Truyền thông, một vũ khí có thể đổi trắng thay đen

Truyền thông không chỉ gói gọn trong ý niệm một vài trang báo, các kênh nhà đài. Bất kỳ cá nhân, tổ chức tạo ra được sự lan tỏa đều có thể định hướng dư luận, thay đổi thói quen của cộng đồng.

Mỹ hiện đang là siêu cường số 1 thế giới, chẳng những họ mạnh về Kinh tế, Quân sự mà còn rất giỏi về Truyền thông.

Đệ tứ quyền, hay quyền lực thứ tư (bên cạnh hành pháp, lập pháp và tư pháp) là một thuật ngữ không chính thức để chỉ Truyền thông đại chúng. Giới truyền thông, mặc dù không có quyền lực riêng của họ để thay đổi chính sách hoặc để trừng phạt lạm dụng quyền lực, nhưng qua việc tường thuật và tranh luận công khai có thể gây nhiều ảnh hưởng đến các quy trình chính trị.

1. Truyền thông về 'Tự do - dân chủ'

Bộ trưởng bộ tuyên truyền của Đức Quốc Xã Paul Joseph Göbbels, từng nói: "Khi sự dối trá đủ lớn và được lặp đi lặp lại đủ nhiều thì nó sẽ trở thành sự thật." Chính bởi thế, khi truyền thông vào cuộc thì nước Mỹ đã "đổi trắng thành đen", dù ở Mỹ người da trắng vẫn kỳ thị người da đen. Ý là truyền thông Mỹ đã làm hình ảnh rất tốt, bóp méo sự thật cực hay.


Với truyền thông, mọi người biết đến Mỹ và nói về Mỹ cứ như họ đã từng đến đó. Đó cũng là cách mà truyền thông "mang" Mỹ đến với mọi nhà. Ngày nay, khi công nghệ thông tin đại chúng phát triển và việc tiếp cận Internet, truyền hình cáp trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết thì ngành truyền thông đang mang lại những lợi ích thực sự to lớn cho Mỹ: từ kinh tế với thu nhập hàng trăm tỷ USD mỗi năm, đến chính trị với việc truyền bá và đẩy mạnh hình ảnh quốc gia trên thế giới.

Không phải ai cũng từng đến nước Mỹ, không phải ai cũng nói và hiểu được tiếng Anh, nhưng hầu như mọi người đều biết rằng có một nước Mỹ tồn tại theo một cách dễ hình dung. Một đứa trẻ 5 tuổi biết đến Mỹ qua những bộ phim hoạt hình Tom và Jerry, chú chuột Mickey hay búp bê Barbie. Những học sinh, sinh viên biết đến Mỹ nhiều hơn một chút nhờ các kênh truyền hình như MTV, CNN, HBO, Warner Bros, Summit Entertainment... Còn những người lớn tuổi hơn, họ bàn luận về tình hình thế giới và chẳng thể bỏ qua một cường quốc như Mỹ; họ vẫn nghe VOA, dùng Google hàng ngày và đọc báo điện tử của Mỹ.

Ví dụ như Tổng thống B.Obama đã giành giải thưởng Nobel Hòa Bình ngay cả khi Mỹ mang bom đạn gieo rắc đau thương cho 7 nước khác. Thế nên nhiều người ở các quốc gia khác chỉ nhìn vào sự hào nhoáng của đất nước Mỹ và tin vào điều đó. Và thế là Mỹ có thể thoải mái gây sức ép lên LHQ cấm vận nước này nước nọ. Họ cũng đã từng ngang nhiên đem quân xâm lược nước khác dưới các chiêu bài khác nhau, nghe rất nhân đạo và nhân nghĩa. Nào là Afghanistan, Nam Tư, Kosovo, Iraq ... rồi đến Libya, Syria... dưới các chiêu bài chống khủng bố, nhân quyền, vũ khí hạt nhân ...

Cụ thể hơn, Mỹ cùng các đồng minh phương Tây đã tự ý phát động cuộc chiến tranh xâm lược Nam Tư năm 1999 với khẩu hiệu "Bảo vệ nhân quyền"; cuộc chiến tranh xâm lược Afghanistan năm 2001 với khẩu hiệu "mang lại nền tự do bền vững", cuộc chiến tranh xâm lược Iraq với khẩu hiệu "Mang tự do tới cho người dân" năm 2003; cuộc chiến tranh xâm lược Libya năm 2011 với khẩu hiệu "Bảo vệ người dân trước hành động tàn sát của nhà độc tài Gaddafi" và chiến dịch quân sự núp dưới chiêu bài chống khủng bố để mưu toan lật đổ Tổng thống Bashar al-Assad, vốn được người dân Syria bầu lên hoàn toàn hợp pháp.

Đến bây giờ vẫn chưa tìm ra vũ khí huỷ diệt hàng loạt ở Iraq - lý do chính để Mỹ đánh chiếm Iraq. Rốt cục, nước Mỹ lại dễ dàng biện minh cho những hành động gây chiến của mình chỉ bằng mấy từ: "Chúng tôi đã nhầm lẫn, thực sự rất lấy làm tiếc..." của Tổng thống đương nhiệm khí ấy là G.Bush.

Hệ quả của những cuộc chiến tranh thảm khốc là gì, nếu không nói đó là sự tàn phá khủng khiếp của bom đạn, làm hàng chục triệu người thương vong, buộc nhiều triệu thường dân phải rời bỏ nơi cư trú, lâm vào cảnh màn trời chiếu đất; nhiều làng mạc, thành phố, nhiều trường học, nhà máy, công trình quan trọng bị bom đạn hủy hoại tan hoang. Đáng kỳ lạ thay, có rất nhiều người dân trên thế giới không hiểu chuyện, tiếp xúc với "truyền thông của Mỹ", và họ tin Mỹ thuộc về lẽ phải.

Và thế kỷ 20 trên mảnh đất hình chữ S, Mỹ đã biến nhà tù thành địa ngục. Cách đây 50 năm, hình ảnh lính Mỹ xách đầu người dân vô tội Việt Nam đứng cười đắc thắng còn lưu lại tại Bảo Tàng chứng tích chiến tranh, ngay ngã tư Võ Văn Tần - Lê Quý Đôn (TP Hồ Chí Minh). Bom Napan, chất độc màu da cam kìa còn lưu lại trên cơ thể người Việt Nam và cả những người lính Mỹ không may xấu số. Họ dám rải cả chất độc màu da cam lên chiến trường Việt Nam nơi không chỉ có nhân dân Việt Nam mà cả những binh lính con em của họ. Và cái cớ hoàn hảo được đưa ra là để giúp 1 bên trong khái niệm họ đưa ra là "Chiến tranh Việt Nam".

Sự kết hợp của những hoạt động truyền thông độc lập với những hoạt động truyền thông có sự tham gia của Chính phủ tỏ ra rất hiệu quả. Sự tác động kép một cách khéo léo này đã và đang đẩy mạnh hình ảnh nước Mỹ trên thế giới.

Hay như chuyện Vũ khí hạt nhân. Cho đến nay Mỹ là nước đầu tiên và duy nhất trong lịch sử sử dụng vũ khí hạt nhân gây ra thảm họa nhân đạo ở Nhật Bản. Hiện tại, Mỹ là cường quốc nắm giữ số đầu đạn hạt nhân lớn hàng đầu thế giới nhưng Mỹ luôn dùng sức mạnh và khả năng chi phối của mình để đi đầu thúc các nước khác giải trừ vũ khí hạt nhân.

Mỹ luôn lớn tiếng hô hào các nước phải bảo đảm an ninh hạt nhân và ngăn chặn việc phổ biến vũ khí hạt nhân, nhưng lại hoàn toàn không đả động gì đến việc giải trừ kho vũ khí hạt nhân khổng lồ của mình. Đồng thời, cũng chính Mỹ lại có sự phân biệt đối xử giữa các nước theo đuổi mục đích phát triển công nghệ hạt nhân.

Như vậy, không khó để hiểu được logic trong cách hành xử của Mỹ. Đối với những người có hành vi vi phạm luật pháp, thậm chí tiến hành các hoạt động khủng bố ở các quốc gia không thân thiện theo cách nhìn của Mỹ thì đó là đấu tranh vì nhân quyền và dân chủ; trách nhiệm của Mỹ là phải ủng hộ và giúp đỡ cả về vật chất lẫn tinh thần.

Thế nhưng, cũng là những hành động đó nếu vi phạm luật pháp của Mỹ, đi ngược lại lợi ích và giá trị của Mỹ thì đó là tội phạm phải bị nghiêm khắc trừng phạt. Nói cách khác, đối với Mỹ, căn cứ để đánh giá, phân loại và ứng xử với khủng bố không phụ thuộc vào bản chất của hành động khủng bố, mà lại phụ thuộc vào việc hành động đó ảnh hưởng thế nào đến lợi ích của bản thân nước Mỹ.

Có một sự thật là bài học truyền thông mang tính thời đại này của Mỹ được nhiều quốc gia áp dụng. Nhưng áp dụng như thế nào cho phù hợp với tiềm lực của quốc gia thì đó lại là một nghệ thuật mà không phải quốc gia nào cũng biết cách sử dụng. Chính bởi vì Truyền thông họ làm quá tốt, khiến cho một cường quốc vô lý, hiếu chiến và ngang ngược bậc nhất về mặt chính trị và quân sự lại được chính những nạn nhân của họ ủng hộ.

2. Sự dối trá về sự thật lịch sử trong Thế chiến 2

Cách đây 75 năm, chính Liên bang Xô Viết đã đánh bại Đức Quốc Xã, cứu thế giới khỏi màn đêm tuyệt vọng, và họ đã phải trả một cái giá đắt đến không tưởng. Khoảng gần 30 triệu người đã hi sinh, cả liên bang Xô Viết bị giầy xéo trong đống hoang tàn đổ nát, nhưng với tinh thần quật cường, Liên Xô đã giành thắng lợi sau cùng trong cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại.

Đây là điều khiến người Nga tự hào nhất về Tổ quốc mình. Và nhân dân yêu chuộng hòa bình trên thế giới đều trân trọng và cảm ơn những con người Xô Viết vì chiến tích quả cảm ấy.

Ngày 09/05 năm nay nhân kỷ niệm ngày thế giới chiến thắng phát xít Nhà Trắng đã livestream phát trực tiếp lễ ăn mừng kỷ niệm, huênh hoang tuyên bố với thế giới rằng chính Mỹ và Anh mới là những người hùng thực sự, giải phóng thế giới khỏi nanh vuốt Phát xít, hoàn toàn lờ đi công trạng lớn lao của Hồng quân Liên Xô.

Vào ngày này, lá cờ đỏ búa liềm, biểu trưng cho khát vọng và dấu tích hào hùng của Liên bang Xô Viết bị cấm trên Facebook, trang MXH lớn nhất thế giới. Nó bị Facebook liệt vào biểu tượng cho sự ác độc, tàn bạo và thù ghét.

Trước đó, là hàng loạt các động thái thiếu thiện chí mà Mỹ và đồng minh nhắm vào Nga, mà tiền thân của nó là Liên Xô. Rằng người ta quay sang tố cáo Nga cùng với Đức phải chịu trách nhiệm về Thế chiến II, hàng loạt tượng đài, viện bảo tàng ghi lại dấu tích và công lao của những anh hùng Xô Viết năm xưa bị giật đổ, bị phá tan hoang, và bi kịch hơn thậm chí nó còn trở thành căn cứ để Mỹ đặt tên lửa chĩa vào nước Nga.

Theo một cuộc khảo sát năm 2019, có đến 59% người Pháp khi được hỏi, đã trả lời rằng Mỹ đã đánh đuổi Đức Quốc Xã, chỉ 12% trong số đó nhắc tới người Nga và Xô Viết, thậm chí 5% còn không biết Xô Viết là gì?

Và bi hài hơn, đầu năm 2020, khối đồng minh EU bất ngờ lên án Hiệp ước Molotov - Ribbentrop năm 1939. Nghị quyết của Nghị viện Châu Âu cho rằng, hậu quả của Hiệp ước là Ba Lan đã bị Hitler xâm chiếm đầu tiên và hai tuần sau đó bởi chế độ Stalin, tước đoạt đất nước độc lập và là một thảm kịch chưa từng có đối với người Ba Lan. Mỹ và EU, những kẻ "nói dối không biết xấu hổ" bất ngờ lên án Liên Xô chính là đất nước gây nên Chiến tranh Thế giới thứ hai.

Chuyện gì đang xảy ra ở đây vậy? Khi các chiến binh Hồng quân Liên Xô, những người đã chiến đấu hết mình vì Tổ quốc và thế giới đã bị tước mất vai trò trong các câu chuyện kể. Đồng thời, những kẻ hèn nhát, hoặc trốn chạy hoặc đàm phán, vặn vẹo và trì hoãn trách nhiệm tham gia của mình, đã bất ngờ trở thành "đấng cứu thế".

Sự hy sinh lớn nhất trong lịch sử nhân loại, được tạo ra bởi những người Xô Viết đã chiến đấu vì sự sống còn của nhân loại, đánh bại chủ nghĩa phát xít và sau đó giúp đỡ các dân tộc trên thế giới đấu tranh thoát ách thuộc địa, đã bị các chuyên gia tuyên truyền ở London, Paris và New York phủ nhận, và bôi bẩn. Liên Xô đã bị bôi nhọ rất nhiều trong quá khứ, và giờ là tới nước Nga khi lịch sử của họ được viết lại một cách thù địch ở nước ngoài.

Quan điểm muốn xét lại lịch sử của châu Âu đang thúc đẩy Nga - quốc gia kế thừa Liên Xô và lực lượng Hồng quân vĩ đại đã phải tự đứng lên bảo vệ lịch sử của chính mình và của cả thế giới.

Trên thực tế, mọi thứ thuần khiết, anh hùng và tích cực mà Liên Xô đại diện, đều đã bị xuyên tạc. Các câu chuyện chống Liên Xô, và nay là chống Nga đã trở nên hoàn toàn bất khả xâm phạm.

Các bộ phim, sách giáo khoa, giáo trình ở Châu Âu và Bắc Mỹ, tất cả đều biến thành sự thật trong các chiến dịch tuyên truyền một chiều, một nửa sự thật hoặc dối trá trơ trẽn. Rất thường xuyên, chúng lấy các sự kiện và dữ liệu lịch sử, nhào trộn chúng, thay đổi lịch sử và lặp đi lặp lại các thông tin chế tạo đó.

Liên Xô càng làm tốt, họ càng la hét và nhổ nước bọt. Liên Xô càng làm tốt, những lời buộc tội chống lại càng lớn, những lời lăng mạ càng tàn bạo.

Vấn đề là, Mỹ và đồng minh phương Tây sở hữu và kiểm soát hầu hết các phương tiện truyền thông lớn trên thế giới. Trong khi các kênh truyền thông của Liên Xô và Nga, liên tục bị kiểm duyệt, bị chặn ở các nước phương Tây, trên trực tuyến và các phương tiện khác.

Diễn biến hòa bình, xét lại lịch sử và những đồng đô la xanh có sức mạnh khủng khiếp. Lãnh tụ vĩ đại của giai cấp vô sản, V.Lenin bị biến thành một người khùng điên và phải chịu trách nhiệm trước thảm kịch chiến tranh ở khối Đông Âu, Nguyên soái Stalin vụt biến thành một gã bạo chúa khát máu và tàn nhẫn, hay như đương kim Tổng thống Nga V.Putin hàng chục năm bị mô tả như một nguyên thủ tàn bạo, độc tài và hiếu chiến.

Sách lược xét lại lịch sử ấy đã thành công tới mức, có không ít người dân Liên Xô cũng bắt đầu nghi ngờ về quá khứ của chính họ. Kết quả chủ yếu và cuối cùng của sự xâm lược bằng truyền thông này là Liên bang Xô Viết, một đất nước vĩ đại, là thành trì chống đế quốc, là biểu tượng của nhân dân cần lao đã sụp đổ.

Và Nga, đất nước kế thừa từ Liên Xô, rất có thể sẽ cứ mãi bung bét và trở thành một đống hỗn loạn, nếu như không có một V.Putin đứng ra và vực nó dậy. Có thể nói, sau khi Lenin, Stalin qua đời, nước Nga lại mới có một lãnh đạo xuất sắc, thậm chí là lãnh tụ vĩ đại đến thế.

Trong Thông điệp liên bang năm 2020, Tổng thống Nga V.Putin đã nhắc tới vai trò to lớn của Nga trong cuộc chiến tranh Vệ quốc vĩ đại, cuộc chiến đã lấy đi xương máu của 30 triệu người dân Liên Xô, ngăn chặn cuộc thôn tính tàn độc của Đức Quốc Xã. "Ngày 9/5 ở Nga là ngày lễ lớn nhất và bất khả xâm phạm. Chúng tôi tự hào về thế hệ của những người chiến thắng và chúng tôi nhớ về chủ nghĩa anh hùng của họ. Đó là biểu hiện tôn trọng quá khứ anh hùng. Nó phục vụ cho tương lai của chúng ta, truyền cảm hứng cho chúng ta và củng cố sự đoàn kết của chúng ta. Chúng ta có nghĩa vụ phải bảo vệ sự thật về Chiến thắng.Nếu không, chúng ta có thể nói gì với con cái mình khi những lời nói dối trên khắp thế giới đang lan truyền như một bệnh dịch?"

nguồn từ fb