Kỹ thuật nuôi vẹt cảnh và một số loài vẹt cảnh phổ biến hiện nay

Nuôi vẹt cảnh là thú vui vừa dân dã vừa tao nhã của khá nhiều người hiện nay bởi lẽ vẹt là loài chim đẹp và rất thông minh.

Chim vẹt được biết đến là loài chim thông minh nhất hiện nay và khá dễ nuôi tại nhà. Loài chim này không chỉ có tiếng hót líu lo, chúng còn có khả năng bắt chước tiếng người rất giỏi.

Nếu như bạn đang có ý định nuôi một chú vẹt trong nhà để làm cảnh thì hãy tham khảo hướng dẫn kỹ thuật nuôi và chăm sóc chim vẹt cảnh và tìm hiểu về một số loài vẹt cảnh phổ biến nhất hiện nay ở bài viết này.

I. Tìm hiểu về loài chim vẹt

Chim vẹt được biết đến là loài chim thông minh nhất hiện nay và khá dễ nuôi tại nhà. Hiện nay trên thế giới có khoảng hơn 400 loài vẹt sinh sống.

Hình dáng bên ngoài của vẹt có đầu khá to và tròn. Điểm nổi bật trên khuôn mặt của vẹt là có chiếc mỏ rất to, mỏ trên dài hơn mỏ dưới. Đôi mắt của vẹt to tròn thường có màu đen hoặc đỏ. Vẹt có đôi chân ngắn và to rất chắc khỏe.

Theo như một vài nghiên cứu, con vẹt xuất hiện cách đây khoảng 59 triệu năm trước. Những chú chim này được tìm thấy nhiều nhất ở vùng đất Nam Mỹ và Australia.

Loài chim này có tên tiếng anh Parrot, tên khoa học Psittaciformes. Chú vẹt đầu tiên được miêu tả bởi nhà động vật học Wagler vào năm 1830.

Chim vẹt, dòng chim có kích thước trung bình – kích thước của chúng phụ thuộc vào loài. Có loài khi trưởng thành chỉ nặng 1,2 – 1,7kg, có những loài có thể nặng từ 2 – 4kg. Chiều dài cơ thể dao động từ 8,6 – 100cm.

Chim vẹt, loài chim có chỉ số IQ rất cao. Chúng có khả năng nói theo tiếng người rất giỏi. Bên cạnh đó, chúng có khả năng diễn xiếc và logic làm toán rất giỏi.
Kỹ thuật nuôi vẹt cảnh và một số loài vẹt cảnh phổ biến hiện nay
Vẹt sinh sản theo hình thức kết đôi và đẻ trứng, chúng có thể sinh sản vào bất cứ mùa nào ở trong năm (chủ yếu nhất vẫn là vào mùa hè).

Khi đến kỳ sinh sản, chim đực và chim cái sẽ cùng nhau làm tổ trên các thân cây. Phía bên trong tổ lót cành cây nhỏ và các sợi rơm.

Trung bình một lần sinh sản chim có thể đẻ được từ 4 – 8 trứng.

Trong tự nhiên, chim vẹt thường sinh sống thành bầy đàn để cùng nhau kiếm ăn. Loài chim này rất nhanh nhẹn và rất khó bắt.

Môi trường sống thích hợp nhất của chúng là những vùng nhiệt đới và nơi có khí hậu ấm áp.

Loài chim này được tìm thấy chủ yếu ở khu vực Nam Mỹ, New Zealand Australia, Nam Á, Đông Nam Á và khu vực Châu Phi.

Tại Việt Nam, có khoảng 50 loài chim vẹt đang sinh sống trải dọc miền đất nước.

II. Một số loài vẹt cảnh phổ biến ở Việt Nam hiện nay

1. Vẹt xanh đuôi dài – vẹt Nam Mỹ

- Giống vẹt này có tên khoa học Cyanopsitta spixii.
- Loài chim này có kích thước cơ thể tương đối lớn, khi trưởng thành cơ thể chúng dài từ 55 – 57cm.
- Toàn bộ phần lưng, đầu, đuôi, cánh và bụng của chúng có màu xanh đậm.
- Chân màu đen, mỏ có màu đen xám.
- Tiếng của chúng khá trầm và ấm.

Giống chim này có nguồn gốc từ đất nước Mexico và vùng biển Caribbean. Chúng sinh sống chủ yếu ở trong những khu rừng rậm nhiệt đới và vùng thảo nguyên.

2. Vẹt Mã Lai – Vẹt cockatiel

Vẹt Mã Lai hay còn gọi là vẹt cockatiel. Loài vẹt này có tên khoa học Nymphicus hollandicus, được đặt tên bởi Kerr vào năm 1792.

Giống vẹt Mã Lai có chiều dài kích thước cơ thể dao động từ 30 – 33cm, cân nặng dao động từ 80 – 100 gam.

Dòng chim này có nguồn gốc từ nước Úc, hiện nay chúng được tìm thấy ở rất nhiều nơi trên thế giới.

3. Vẹt lovebird – vẹt uyên ương

Vẹt Lovebird là giống vẹt nhỏ khá dễ thương, chúng thu hút ánh nhìn bởi màu sắc sặc sỡ. Loài chim này có tính trung thành với chủ rất cao.

4. Vẹt Hồng Kông

Vẹt Hồng Kông hay còn gọi là vẹt yến phụng. Dòng chim này khá phổ biến và được rất nhiều người yêu thích.

Dòng chim này tại Việt Nam hiện có 50 loài, chúng có sức đề kháng rất tốt – có thể thích ứng được với mọi loại thời tiết.

Loài chim này thường nói rất nhiều, tuy nhiên chỉ số IQ của chúng khá thấp – điều này khiến người nuôi phải thật kiên nhẫn để huấn luyện chúng.

5. Vẹt Macaw – Vẹt đuôi dài

Vẹt Macaw hay còn gọi là vẹt Mắc – ca, giống vẹt này thường có màu sắc rất sặc sỡ. Trong dòng vẹt Macaw hiện có khoảng 18 loài – một số loài đã tuyệt chủng.

Giống vẹt này với đặc điểm nổi bật là chiếc đuôi dài. Lông đuôi của chúng còn dài hơn chiều dài cơ thể.

Dòng chim này được tìm thấy nhiều nhất ở khu vực Nam Mỹ. Hiện nay, chúng là một trong những dòng vẹt cảnh được nhiều người yêu thích.

6. Vẹt kakapo

Vẹt kakapo hay còn gọi là vẹt cú – bởi khuôn mặt của chúng gần giống với những con cú mèo. Tên khoa học của chúng Strigops habroptilus, được đặt tên vào năm 1845 bởi Gray.

Ngoài khuôn mặt đặc biệt, dòng chim này còn không có khả năng bay. Chúng là loài chim bản địa thuộc khu vực New Zealand.

7. Vẹt ringneck Ấn Độ

Vẹt ringneck là dòng chim có kích thước khá nhỏ nhưng lại vô cùng thông minh. Màu sắc chủ yếu của chúng là màu xanh lá cây.

8. Vẹt má vàng – vẹt Việt Nam

Vẹt má vàng, giống chim có nguồn gốc từ châu Á. Giống vẹt cảnh này còn có tên gọi là vẹt xích, tên khoa học Psittacula eupatria siamensis – được đặt vào năm 1766.

Dòng này có phần đuôi dài, điểm đặc biệt là phần vòng cổ đen. Độ dài cơ thể 56cm, nặng khoảng 200 – 300 gam.

III. Vẹt ăn gì để khỏe mạnh, nhanh biết nói

Nuôi vẹt khá dễ nhưng trong quá trình chăm sóc người nuôi phải có chế độ dinh dưỡng thích hợp, có như vậy vẹt mới sinh trưởng và phát triển tốt. Vậy vẹt ăn gì để khỏe mạnh Yêu Chim sẽ hướng dẫn cho bạn ngay sau đây.

Bên cạnh những loại hạt mà chúng yêu thích, các bạn nên bổ sung loại thức ăn dành riêng cho chim. Điều này giúp cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng và khoáng chất dành cho chim.

Rau cải và trái cây là hai loại thức ăn không thể thiếu khi nuôi vẹt. Một số loại rau tốt cho vẹt như rau xà lách, cà rốt, cà chua, mùi tây, củ cải, dưa chuột… Còn với hoa quả bạn có thể cho vẹt ăn đu đủ, quả nho, táo, quýt…

Thành phần bên trong rau củ có nhiều vitamin và khoáng chất, cacbon hydro đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe của vẹt. Khi cho vẹt ăn rau và trái cây bạn cần phải rửa sạch, đặc biệt với những hoa quả có hạt, phải bỏ hạt đi, khi thấy hoa quả có dấu hiệu bị hư hỏng bạn cũng không nên cho ăn.

Trong quá trình nuôi vẹt tại gia đình, nếu như bạn quan sát thấy vẹt có dấu hiệu thừa cân hoặc suy dinh dưỡng… Thì lúc này bạn cần phải tìm đến các thực phẩm dinh dưỡng bổ sung, giúp vẹt bổ sung chất thiếu và cắt giảm chất thừa. Tốt nhất là bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ thú y để có được cách chăm sóc tốt nhất cho vẹt của mình.

Những loại thực phẩm có chứa nhiều đồ chiên, socola, chất béo… bạn không nên cho vẹt ăn vì sẽ rất dễ khiến vẹt bị béo phì. Có hai loại quả bạn không nên cho vẹt ăn là lê tàu và hồng vàng. Ngoài ra, với nước uống bạn cũng không nên cho vẹt uống coca, cafe, rượu bia, trà… bởi sẽ làm ảnh hưởng tới hệ tiêu hóa của vẹt.

IV. Chăm sóc sức khỏe cho vẹt cảnh

Vẹt cảnh rất thích tắm nước, cho nên các bạn hãy thường xuyên tắm cho chúng để loại bỏ hết bụi bẩn và vi khuẩn trong cơ thể của chúng.

Mùa hè nên 2 ngày tắm 1 lần, mùa đông chỉ những ngày nắng ấm mới cho chim tắm.

Sau khi tắm xong các bạn nên lau khô lông cho chúng – điều này để tránh chim bị cảm lạnh và hắt hơi.

Bình thường vẹt sẽ ăn 2 bữa một ngày, bữa thứ nhất ăn vào lúc mặt trời mọc khoảng 3 phút, bữa thứ 2 sẽ ăn vào lúc khoảng 4-5 giờ chiều. Lưu ý sau mỗi bữa ăn bạn nên dọn dẹp thật sạch những thức ăn thừa của bữa trước, để vẹt không ăn lại, nó sẽ ảnh hưởng tới tiêu hóa.

Trong mỗi bữa ăn không nên cho vẹt ăn quá nhiều, chỉ cho ăn ở mức vừa đủ. Làm như vậy quá trình theo dõi nhu cầu ăn uống của vẹt sẽ tốt hơn, khi thấy có dấu hiệu của bệnh tật, vẹt sẽ ăn ít đi và bạn phát hiện được kịp thời.

Khay đựng thức ăn của vẹt phải được vệ sinh sạch sẽ hằng ngày, không nên để bẩn làm ảnh hưởng tới sức khỏe của vẹt. Nước sạch cho vẹt tốt nhất là nước lọc, không nên dùng nước thừa hoặc bẩn.

Vẹt có bản năng bắt chước rất tốt, để nói hay phải có sự huấn luyện của con người. Hàng ngày, vào buổi sáng sớm hoặc chiều tối bạn nên dành thời gian để nói chuyện và dạy chim tập nói.