- Bếp điện từ
- Bếp hồng ngoại
- Bếp từ kết hợp bếp hồng ngoại.
Thường nhiều người hay có thói quen gọi tất cả ba loại trên là bếp từ. Bây giờ ta đi sâu vào tìm hiểu cấu tạo và nguyên lý hoạt động của từng loại bếp kể trên.
Bếp hồng ngoại
1. Bếp hồng ngoại là gì?Bếp hồng ngoại là loại bếp hoạt động dựa theo nguyên lý bức xạ nhiệt của tia hồng ngoại, nghĩa là dòng điện sẽ đốt nóng cuộn dây điện trở để tạo ra nhiệt, truyền đến mặt bếp và làm nóng đáy nồi, chảo để tiến hành nấu chín thức ăn.
Nhìn chung, bếp hồng ngoại không kén nồi như bếp từ, nên bạn có thể dùng bất kì chảo, nồi được làm từ những chất liệu khác nhau để nấu chín thực phẩm.
2. Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của bếp hồng ngoại
Cấu tạo bếp hồng ngoại
Bếp hồng ngoại có cấu tạo khá đơn giản, gồm có những bộ phận chính như sau:
Phần thân bếp được làm bằng chất liệu thép có phủ sơn tĩnh điện chống gỉ sét, hạn chế trầy xước và có tác dụng bảo vệ tốt các bo mạch điện tử bên trong.
Ngoài ra, phần đáy bếp còn được lắp hệ thống quạt tản nhiệt để làm mát các vi mạch điện tử trong quá trình nấu và sau khi sử dụng bếp, nhằm kéo dài độ bền của sản phẩm và giảm thiểu nguy cơ cháy nổ.
Phần lớn các sản phẩm bếp hồng ngoại trước đây thường sử dụng bóng đèn halogen hoặc sợi dây mayso có tuổi thọ dùng đến 2500 tiếng. Ngày nay, mâm nhiệt của bếp hồng ngoại sử dụng các sợi dây carbon siêu bền, được các chuyên gia kiểm định nên có tuổi thọ hoạt động lên đến 8000 tiếng (khoảng 21 năm).
Phần lớn mặt kính trên bếp hồng ngoại đều được trang bị kính cường lực, tránh gây bỏng, không gây giật điện, có khả năng chống va đập và chịu nhiệt tốt lên đến 1000 độ C. Ngoài ra, tùy theo dòng sản phẩm mà khả năng kháng sốc nhiệt của bếp lên đến 800 độ C.
Nguyên lý hoạt động của bếp hồng ngoại
Bếp hồng ngoại có nguyên lý hoạt động dựa theo bức xạ nhiệt của tia hồng ngoại - thuộc bước sóng ánh sáng lớn nhất. Khi bếp được cấp nguồn điện, dòng điện sẽ chạy qua các mạch điện tử và thắp sáng các sợi dây carbon.
Lúc này, sợi dây sẽ bắt đầu nóng và tỏa nhiệt độ, đồng thời thấu kính hội tụ được lắp đặt bên trong mặt kính sẽ tập trung năng lượng vào vòng tròn đỏ (mâm nhiệt) để tiến hành truyền nhiệt làm nóng đáy nồi, chảo được đặt lên mặt bếp, nhờ đó mà nấu chín được thực phẩm. 3. Ưu nhược điểm của bếp hồng ngoại
Ưu điểm của bếp hồng ngoại
Không kén nồi, chảo: Dù sử dụng chất liệu chảo, nồi ra sao như gang, inox, thủy tinh, nhôm, sứ,… thì bạn vẫn có thể nấu chín thức ăn trên bếp hồng ngoại mà không hề kén chọn như bếp từ. Hơn nữa, khi chọn chất liệu của dụng cụ nấu như nhôm thì bạn bên chọn loại có độ dày đáy vừa phải, tránh quá mỏng vì dễ gây méo đáy nồi, chảo.
Tiết kiệm thời gian đun nấu: Tốc độ nấu chín thức ăn của bếp hồng ngoại nhanh hơn bếp gas khoảng 50%, nên chỉ trong khoảng thời gian ngắn là bạn có thể chế biến ra được nhiều món ăn ngon, phục vụ cho cả gia đình.
Không những thế, bạn vẫn có thể đặt nồi, chảo thức ăn nguyên trên bếp thêm vài phút, vì nhiệt lượng của mặt kính vẫn tỏa ra dù bạn đã tắt bếp. Lúc này, bạn có thể tranh thủ làm nóng hoặc ninh hầm thức ăn thêm mà không cần phải lo ngại về việc tốn thêm điện năng.
Vệ sinh dễ dàng, tiện lợi: Bề mặt của bếp hồng ngoại được làm bằng kính cường lực nên bạn có thể lau chùi cũng như vệ sinh dễ dàng sau khi nấu nướng. Chỉ cần dùng khăn mềm và dung dịch tẩy rửa chuyên dụng (kể cả xà phòng có nồng độ chất tẩy nhẹ) là bạn có thể vệ sinh bếp một cách nhanh chóng.
Đảm bảo an toàn cho người dùng: Bếp hồng ngoại không chỉ được thiết kế giúp cho việc nấu ăn diễn ra nhanh chóng, mà còn được trang bị thêm nhiều chức năng tiện ích khác giúp cho người dùng cảm thấy an tâm hơn khi sử dụng, như chế độ cảnh báo mặt bếp quá nóng, tự ngắt khi nóng quá tải, khóa trẻ em,…
Nhược điểm của bếp hồng ngoại
Tuy bếp hồng ngoại giúp cho công việc nấu ăn trở nên tiện lợi hơn rất nhiều, nhưng loại bếp này cũng có một số nhược điểm có thể kể đến như:
- Nhiệt lượng tỏa ra bên ngoài cao, có thể gây bỏng nếu như bạn vô tình tiếp xúc với mặt bếp. Vì thế, hãy chọn đáy nồi có kích thước vừa phải hoặc lớn hơn một chút so với vùng nấu bếp.
- Có thể gây chói mắt, khó chịu cho người nấu ăn.
- Vi mạch điện tử bên trong dễ hư hỏng do nhiệt tỏa ra lớn trong suốt quá trình nấu.
- Chưa tối ưu hóa về tiết kiệm năng lượng vì nhiệt lượng vẫn còn bị thất thoát ra bên ngoài khá cao trong suốt thời gian nấu.
Bếp điện từ
1. Bếp điện từ là gì?Bếp điện từ là loại bếp điện hoạt động trên nguyên lý tăng nhiệt nhờ từ trường. Khi bếp bắt đầu hoạt động, dòng điện chạy qua cuộn dây đồng đặt dưới mặt kính bếp và sinh ra dòng từ trường trong phạm vi vài milimet trên mặt bếp.
Đáy nồi làm bằng vật liệu nhiễm từ (có thể hích được nam châm) đặt trên mặt bếp sẽ được dòng từ trường tác động và tự sinh ra nhiệt làm nóng thân nồi và từ đó sẽ đun nóng làm chín thức ăn. Nhờ cơ chế nấu này, bếp điện từ làm giảm khả năng thất thoát nhiệt, đồng thời thời gian nấu cũng rất nhanh.
2. Ưu nhược điểm của bếp điện từ
Ưu điểm
Bếp điện từ sở hữu rất nhiều ưu điểm, và dưới đây là một vài ưu điểm điển hình:
- Bếp điện từ khá an toàn vì lượng nhiệt không tạo trực tiếp trên mặt bếp, khác hẳn với bếp ga. Mặt bếp cũng không quá nóng nên cũng sẽ hạn chế việc bạn bị bỏng nếu sơ ý chạm vào bếp.
- Về thời gian nấu, bếp điện từ cho khả năng đun nóng rất nhanh, hoàn toàn vượt trội so với bếp ga.
- Rất dễ vệ sinh nên nếu bạn lau chùi thường xuyên, mặt bếp sẽ luôn sáng bóng, sạch sẽ và không bay mùi. Thậm chí, bạn có thể rán trứng trên mặt bếp mà không cần dùng đến chảo.
- Bếp điện từ có thể điều khiển nhiệt độ và thời gian nấu nhờ bàn phím nên bạn hoàn toàn có thể kiểm soát việc nấu nướng của mình một cách dễ dàng.
Nhược điểm
Bên cạnh đó, bếp điện từ cũng có một vài nhược điểm sau đây:
- Giá của bếp điện từ nhìn chung đắt hơn bếp ga khoảng 2 – 3 lần. Vì thế, bạn cũng nên cân nhắc tình hình tài chính của mình để lựa chọn một chiếc bếp thích hợp.
- Bếp điện từ chỉ có thể sử dụng khi dùng các loại nồi bằng kim loại hoặc có đáy từ tính. Thế nên bạn không thể dùng các loại nồi đất, sành sứ khi nấu với bếp điện từ.
- Công suất của bếp cũng khá lớn từ 1800 – 2200W nên bạn cần biết cách sử dụng hợp lý để không gây lãng phí điện năng tiêu thụ trong gia đình.