Câu chuyện về đất nước Venezuela yêu chuộng hòa bình và tự do

Ngày hôm qua, 21/05/2020, Chính quyền Venezuela đã gửi đơn kiện cho tòa án London đòi Ngân hàng Anh (BoE) trả 1.2 tỷ USD, giá trị số vàng nước này ký gửi ở Anh trong nhiều thập niên.

Đối mặt với nhiều lệnh trừng phạt vô lý, Venezuela cần tiền để mua sắm trang thiết bị, vật tư y tế để phóng chống COVID-19. Ngay từ năm ngoái Anh và Mỹ đã có ý đồ nuốt trôi số vàng của Venezuela với lý do: Chính phủ của Tổng thống N.Maduro là không hợp pháp!
<!-more-->
Năm 2019, IMF có động thái chặn quyền rút vốn của Tổng thống Nicolas Maduro với tuyên bố IMF đang giúp bảo vệ tài sản cho đến khi chính quyền mới hợp pháp tiếp quản Venezuela.

Nếu Tổng thống Maduro không hợp pháp thì ai mới hợp pháp? Là Tổng thống tự phong Guaido, tay sai của Mỹ, bù nhìn được dựng lên ở Venezuela chăng?

Chính quyền của Maduro không hợp pháp là bởi họ không chấp nhận chịu sự chi phối của Mỹ. Hẳn nhiều người cũng biết, Venezuela là quốc gia có trữ lượng dầu lớn nhất thế giới, họ cũng có trữ lượng vàng lớn thứ hai, cũng như kim cương và các khoáng chất khác như coltan.

Câu chuyện về đất nước Venezuela yêu chuộng hòa bình và tự do

Hơn nữa, Venezuela đang chơi với Nga, có ý định thúc đẩy thanh toán dầu bằng các loại tiền không phải là đồng USD, một mối đe dọa lớn đối với ngai vàng của Mỹ.

1. Sự hợp pháp không cần nghi ngờ của chính phủ N.Maduro

Mỹ gây sức ép, tố N.Maduro độc tài, không hợp pháp. Thế là đã có một cuộc bầu cử sớm vào 20/05/2018, và nó là một cú tát vào đám tay chân của Mỹ.

Để tránh các cáo buộc không đáng có, Venezuela đã làm một việc mà không một quốc gia nào trên thế giới làm: một cuộc kiểm toán công khai, đại chúng, truyền hình trực tiếp đối với 53% máy bỏ phiếu được lựa chọn ngẫu nhiên. Tất cả 18 bên đã ký kết công nhận kết quả kiểm toán.

Quá trình bầu cử được quan sát bởi hơn 150 quan sát viên bầu cử. Bao gồm 14 ủy ban bầu cử từ tám quốc gia, Hội đồng chuyên gia bầu cử của Mỹ Latinh; 2 người làm nhiệm vụ kỹ thuật bầu cử; và 18 nhà báo từ các nơi khác nhau trên thế giới.

Maduro đã giành chiến thắng với tỷ lệ cao, nhận được 6.248.864 phiếu bầu = 67,84%; tiếp theo là Henri Falcón với 1.927.958 phiếu = 20,93%; Javier Bertucci với 1.015.895 phiếu = 10,82%; và Reinaldo Quijada, được 36.246 phiếu = 0,39%.

Mỹ và lực lượng đối lập thân Mỹ vẫn khăng khăng rằng đã có gian lận, và thế là chúng áp đặt nặng nề hơn nữa lệnh trừng phạt tới Venezuela, đẩy nhân dân nước này vào cảnh túng quẫn với mong muốn có một sự bạo loạn.

Các biện pháp trừng phạt kinh tế đối với Venezuela bắt đầu từ thời Tổng thống Obama và chính quyền Trump đã tiếp tục leo thang chúng bằng các biện pháp trừng phạt tài chính.

Trump từ lâu đã xem Venezuela là một trong ba ưu tiên trong chính sách đối ngoại hàng đầu của mình dưới thời cầm quyền, cùng với Iran và Triều Tiên. D.Trump đã yêu cầu một cuộc họp về Venezuela ngay ngày thứ hai nhậm chức, nói về tiềm năng to lớn của Venezuela trở thành một quốc gia giàu có thông qua trữ lượng dầu mỏ. AP báo cáo rằng cá nhân Trump đã châm ngòi cho điều này khi ông ta đưa ra ý tưởng thay đổi chế độ ở Venezuela trong từng cuộc họp với các nhà lãnh đạo Mỹ Latinh.

Một lệnh trừng phạt của Mỹ vào năm 2017 đã gây thiệt hại cho Venezuela khoảng 6 tỷ đô la chỉ từ tháng 8 đến tháng 10. Các biện pháp chống lại ngành công nghiệp dầu mỏ của quốc gia đã cấm công ty thuộc sở hữu toàn dân của Venezuela, CITGO, đem lại lợi nhuận cho Venezuela, thậm chí khiến nó tạo ra khoản lỗ 1 tỷ đô la cho chính phủ hàng năm.

Giờ đây, Ngân hàng Anh lại đang từ chối trả lại 1,2 tỷ đô la dự trữ vàng sau khi các quan chức Mỹ, bao gồm Bộ trưởng Ngoại giao Michael Pompeo và Cố vấn An ninh Quốc gia John Bolton, vận động họ cắt đứt sự kiểm soát của Venezuela đối với tài sản của họ ở nước ngoài.

Cuộc chiến kinh tế của Mỹ và sự phá hoại nền kinh tế bởi các nhóm tư sản Venezuela đã được phơi bày là một phần trong nỗ lực loại bỏ Maduro bằng cách tạo ra bất ổn xã hội và thiếu niềm tin vào chính phủ. Điều này bao gồm đầu cơ cất giấu hàng hóa, lưu trữ nhu yếu phẩm trong kho và bán hàng hóa của Venezuela sang Colombia.

Nhưng người dân Venezuela hiểu, bản chất của sự túng quẫn và khốn khổ của họ đến từ Mỹ, chứ nó không đến từ chính quyền của Tổng thống N.Maduro. Và ngay cả khi Mỹ bơm tiền ồ ạt, dựng lên cái gọi là “Tổng thống tự phong Juan Guaido”, kích động bạo loạn – thì người dân Venezuela vẫn ủng hộ Tổng thống của họ.

Đáng nực cười, là báo chí Việt Nam và đám độc giả đầu óc có vấn đề chỉ thông qua những tin tức từ phía Mỹ đưa ra, kết tội Maduro hộ người dân Venezuela. Họ bàn luận, họ chỉ trích, họ lên án ông Tổng thống này như thể họ biết tất cả mọi thứ, đại diện cho công chính.

Nó cũng tương tự như thời Việt Nam chúng ta thời bao cấp, sống dưới lệnh cấm vận kinh tế của Mỹ và LHQ, khi cả thế giới ngoảnh mặt làm ngơ vậy. Chẳng những cuộc sống nhân dân túng quẫn, nghèo đói mà chúng ta còn chịu đủ thứ điều tiếng xấu xa đến từ truyền thông Mỹ.

Nhưng chúng ta đã kiên cường, quyết tâm không quỳ gối đầu hàng. Thì giờ, hi vọng Venezuela cũng sẽ làm được điều tương tự như Việt Nam.

Nhưng, để xảy ra suy nghĩ sai lệch như trên về đất nước Venezuela, đó là do nhiều người trong chúng ta ngộ độc truyền thông Mỹ. Như người dân thế giới đã từng tin dân Việt Nam sống dưới chế độ cộng sản độc tài khát máu, như tin người dân Triều Tiên phải nhặt rác để ăn v.v. Và giờ là tin, người dân Venezuela tuyệt vọng trong nghèo đói, phải bỏ xứ đi tha hương.

2. Truyền thông lề phải đã tấn công Venezuela như thế nào?

Báo chí Việt Nam đâu có biết viết gì tử tế, hầu như chỉ trích dịch lại từ các kênh thông tấn lớn lề phải như CNN, The New York Times, Reuters... Và rồi, truyền thông kiểu “bò nhai lại” ấy làm ngộ độc những độc giả tự nghĩ mình thông minh nhưng đi tin vào nước Mỹ thần thánh. Những con người có lẽ chưa từng đọc qua những RT, Sputnik … để kiểm chứng tính đa chiều của thông tin.

Ví dụ như tháng 9/2018, Venezuela đã tố cáo một chiến dịch truyền thông sai lệch phóng đại sự di cư từ Venezuela. Thực tế số liệu thống kê từ Cao ủy Liên hợp quốc về người tị nạn khẳng định rằng Venezuela có ít người di cư nhất ở lục địa này. Trái lại, 5,6 triệu người Colombia đã chạy trốn bạo lực ở nước họ đến sống ở Venezuela. Venezuela cũng có các chương trình đưa hàng ngàn người Venezuela trở về nước.

Truyền thông lề phải luôn dành rất nhiều “sự quan tâm” để nhấn mạnh tới những khó khăn mà nhân dân Venezuela đang trải qua, và đổ mọi lỗi lầm cho sự điều hành của Tổng thống Nicolás Maduro. Họ thay nhau đưa ra ý kiến về tình hình Venezuela một cách khá thoải mái và tùy tiện tấn công chính phủ của Maduro, y như những gì họ đã làm với CuBa, Việt Nam, Nam Tư, Triều Tiên …

Theo thống kê của trang Celag.org đưa ra. Năm 2017, trong số 90 phương tiện truyền thông phổ biến của Mỹ, đã có 3.880 tin tức tiêu cực về đất nước Venezuela. Nói cách khác, trung bình 11 tin/ngày, dẫn đầu là Bloomberg và Miami Herald. Về các hãng thông tấn, Reuters và AFP cùng nhau đưa tới 91% những thông tin tiêu cực về quốc gia Nam Mỹ này.

Trong các báo viết, nhật báo El País (Đất nước) của Tây Ban Nha đi đầu với 249 thông tin tiêu cực trong số 365 số báo của họ năm 2017, gần như là chuyên mục “mỗi ngày một tin xấu” về đất nước bên bờ Caribe này.

Thậm chí, celag.org còn dùng từ “thái quá” để nói về tập đoàn truyền thông Deutsche Welle (DW) của Đức: Có tổng cộng 630 thông tin tiêu cực xuất bản trên các ấn phẩm khác nhau của tập đoàn này về Tổng thống Nicolás Maduro trong năm 2017, tức là trung bình gần 2 tin/ngày.

Trong khối Mỹ Latinh, các phương tiện truyền thông của Mexico, Colombia và Chile được liệt kê là những đơn vị “tích cực đưa tin tiêu cực” nhất về Venezuela. Và cả 3 nước này đều là thành viên của Liên minh Thái Bình Dương và Nhóm Lima.

Và một điều đặc biệt mà celag.org đã chỉ ra, đó là trong khối lượng thông tin đồ sộ kể trên, không có một dòng nào nói về cuộc cấm vận của Mỹ chống Venezuela!

Cuộc bao vây truyền thông tạo ra những ồn ào lớn, đồng thời che khuất cả hành động cấm vận của Mỹ và át đi tiếng nói của nhân dân Venezuela. Phần lớn những thông tin về Venezuela mà bạn đọc nhận được từ hệ thống thông tin một chiều đang thống trị giới báo chí thời gian qua, đều theo hướng tạo ra một cái nhìn méo mó về thực tiễn của quốc gia này.

Như các bạn biết đấy, đầu năm ngoái, Mỹ đã khởi động chiến dịch để “cài đặt Juan Guaidó làm Tổng thống lâm thời”. Thật may, được người dân và quân đội ủng hộ, âm mưu đảo chính này của Mỹ ở Venezuela đã thất bại hoàn toàn.

Nhưng Mỹ chưa từng có ý đồ bỏ cuộc để can thiệp, khống chế đất nước có trữ lượng dầu mỏ lớn nhất thế giới này. Thật không may cho Venezuela, những nỗ lực phi pháp và phi dân chủ nhằm gây bất ổn và lật đổ Tổng thống được bầu cử dân chủ sẽ tiếp tục gây ra những hậu quả tai hại.

Người dân Venezuela đang trỗi dậy một lần nữa để bảo vệ đất nước của họ trước sự can thiệp của nước ngoài. Điều cần thiết là việc hỗ trợ cho họ trong cuộc chiến này. Nhiều nhóm hoạt động đã tổ chức các cuộc biểu tình đoàn kết và đưa ra tuyên bố hỗ trợ.

3. Nước Nga đã chìa cánh tay với Venezuela.

Thật may, Venezuela không đơn độc trong đời, ít nhất họ đã có sự ủng hộ của LB Nga dưới thời Putin. Và đó là lý do cực kỳ quan trọng để họ có thể chống chọi lại sức ép khủng khiếp từ các lệnh trừng phạt từ Mỹ.

Người ta nhận ra rằng, cứ mỗi lần nước Mỹ gặp khủng hoảng, sẽ có hàng triệu người bị chết để kinh tế Mỹ phục hồi. Tất nhiên, phục hồi nhờ việc ăn cướp tài nguyên và bán vũ khí.

Hiện nay, Mỹ đang liêu xiêu vì đại dịch Covid-19, nhiều chuyên gia tin rằng sau khi khống chế được đại dịch, có lẽ Mỹ sẽ tiếp tục mang “tự do dân chủ” tới một vài nước, và Venezuela có lẽ là sự lựa chọn khả dĩ nhất.

Nhưng lần này, có vẻ như Mỹ sẽ không dễ dàng muốn làm gì thì làm được nữa, bởi lẽ trật tự thế giới đã không còn “đơn cực” như xưa. Có nghĩa là Mỹ sẽ không thể tùy tiện mang bom tàn phá và giết hại dân thường các nước khác để đi ăn cướp được, bởi sự xuất hiện của Nga.

Ngay lập tức, chính phủ Nga chỉ trích Mỹ nỗ lực "bẻ cong thế giới theo ý chí của riêng mình". Moscow đồng thời truyền đi thông điệp của ông Putin lên án "tham vọng tầm thường" của Mỹ nhằm "tạo lợi thế cho các doanh nghiệp Mỹ vốn không thể đấu lại cạnh tranh công bằng từ các công ty Nga trên trường quốc tế".

Ngày 30/03, hàng loạt kênh thông tấn Nga đăng bài và nhắc rất nhiều về cụm từ “XHCN mang màu sắc Nga”, rằng V.Putin tiếp tục tung cú đá bồi vào Mỹ, khi tuyên bố Chính phủ Nga đã mua lại toàn bộ cổ phần của công ty Rosneft đang thực hiện các dự án tại Venezuela...

Rosneft là một công ty dầu khí khổng lồ, sau khi mua lại khối tài sản khổng lồ của công ty dầu khí Yukos tại một cuộc đấu giá của nhà nước Nga, tức là Nga có cổ phần trong Rosneff. Vào tháng 3 năm 2013, sau khi hoàn thành việc mua lại công ty TNK-BP với giá 40 tỉ đô-la Mỹ, Rosneft vượt qua Exxon Mobil trở thành một trong 10 công ty dầu khí lớn nhất thế giới ở thời điểm bấy giờ, với 200 triệu thùng dầu một ngày và trữ lượng 28 tỉ thùng dầu. Hiện Rosneft đang thực hiện rất nhiều dự án ở Venezuela.

Một khi hoàn toàn nắm toàn bộ cổ phần Rosneft, tức công ty này sẽ trở thành tài sản quốc gia của Nga, tức là gấu Nga có nghĩa vụ phải bảo vệ Rosneft trước mọi cuộc tấn công. Khi ấy, quân đội Nga sẽ có quyền và nghĩ vụ bảo vệ tài sản của mình ở Venezule. Tức là họ có quyền trả đũa mọi cuộc tấn công nhằm vào Rosneft để ăn cướp.

Tổng thống tự phong Guaido giờ đã hết giá trị lợi dụng, 2 tháng trước gã này đã bị người dân đập cho vỡ đầu, may mà cảnh sát tới kịp.

Giữa cơn đại dịch COVID-19, với những lệnh trừng phạt, với hành động ăn cướp của IMF và BoE, Venezuela đang kiệt lực tìm kiếm cho mình một sinh cơ. Điều quan trọng là phải hiểu Venezuela đã trở thành một cuộc xung đột địa chính trị khi Nga liên minh chặt chẽ với Venezuela.

Học thuyết Monroe đã lỗi thời, thế giới không còn đơn cực như xưa, Mỹ không thể muốn giết người là giết người được nữa.