Kỹ thuật nuôi dưỡng và chăm sóc cá vàng cảnh

Nuôi cá cảnh là sở thích của rất nhiều người. Trong tất cả các loại cá cảnh thường nuôi, cá vàng có lẽ là loài cá được nuôi phổ biến nhất.

Cá vàng là dòng cá có sức khỏe rất ổn định, nó không đòi hỏi thức ăn cầu kỳ, yêu cầu nhiệt độ nước và chất lượng nước quá cao. Tuy nhiên trong quá trình nuôi các bạn cũng phải để ý đến chất lượng thức ăn cũng như môi trường sống của chúng.

Cá vàng vừa đẹp mắt lại dễ nuôi, không tốn nhiều công chăm sóc. Để có một bể cá vàng đẹp, kỹ thuật nuôi và chăm sóc là điều bạn phải quan tâm đến.

Cá vàng ăn gì?


Cá vàng chủ yếu ăn các loại thức ăn tổng hợp dành cho cá ở dạng viên nhỏ hoặc dạng mảnh. Dạng viên được sử dụng phổ biến hơn bởi khi thả vào bể chúng chìm khám chậm. Cá có thể bơi lội ăn dễ dàng mà không sợ bị thức ăn rơi xuống đáy bể.

Tuy nhiên, thời gian cho cá ăn bạn nên thực hiện trong khoảng 3 phút thôi nhé! Nếu cho cá vàng ăn nhiều quá chúng sẽ nhanh chết cho nặng bụng.

Liều lượng thức ăn cũng khác nhau giữa cá vàng trưởng thành và cá vàng con. Với cá vàng trưởng thành, bạn chỉ cần cho ăn mỗi ngày 1 lần. Tuy nhiên với cá vàng con bạn phải tăng số lần ăn cho cá, khoảng 2 đến 3 lần mỗi ngày.

Để tăng cường chất dinh dưỡng cho cá, bạn có thể bổ sung thêm các thức ăn tươi sống từ giun đất và tôm có bán ở các cửa hàng cá cảnh.
Kỹ thuật nuôi dưỡng và chăm sóc cá vàng cảnh

Môi trường sống của cá vàng


Để cá có thể phát triển khỏe mạnh thì môi trường sống của chúng luôn phải đạt tiêu chuẩn. Thông thường, muốn nuôi cá vàng thì gia đình các bạn phải chuẩn bị bình thủy tinh hoặc một bể cá.

Dù là môi trường nào thì nhiệt độ môi trường cũng phải đạt từ 25 – 300C, độ pH phải luôn dao động trong khoảng 6.5, ánh sáng trong bể nuôi và không khí luôn được đảm bảo.

Ngoài ra, trong bể nuôi cá cảnh nên có một vài cây thủy sinh để trao đổi khí. Hàng tuần, bạn nên vệ sinh và thay nước bể cá 2 lần.

Lưu ý, khi thay nước ở trong bể không nên thay toàn bộ mà chỉ thay khoảng 2/3 lượng nước và giữ lại 1/3 lượng nước (điều này giúp cho cá tránh khỏi hiện tượng sốc môi trường sống).

Chăm sóc sức khỏe cho cá vàng


Trong quá trình nuôi do cách cho ăn cũng như làm vệ sinh bể nuôi chưa được tốt, các vàng có thể bị một số hiện tượng như: cá vàng bơi trong bể lờ đờ (có thể bị mắc chứng bệnh như nấm…),

Cá vàng bị sình bụng (do chế độ ăn dẫn đến đường ruột hoặc do nhiễm vi khuẩn), xù vảy ở cá vàng, rận nước ở cá vàng….

Khi gặp những trường hợp này, các bạn nên tách những chú cá bị bệnh ra riêng để quan sát và mua thuốc chữa trị.

Đồng thời, hòa một chút thuốc tím vào trong bể nước khử trùng, tránh lây lan bệnh sang những chú cá khác.

Tìm vị trí đặt bể nuôi cá vàng


Lựa chọn vị trí đặt bể cá vàng cũng được coi là việc khá quan trọng. Điều này giúp cá vàng khỏe mạnh, phát triển tốt.

Đặc điểm dễ nhận thấy ở cá vàng là chúng rất nhạy cảm với âm thanh lớn. Do đó bạn nên đặt bể cá ở những nơi yên tĩnh, ít người qua lại và hạn chế gây tiếng ồn cạnh bể cá.

Một sai lầm mà nhiều người mắc phải là đặt bể cá ở cạnh ti vi, loa hay thiết bị âm thanh khác với mục đích trang trí. Tuy nhiên, như đã nói ở trên, cá vàng rất nhạy cảm với âm thanh lớn nên việc đặt bể cá ở những nơi như vậy vô tình sẽ khiến cá vàng nhanh chết.

Hướng dẫn cách chọn cá khỏe mạnh


Có nhiều dấu hiệu để nhận biết và lựa chọn những con cá vàng khỏe mạnh. Cá vàng khỏe mạnh đầu tiên phải bơi nhanh nhẹn, phản xạ tốt, mang khỏe. Cùng với đó là vảy óng ánh dưới ánh sáng, đuôi xòe như cánh quạt, màu sắc bóng đẹp.

Cần tránh những con cá bơi yếu ớt, vây xù, chảy máu, bụng phình to.

Bên cạnh đó, cần quan sát thân cá. Nếu có những chấm nâu hình oval hơi đập thì khả năng cao là cá có rận, cần loại trừ những con cá như vậy.

Ngoài ra, nếu có rận, bạn sẽ thấy cá xuất hiện tình trạng nhảy dựng bất thường. Đó cũng là một dấu hiệu rất dễ nhận thấy.

Cá khỏe mạnh khi bơi phải nằm miệng đớp nước đều đặn, mang hô hấp tự nhiên. Cá bị bệnh hoặc cá yếu thì không được thế, chúng môi hay bị phù, không tự điều khiển được hướng bơi nên thường bị trôi theo dòng chảy. Hoặc bị hút dính vào thiết bị lọc nước, lao đao ngược xuôi trong bể.

Khi quan sát mắt cá, nếu cá khỏe mắt sẽ trong veo, tròn đều và đen nhánh. Di chuyển rất linh hoạt chứ không đờ đẫn như các con cá bị bệnh.

Phòng bệnh cho cá vàng


Nếu khi quan sát thấy cá vàng có hiện tượng đốm trắng và nấm trên thân thì có nghĩa cá đã bị bệnh. Cần xử lý ngay trước khi bệnh diễn biến nặng hơn và lây lan sang các con khỏe mạnh khác.

Bạn tìm mua các loại thuốc ở cửa hàng cá cảnh hoặc thú y, pha thuốc với nước rồi mới đổ từ từ vào bể cá. Trường hợp cần thiết phải cách ly con bị bệnh để tránh lây lan ra cả bể cá thì tình hình sẽ khó kiểm soát hơn.

Bên cạnh đó, nước trong bể để lâu phân cá và thức ăn thừa sinh ra nhiều chất bẩn, do vậy để phòng bệnh cho cá bạn nên thay nước định kỳ. Tuy nhiên, các lần thay không nên gần nhau quá để tránh cá bị với môi trường nước thay đổi liên tục sẽ nhanh chết.

Kỹ thuật chăm sóc cá vàng sinh sản


Để giúp những chú cá vàng có thể sinh sản tốt, tạo ra thế hệ con khỏe mạnh, bạn cần lưu ý một số vấn đề sau đây:

Chọn giống cá bố mẹ

Lựa chọn cá bố mẹ có sức khỏe tốt luôn là yếu tố được quan tâm hàng đầu. Việc này sẽ tạo điều kiện tuyệt vời để bạn có được những chú cá con khỏe mạnh, ít bị bệnh.

– Với cá đực: Bạn cần chọn những chú cá có màu sắc sặc sỡ, bơi lội uyển chuyển. Ở những loài cá có mào, bạn nên lựa chọn những chú cá mào dày, có độ sùi lớn.

– Với cá cái: Bạn cần tìm những chú cá có thân hình cân đối, khả năng bơi lội tốt và không có bất cứ dị tật nào trên cơ thể.

Ghép đôi cá sinh sản

Để việc ghép đôi sinh sản tỷ lệ thành công cao, bạn nên lựa chọn các loại bể nuôi rộng rãi, bổ sung các loại thực vật như rong rêu,… Để cá có môi trường đẻ trứng.

Bạn có thể áp dụng phương pháp ghép đôi 1 đực + 1 cái hoặc nhiều đực nhiều cái. Thông thường, phương pháp ghép đôi giữa nhiều đực và nhiều cái sẽ đem tới tỷ lệ thành công cao.

Ngoài ra, trước khi ghép đôi, bạn nên tách cá đực và cá cái ra các bể riêng, có một chế độ dinh dưỡng phù hợp để cá khỏe mạnh, có được khả năng sinh sản cao.

Khi cá đang trong bể ghép đôi, việc bạn cho chúng ăn vẫn phải tiến hành đều đặn, giúp cá có được sức khỏe tốt trong quá trình sinh sản, đẻ trứng.

Lưu ý trong quá trình chăm sóc cá vàng sinh sản

Khi cho vào bể ghép đôi, nếu thấy cá đực và cá cái cọ sát nhiều vào nhau, đó là thời điểm chúng đang sinh sản.

Lúc này, bạn sẽ thấy cá đẻ trứng vào các cây rong rêu đã được thả từ trước đó. Thông thường cá cái đẻ rất nhiều, bạn có thể nhận biết được trứng cá bằng mắt thường.

Khi cá đực và cái đã ngừng quấn nhau, đó cũng là lúc quá trình sinh sản của cá kết thúc, lúc này, bạn nên cho cá ra khỏi bể ghép đôi.

Trứng của cá vàng nở rất nhanh, chỉ sau 1 đến 2 tuần là toàn bộ số trứng cá sẽ nở hết.

Khi mới sinh, cá vàng có thân hình trong suốt, sau khoảng 3 đến 4 ngày, những chú cá con sẽ lớn dần và các bộ phận cũng được phân chia một cách rõ ràng hơn.

Vào những ngày đầu khi vừa mới sinh, bạn có thể cho cá ăn lòng đỏ trứng gà hoặc các loại ngũ cốc xay mịn như bo bo, yến mạch.

Khi được 1 đến 2 tuần, bạn có thể bắt đầu cho chúng ăn một số loài thủy sinh, giun nhỏ, lăng quăng,… để cá phát triển tốt về mặt sức khỏe.

Từ tuần thứ 3 trở đi, những chú cá vàng sẽ có sự thay đổi rõ rệt về mặt hình dáng, các bộ phận trên cơ thể gần như đã hoàn thiện. Lúc này, bạn có thể sử dụng các loại thức ăn sẵn ở các shop cá cảnh để cho cá ăn.

Ngoài ra, với số lượng trứng rất lớn như vậy, tỷ lệ cá con bị di tật, sức khỏe yếu cũng là rất cao. Vì vậy, bạn nên có sự lựa chọn và lọc bỏ cá yếu ớt, chỉ giữ lại những chú cá khỏe mạnh để chăm sóc.