Đóng cửa biên giới với Trung Quốc, những điều nên biết để không ảo tưởng

Trong mấy ngày gần đây tại Vũ Hán thuộc Hồ Bắc Trung Quốc đang có dịch virus corona, trên mạng xã hội có nhiều cá nhân tổ chức kêu gọi đóng cửa biên giới với Trung Quốc để ngăn dịch bệnh không biết là lo cho sức khỏe và tính mạng của cộng đồng hay là vì mục đích gì khác.



Nhưng việc đóng cửa biên giới không hề đơn giản là đóng cái cánh cổng nhà mình nên mọi người cũng nên tìm hiểu qua bài viết này để hiểu thấu đáo hơn.


Đóng biên là gì? Những lý do gì sẽ dẫn đến việc đóng biên?


Đầu tiên, đóng biên là khái niệm đóng một phần hoặc toàn bộ đường biên giới giữa quốc gia này với quốc gia khác.

Khi đóng biên, các hoạt động mậu dịch, kinh tế, quốc phòng, an ninh, liên lạc thường bị tạm ngưng hoặc đóng hẳn, các các quốc gia chỉ duy trì sự liên lạc tối thiểu để đảm bảo tuân thủ nguyên tắc về chủ quyền.

Nhiều người hay bị nhầm lẫn giữa việc “kiểm soát giới hạn” biên giới và việc “đóng biên”. Ở trong ngoại giao quốc tế, “kiểm soát giới hạn” là việc một quốc gia này đơn phương áp đặt các biện pháp kinh tế, thương mại, an ninh, quốc phòng đường biên với một quốc gia khác.

Ví dụ dễ hiểu nhất là Mỹ với “tường biên giới” ngăn cách Mỹ và Mexico nhằm ngăn chặn việc di cư, buôn người từ các nước Trung, Nam Mỹ đến Hoa Kỳ. Ví dụ theo lẽ thông thường, cư dân Mexico có quyền đến Mỹ nhưng phía Mỹ lại không cho rằng như vậy, họ kiểm soát chặt chẽ cư dân Mexico, thiết lập một hàng rào biên giới ngăn cách hai quốc gia.

Đóng biên, nếu đúng theo nghĩa đen của từ này là việc “đóng cửa” toàn bộ phần biên giới, ngưng giao thương, kinh tế, ngưng các hoạt động di cư, du lịch của cư dân hai quốc gia. Hành động đóng biên theo thông lệ quốc tế bao gồm ba lý do chính yếu nhất:

A- Một trong hai quốc gia đang trong tình trạng chiến tranh. Đó có thể là một trong hai quốc gia này gây chiến với một quốc gia khác, giữa hai quốc gia với nhau. Việc này tiêu biểu nhất kể đến đó là Hàn Quốc và Triều Tiên.

Đến nay, lệnh cấm biên giữa hai quốc gia này vẫn còn tồn tại, chỉ có một phần nhỏ biên giới được hai quốc gia này duy trì, đó là Bàn Môn Điếm và khu công nghiệp chung Keasong.

B- Việc cấm vận áp đặt đơn phương vào một quốc gia nào đó gây ra tình trạng đóng biên. Trường hợp này tiêu biểu nhất là giữa Hoa Kỳ và Cuba, Hoa Kỳ đóng toàn bộ phần giao thương biên giới biển với Cuba, cấm vận kinh tế Cuba.

C- Việc đóng cửa biên giới đơn phương của một quốc gia hoặc nhóm quốc gia nhằm mục đích mà quốc gia hoặc nhóm quốc gia đó đưa ra. Thường bao gồm: Ngăn chặn di cư trái phép, chủ nghĩa khủng bố, phản đối chính trị. Tiêu biểu có thể kể đến việc các nước Trung, Nam Âu dựng tường rào, kiểm soát biên giới trên đất liền và trên biển với làn sóng di cư từ Bắc Phi, Trung Đông sang các nước thuộc khối EU.

Hiện nay trên thế giới, chỉ có 2 trường hợp đóng biên một cách triệt để nhất giữa các quốc gia với nhau. Đó là trường hợp Triều Tiên – Hàn Quốc, Hoa Kỳ – Cuba, còn một trường hợp khác cũng có thể liệt kê vào là Nigeria khi đóng biên giới do hoạt động buôn lậu. Một số các trường hợp đóng cửa có giới hạn từng xảy ra theo chu kỳ hoặc như Palestin – Israel, Pakistan – Ấn Độ… Các lý do bao gồm: khúc mắc chính trị, xung đột, chiến tranh.

Năm 2017, từng có vụ việc Qatar bị các nước trong cộng đồng Hồi giáo, dẫn đầu là Ả Rập Xê Út đóng biên và đóng băng ngoại giao. Lý do các nước này đưa ra là Qatar có mối quan hệ quán thân cận với Iran, tài trợ các nhóm khủng bố gây phương hại đến tình hình các quốc gia này. Việc đóng biên, đóng băng quan hệ ngoại giao, di dời các nhân viên ngoại giao tiến hành nhanh chỉ trong chưa đầy 24h, nhanh chưa từng thấy.

Một số nước đóng biên với Trung Quốc vì Corona


Thông tin “Triều Tiên đóng cửa biên giới để ngăn chặn sự lây lan của dịch Corona” tràn ngập trên một số kênh báo chí chính thống. Nhưng khi nhấp vào các bài đó, nội dung lại là:”Triều Tiên cấm du khách nước ngoài tới nước này từ ngày 22/01 do lo ngại sự lây lan của dịch cúm Corona”.

Giữa cái tiêu đề và nội dung bài viết đã đánh lận với nhau, dắt mũi người đọc rằng Triều Tiên đóng biên, thực chất, Triều Tiên đóng cửa các dịch vụ du lịch, để đi đến Triều Tiên, khách du lịch bắt buộc phải đi qua các công ty trung gian tại Trung Quốc bằng hai con đường là tàu hỏa và máy bay.

Nói Triều Tiên đóng của biên giới với Trung Quốc là sai, vì thực chất các hoạt động kinh tế, trao đổi hàng hóa giữa Triều Tiên với Trung Quốc là hoàn toàn bình thường.

Các bạn học báo chí cần phải hiểu rõ các khái niệm, không thể đánh đồng và dắt mũi người đọc như thế được. Nó khiến người đọc hiểu sai vấn đề, lẫn lộn thông tin và khiến cho tình trạng “fake news” tràn lan.

Hiện nay, không có một quốc gia nào tuyên bố đóng biên vì Corona.

Trung Quốc có đường biên giới chung với 14 quốc gia khác nhau, tổng chiều dài đường biên giới vào khoảng 9000km. Tính đến thời điểm bài viết này được đăng tải trên trang của mình, chưa có bất cứ hành động đóng biên nào từ một quốc gia khác đến Trung Quốc và Trung Quốc cũng chưa cấm bất cứ hành động đóng biên nào từ Trung Quốc sang quốc gia khác.

Trên thế giới, cũng chưa có bất cứ lệnh cấm “người Trung Quốc” đến các quốc gia khác hoặc các quốc gia khác “cấm” nhập cảnh Trung Quốc. Tất cả chỉ dừng lại ở mức độ khuyến cáo, giới hạn, cảnh báo.

Tại sao các quốc gia không thể đóng biên hoặc cấm xuất nhập cảnh triệt để với Trung Quốc?

Một là quan hệ kinh tế. Trung Quốc là nền kinh tế lớn thứ hai trên thế giới, tổng giao dịch thương mại của Trung Quốc đã dẫn đầu thế giới. Các quốc gia không muốn bỏ miếng bánh thị trường hơn 1,4 tỷ dân số với đặc điểm dễ tính, đông dân, chi tiêu mạnh bậc nhất thế giới này (PPP của Trung Quốc đã dẫn đầu thế giới).

Chắc các bạn không lạ gì với cụm từ “phong sát” của cư dân mạng Trung Quốc, bất cứ một đơn vị, công ty, người nổi tiếng nào có thái độ “này kia” với Trung Quốc là coi như đóng cho mình một “án cấm diễn” tại Trung Quốc, ngay cả các quốc gia có nền giải trí mạnh như Hàn Quốc, Hoa Kỳ đều phải coi Trung Quốc như một thị trường cần phải được “bợ đỡ”.

Đóng biên, đồng nghĩa với việc giao thương, thương mại cực kỳ hạn chế sẽ khiến nền kinh tế của các quốc gia khủng hoàng nghiêm trọng. Gián tiếp kích cầu một cuộc chiến tranh thương mại hoặc gây gia tăng căng thẳng giữa các quốc gia với nhau.

Ngay đến Ấn Độ, Nga, Hàn Quốc, Nhật Bản… các quốc gia có đường biên giới trên đất liền hoặc biển cũng đều không thể tuyên bố đóng biên, cấm xuất nhập cảnh với Trung Quốc.

Hai là thông lệ ngoại giao. Không phải cứ thích đóng biên là đóng, biên giới chứ không phải là cái chợ hoặc là cái tường gạch giữa hai nhà với nhau. Bất cứ lý do gì khi đóng băng quan hệ với một quốc gia đều phải mang tính quốc tế vì nó ảnh hưởng đến rất nhiều người dân, các đơn vị kinh tế, ngoại giao, quan hệ qua lại giữa các nước.

Trừ trường hợp tuyên bố tình trạng chiến tranh, các trường hợp đóng băng mối quan hệ, đóng biên đều gây ra những tranh cãi cực lớn trên trường quốc tế, thậm chí bị lên án mạnh mẽ.

Tiêu biểu như mối quan hệ Hoa Kỳ – Cuba, từng có 97% số quốc gia lên án hành động cấm vận của Mỹ với Cuba, nhưng rốt cuộc chỉ phản đối trên giấy tờ. Hay như khủng hoảng Qatar năm 2017 đã khiến Mỹ, Nga, Trung Quốc… vào cuộc kêu gọi kiềm chế không sẽ khiến giá dầu leo thang.

Tóm lại, đây là biên giới và là mối quan hệ giữa hai quốc gia, không phải là cái tường gạch và hai nhà hàng xóm lắm mồm để mà không thích thì đóng, thích thì mở.

Ba là thông lệ quốc tế hiện nay chưa có tiền lệ đóng biên để ngăn chặn dịch bệnh. Điểm qua một số đại dịch nguy hiểm hơn như SARS, MERS, Ebola… trên thế giới vẫn không hề có thông lệ đóng biên để ngăn chặn đại dịch. Cần biết rằng, tỷ lệ tử vong, số người nhiễm, mức độ ảnh hưởng toàn cầu vì SARS, MERS, Ebola cao gấp nhiều lần Corona.

WHO chưa nâng mức cảnh báo Corona ở quy mô toàn cầu. Hiện nay, cơ quan này mới thành lập Ủy ban ứng phó khẩn cấp về dịch Corona. WHO đã lắng nghe và đánh giá tình hình của dịch Corona tại Trung Quốc và một số quốc gia trên thế giới có người bị nhiễm bệnh để xét xem có nâng thang bậc thành “quy mô toàn cầu” hay không.

Hiện tại, theo thông tin mới nhất từ WHO, tỷ lệ tử vong do dịch Corona là 4%, WHO chấp thuận việc đóng cửa các thành phố có người nhiễm bệnh tại Trung Quốc và tán dương, hoan nghênh những hành động này từ phía Trung Quốc.

Một căn cứ khác mà WHO chưa nâng mức cảnh báo đại dịch thành quy mô toàn cầu vì hiện nay chưa ghi nhận trường hợp “lây từ người sang người tại các quốc gia khác ngoài Trung Quốc”.

Các bạn cần phân việc “phát hiện người bệnh tại quốc gia khác ngoài Trung Quốc”, đó là việc người Trung Quốc bị mắc bệnh sau đó di chuyển sang nước khác, khác với việc “lây từ người sang người tại các quốc gia khác ngoài Trung Quốc”, là việc lây nhiễm trực tiếp từ người này sang người kia tại nước khác.

Dĩ nhiên, chưa phát hiện không có nghĩa là hoàn toàn bỏ qua yếu tố này, WHO và Bộ Y Tế Việt Nam vẫn duy trì cảnh báo, cảnh giác cao độ vì tình trạng này.

Liệu Việt Nam có đóng biên với Trung Quốc vì Corona?


Câu trả lời: Sẽ “kiểm soát giới hạn”.

Tại sao?

Đầu tiên, méo có quốc gia nào khác đóng biên với Trung Quốc vào thời điểm này, đừng có nhanh quá hóa rồ và cái thói sợ Trung Quốc như sợ cọp vậy. Anh bạn Triều Tiên cũng chỉ “đóng” với khách du lịch chứ nào có đóng biên giới, mà nói đến ông bạn này, đóng hay mở do tâm trạng, do bố mày thích thì mở, éo thích thì đóng, chẳng phải do dịch bệnh. Đừng có cầm đèn chạy trước ô tô!

Thứ hai, tại thời điểm này WHO chưa công bố là đại dịch toàn cầu, cũng chưa có ca lây nhiễm trực tiếp từ người sang người tại một quốc gia thứ 2 khác. Thắc mắc thì hỏi WHO, nếu nghĩ rằng Trung Cộng bưng bít thì hỏi ông bạn Mẽo, Thái Lan, Hàn Quốc, xem đã có ca lây từ người sang người nào chưa? Mang mầm bệnh từ Trung Quốc sang khác với lây từ người sang người tại quốc gia khác nhé.

Thứ ba, dịch này thực chất chưa nguy hiểm như SARS, Ebola. Trong khi tiền lệ thế giới và Việt Nam chưa từng đóng biên vì SARS hay Ebola gì, bớt giỡn.

Thứ tư, đã giải thích ở trên, biên giới không phải con mương mà nói lấp là lấp được ngay.

Thứ năm, giao thương kinh tế giữa Việt Nam – Trung Quốc là quá lớn. Muốn bớt phụ thuộc Tàu Cộng à? Đơn giản thôi, ăn hộ thanh long, vải nhãn, uống sữa hộ cái, rồi đóng cửa Nha Trang, Đà Nẵng, Hạ Long… đi, rồi tất cả hít khí giời và uống trà đá. Đến Paris, London, New York, Tokyo… còn không dám tuyên bố “cắt đứt” chứ đừng nói đến dăm ba cái thành phố chưa bằng cái thị trấn cấp huyện của Trung Quốc.

Thứ sáu, đóng biên là tình trạng căng thẳng ngoại giao, chắc chắn sẽ khiến cho quan hệ Việt Nam – Trung Quốc gặp khó khăn, ảnh hưởng đến vị thế Việt Nam trên thế giới, gián tiếp khiến Việt Nam thiệt hại về kinh tế, chính trị. Thậm chí hình ảnh Việt Nam có thể gây xấu xí hơn trên thế giới.

Kết luận:

– Đừng tin lời lũ ba que, dân chủ và bán hàng online, chúng nó đều có đặc điểm chung là trình độ lý luận rất thấp, chẳng biết biện chứng hay chứng minh là cái gì cả và tụi nó muốn chúng ta tin vào tụi nó, gây nhiễu loạn thông tin.
– Đừng giữ tâm lý bài Tàu quá đáng, bớt share những thông tin kiểu không tiếp khách Tàu, đánh khách Tàu, rồi họ éo đi nữa thì chết mẹ hết cả thành phố. Chẳng có thành phố nào dám tuyên bố thế cả, những thành phần hưởng lợi ở bên bển, không ở đây đâu.
– Bỏ ngoài tai những nguồn: Twitter, Weibo, Muong14, The Sun, Daily Mail, BBC, RFA… Thay vì đọc nó hãy đọc báo cáo trên WHO, The New York Times, Fox, Reuters…, mình khá là tin cậy những trang này.
– Những kẻ kêu gào đóng biên không có ở Việt Nam, chúng nó chỉ muốn Việt Nam lụi bại, vứt đi, méo hiểu tại sao một lũ người lại muốn tung hô, hùa theo chúng như vậy. Lúc nào nó cũng ra rả nào là: Việt nam ta, lo cho tính mạng của nhân dân, nếu biết lo cho tính mạng của người dân thì đã không đặt bom....