chế giễu như “đu càng” để chỉ đám người chạy trốn đất nước để theo Mỹ. Nhưng sự thật những người vượt biên qua con đường không vận rất ít, chủ yếu là họ lênh đênh trên những chuyến tàu.

Với việc được “nhồi sọ” rằng Cộng sản khát máu, sẽ ra tay tàn sát hết tất cả những người từng theo Việt Nam Cộng Hòa, vậy là người ta sợ hãi chạy trốn, và người Mỹ vào cuộc.

Chẳng chỉ riêng Việt Nam, thất bại trong cuộc tái xâm lược Cuba, Mỹ cũng đã vào cuộc khi “dang tay cứu vớt” gia quyến của sĩ quan chế độ độc tài Battista.

Mỗi năm, Tổng thống Mỹ cũng đều có một cuộc gặp mặt những người dân Cuba lưu vong ở Mỹ, nói về sự độc tài khát máu của chính quyền F.Castro và nhấn mạnh về sự nhân đạo của người Mỹ.

Chúng ta nên nhớ, hầu hết những cuộc khủng hoảng tị nạn trên truyền thông trong quá khứ và ngày nay chúng ta thấy được đều là những sản phẩm của quá trình “kịch tính hóa” tình trạng khổ cực của những người tị nạn rất bài bản.

Truyền thông Mỹ và phương Tây miêu tả hình ảnh những người tị nạn như là những người bẩn thỉu nhếch nhác, mặc những bộ đồ quần áo vứt đi, ngủ trên sàn nhà của những khu trại tị nạn đầy ứ người, hoàn toàn trong điệu kiện sống không ra con người, và liên tục bị đe dọa giết hại bởi chính quyền thù địch.

Vậy nên, người Mỹ ném bóm tan nát Việt Nam, Iraq song người Việt, Iraq sang Mỹ tị nạn lại biết ơn chính phủ Mỹ.

Người Pháp không kích tàn phá Lybia, nhưng họ lại mở lòng đón nhận “tị nạn nhân đạo” dành cho số ít những người dân châu Phi vượt biên trốn chiến tranh.

Việc tạo ra những cuộc khủng hoảng tị nạn trên truyền thông khiến cho hình ảnh của Mỹ và các nước phương Tây trở nên bóng bẩy và hạ cấp hình ảnh các nước thứ ba như là những nước nghèo đói, xa lạ, hỗn loạn, và vô chính quyền.

Khái niệm người tị nạn vốn được sử dụng như một danh từ chỉ nạn nhân bị bần cùng hóa, đe dọa bởi chiến tranh, hoặc tham nhũng gây ra bởi một nhà nước nào đó, đã được sử dụng như một công cụ ý thức hệ, để hạ cấp những nhà nước đối địch với Mỹ từ trước đến nay.

Trở lại với câu chuyện người Việt Nam tị nạn tại Mỹ, ngay cả khi cuộc chiến đã qua nửa thế kỷ, cái danh hiệu người tị nạn vẫn tiếp tục đeo đuổi những người Việt Nam ở Mỹ đến nhiều thế hệ sau này như một thứ gông cùm, buộc họ phải trở thành công cụ, chấp nhận vô điều kiện giấc mơ Mỹ và “thiên đường tự do dân chủ” cùng mọi áp đặt của chính phủ và xã hội Mỹ.

Thế nên ngày nay ở bên Cali, có những cộng đồng người Việt thuộc nhóm có thu nhập thấp, làm việc trong nhóm ngành nghề ít được thừa nhận ở Hoa Kỳ (bán phở, rửa bát thuê, làm móng...)

Họ yếu kém về nhận thức, cực kỳ run sợ trước chính quyền sở tại Hoa Kỳ nhưng cực đoan trong việc chống chính quyền CHXHCN Việt Nam, song lại gọi đó là “hành trình tìm đến tự do - dân chủ”.

Liên tục và liên tục, năm qua năm, truyền thông Mỹ luôn có xu hướng thuyết phục mọi người rằng đất Mỹ là mảnh đất của cơ hội, và người tị nạn Việt Nam dù họ có sống khổ cực thế nào ở Mỹ cũng còn tốt hơn chán vạn sống ở Việt Nam độc tài và đói nghèo.

Những người tị nạn và con cháu của họ vì vậy thường phải nhắc mình biết ơn nước Mỹ, chấp nhận làm một công dân tốt, chống lại cộng sản và không phản ứng lại xã hội.

Nhiều người trong số họ rất nghèo so với mức bình quân, sống khổ cực bằng trợ cấp xã hội, bị bần cùng hóa mà vẫn nghĩ rằng mình được hưởng một cuộc sống ưu việt và tự do.

Những hoạt động tưởng niệm chiến tranh, những câu chuyện chết chóc thời chiến trở thành một áp lực khiến thế hệ người Mỹ gốc Việt phải ghi nhớ hận thù Cộng sản và biết ơn nước Mỹ cưu mang.

Thế nên, chống Cộng chính là liều thuốc tinh thần tiếp thêm động lực cho những con người này tiếp tục sống ở xứ “tự do dân chủ” với giấc mơ Mỹ.

tổng hợp.