Vào những năm 2016 có một thời gian truyện ngôn tình tràn ngập thị trường Việt Nam, điều này dẫn tới tác hại không nhỏ tới giới trẻ lậm ngôn tình.
Và khi được hỏi: “Vì sao bạn đọc truyện ngôn tình?" Có một cô bé đã trả lời rằng: “Em đọc ngôn tình để hiểu thêm về lịch sử.”
Lúc ấy, phóng viên đã rất ngạc nhiên, hỏi lại: “Em có biết cái thứ lịch sử trong truyện ngôn tình phần lớn đều là hư cấu, đó không phải là lịch sử thật sự không?”
Cô bé ấy đáp: "Vâng, nhưng với đứa không hay đọc lịch sử như em thì khi đọc Đại Mạc Dao của Đồng Hoa ít ra em cũng biết Hoắc Khứ Bệnh là ai!”
Trong khi đó ở Trung Quốc thì rất nhiều tiểu thuyết của Đồng Hoa bị cấm xuất bản, thậm chí riêng phim Đại Mạc Dao do Lưu Thi Thi đóng nữ chính sau đó đã bị cấm chiếu.
Khi Đại Mạc Dao lên sóng thì Đồng Hoa đã bị ném đá tơi bời do “nội dung Đại Mạc Dao của Đồng Hoa bôi đen lịch sử”, đó là khi rất nhiều người không chấp nhận được việc tướng quân Hoắc Khứ Bệnh bị cô biến thành một kẻ từ bỏ quốc gia để chạy theo tiếng gọi của tình yêu.
Làn sóng tẩy chay dữ dội đến mức, Đồng Hoa đã phải đăng đàn để phản bác lại lời kết tội với mình, xin cho cô cơ hội sửa sai. Và Đồng Hoa đã thừa nhận tiểu thuyết của mình không viết về lịch sử, đó cơ bản là những phỏng đoán mang tính hư cấu dựa trên những chi tiết được viết trong lịch sử.
Tình yêu rất đẹp, rất giá trị, nhưng trong lịch sử thì Hoắc Khứ Bệnh được biết tới với hình ảnh một vị tướng quân bách chiến, là biểu tượng chống quân Hung Nô - ông không phải là kẻ vì tình yêu để quay lưng lại với lý tưởng.
Thế mà ở Việt Nam, phim Đất rừng phương Nam lại bỏ đi vai trò của Việt Minh, tổ chức chính đã lãnh đạo nhân dân Nam bộ đứng lên chống Pháp. Thay vào đó, ekip phim đưa vào Thiên Địa Hội + Nghĩa Hòa Đoàn, 2 tổ chức mang hơi hướng xã hội đen của Trung Quốc - làm hạt nhân để lãnh đạo dân Nam Bộ kháng Pháp, phủ nhận đi hoàn toàn vai trò của Việt Minh.
Tiểu thuyết ngôn tình còn làm sai lệch cả lịch sử ví dụ ở chương Khúc ca 6 (Sử Việt - 12 khúc tráng ca) viết về anh hùng dân tộc Lý Thường Kiệt, Dũng Phan có viết rằng: "Ngô Tuấn (Lý Thường Kiệt) thời trẻ có mối tình oan nghiệt với người con gái Dương Hồng Hạc - mỹ nhân thuộc dòng họ Dương, người sau này thành hoàng hậu Thượng Dương. Ðứng giữa tình thế hung hiểm như vậy, đặt bên sinh mệnh của bản thân và chí lớn chưa làm gì nên sự nghiệp, không thể chết vì mối tình thời niên thiếu, ông đã lựa chọn theo cách đau đớn nhất: trở thành hoạn quan".
Làm như vậy là bôi đen lịch sử, mang hình ảnh người anh hùng dân tộc ra xuyên tạc và hắt cho một chậu nước bẩn nhằm chạy theo thị hiếu. Rất phản cảm và thật khó lòng chấp nhận được. Nhưng, nhiều người mặc nhiên tin điều này là thật. Đúng là các tình tiết man trá và xuyên tạc và bí ẩn lại cực kỳ dễ lan tỏa khi được núp dưới bóng lịch sử.
Hay như 'Chim ưng và chàng đan sọt' – một dâm thư mượn danh lịch sử đã tạo được sự chú ý và quan tâm của cộng đồng. Tác giả đã chọn cách: gây hấn với lịch sử khi cố tình miêu tả sai lệch các giá trị văn hóa đã được thừa nhận. Nó chẳng những mô tả các anh hùng dân tộc như Trần Hưng Đạo, Phạm Ngũ Lão… rất đỗi tầm thường và kém thiêng, mà còn không thiếu những đoạn 18+ trần trụi và nhục dục tả cảnh loạn luân, ngôn từ kém cỏi và hạ cấp.
Chả hiểu sao cuốn truyện này có thể đạt giải B (không có giải A) của Hội nhà văn từ cuộc thi tiểu thuyết IV giai đoạn 2011-2015. Đầu năm 2018 lại được bồi thêm giải C Sách quốc gia cho mục Sách hay.
Quảng Điện (Tổng cục Quảng bá Phát thanh Truyền hình Quốc gia Trung Quốc) đã cực kỳ mạnh tay, phong sát hầu hết các tác phẩm điện ảnh làm phim sai sự thật/bôi đen về lịch sử. Nhờ thế mà giới trẻ Trung Quốc biết tôn trọng, biết ơn và họ sẵn sàng bảo vệ thành quả mà cha ông gây dựng. Tức là thâm chí ngay khi Quảng Điện chưa vào cuộc, công đồng mạng Trung Quốc thậm chí đã chủ động tẩy chay các tác phẩm nhân danh nghệ thuật xuyên tạc hình ảnh anh hùng của cha ông nên phim, ảnh.
Thế mà ngày nay, ở Việt Nam, có một bộ phận những người trẻ xem thường xương máu của cha ông đi trước đã đổ xuống vì độc lập dân tộc, làm phim để dần tẩy trắng cho Pháp lẫn tôn vinh các tổ chức xã hội đen bên Trung!
nguồn từ facebook.