Cá vàng Ranchu: Kỹ thuật chăm sóc cá khỏe và không bị nấm bệnh

Trong các gia đình hiện đại ngày nay hầu hết đều có một bể cá hoặc hồ cá nho nhỏ để làm đẹp thêm không gian. Tùy thuộc vào sở thích và phong thủy mà sẽ nuôi loại cá nào trong bể.

Cá vàng Ranchu, một dòng cá vàng cảnh được rất nhiều người yêu thích. Hầu như trong các bể cá phong thủy của các gia đình đều có giống cá vàng Ranchu.

Nếu có ý định nuôi cá vàng ranchu nên tham khảo một số kiến thức liên quan đến cá vàng Ranchu – loài cá được rất nhà người ưa chuộng.

Cá vàng Ranchu: đặc điểm, nguồn gốc và ý nghĩa


1. Ý nghĩa tên gọi giống cá vàng Ranchu

Cá vàng Ranchu còn có tên tiếng anh là Buffalo Head Goldfish, người Việt Nam thường gọi là cá vàng Lan Thọ.

Cá vàng Ranchu ngoài có màu sắc sặc sỡ ra thì chúng còn sở hữu một thân hình uyển chuyển rất đẹp. Dưới đây sẽ là toàn bộ nguồn gốc – đặc điểm và tập tính của những chú cá vàng Ranchu.

2. Nguồn gốc cá vàng Ranchu (cá vàng Lan Thọ)

Cá vàng Ranchu là một giống cá vàng có nguồn gốc xuất xứ đến từ đất nước mặt trời mọc – đất nước Nhật Bản. Những chú cá vàng Ranchu được lai tạo và phát triển từ thời vua Minh Trị (1870 – 1885).

Những chú cá vàng Ranchu được xem là “vua của các loài cá vàng” bởi vẻ đẹp ấn tượng vô cùng khác biệt với những dòng cá vàng khác.
Cá vàng Ranchu: Kỹ thuật chăm sóc cá khỏe và không bị nấm bệnh
Cá vàng Ranchu là kết quả của sự nhân giống từ dòng cá chép đầu sư tử của đất nước Trung Quốc (gọi là cá vàng sư tử).

Ngày nay những chú cá vàng Ranchu đã được nhân giống rộng rãi và được nuôi dưỡng ở rất nhiều quốc gia trên thế giới trong đó có Việt Nam.

3. Đặc tính thích nghi của cá vàng Ranchu

Cá vàng Ranchu là loài cá sống ở môi trường nước ngọt, chúng phù hợp với cả môi trường nuôi dưỡng trong nhà và ở ngoài trời.

Tuy nhiên, khi nuôi các bạn cũng nên để ý đến nhiệt độ và lượng nước ở trong bể. Cá vàng Ranchu thích hợp sống ở nhiệt độ từ 18 – 23oC.

Bên cạnh đó phải để ý đến độ pH ở trong bể nuôi luôn ở trong khoảng 6,5 – 7,5 và độ dH ở trong tầm 4 – 20.

Cá Ranchu là giống cá có hệ bài tiết rất tốt, khi nuôi những chú cá vàng Ranchu các bạn cần để ý đến việc thay nước thường xuyên cho chúng.

Cá Ranchu mặc dù là loài cá bé xong chúng vẫn cần có đủ không gian để trao đổi khí. Chính vì vậy, bạn nên để nhiều không gian chống nhiều trong bể và chỉ nên nuôi tầm 5 chú cá trong một chiếc bể nhỏ.

Tuổi thọ trung bình của một chú cá vàng Ranchu có thể lên đến 20 năm (để sống được đến 20 năm, chúng phải được chăm sóc rất đặc biệt).

4. Đặc điểm hình thể

Thân cá ngắn và hơi tròn, từ cổ nối một đường cong đến đuôi, phần thân trên to hơn bụng dưới tạo thành một chỗ hõm vào ở thân cá tạo ra nét đặc biệt cho cá ranchu. Thân cá không có vây lưng.

Đuôi cá vàng rất đẹp. Cá vây đuôi xếp cân đối và xòe ra thành một cái quạt lớn uyển chuyển mềm mại. So với phần thân đuôi cá dài khoảng ⅜ thân cá.

Giống như các loài cá vàng khác cá ranchu ánh sáng, có 2 màu sắc chủ đạo là màu đỏ đậm hoặc màu đỏ cam. Ngoài ra thì có một số con cá có thêm màu trắng, đen và vàng kết hợp tạo ra những chú cá ranchu sặc sỡ sắc màu.

Vảy cá có thể là vảy ánh kim hay vảy bán kim. Tùy vào loại vảy mà cá có màu sắc khác nhau. Dạng vảy ánh kim thì cá có các màu cam, màu trắng, màu đồng thau, màu đỏ, màu đen hay màu xanh dương. Còn với những chú cá có vảy màu bán kim thì sẽ có 2 đến 3 màu trên thân hoặc có đốm.

Hướng dẫn nuôi và chăm sóc cá vàng Ranchu


Cách nuôi cá vàng lan chu hay cá vàng Ranchu mau lớn tương đối dễ. Kể cả những người không có nhiều thời gian cũng có thể nuôi được cá vàng Ranchu.

Dưới đây chúng tôi sẽ chia sẻ cho các bạn một vài kinh nghiệm và mẹo để nuôi cá Ranchu khỏe không bị bệnh.

1. Thức ăn cho cá vàng Ranchu

Cá Ranchu là một dòng cá ăn tạp, chế độ dinh dưỡng của chúng không phải mối lo ngại đối với các bạn.

Thông thường, những người nuôi cá Ranchu thường mua những hộp thức ăn khô dạng viên hoặc dạng mảnh về cho chúng ăn.

Nên chọn loại thức ăn dạng viên có kích thước thật nhỏ, thời gian để thức ăn chìm xuống đáy bể sẽ lâu hơn .

Như vậy, cá có thể dễ dàng ăn. Chỉ nên cho cá ăn với lượng thức ăn vừa phải, không nên cho quá nhiều thức ăn.

Thứ nhất, nếu cá ăn nhiều sẽ dẫn đến hỏng hệ tiêu hóa. Thứ 2, nếu thức ăn thừa quá nhiều sẽ làm ô nhiễm môi trường nuôi cá và hút hết oxi để cá thở.

Số lần cho ăn: một ngày chỉ nên cho cá ăn 2 bữa, 1 bữa vào sáng sớm và một bữa vào đầu giờ chiều. Lưu ý, sau 5h chiều thì không nên cho cá ăn.

Theo như kinh nghiệm của những người chuyên nuôi cá cảnh Ranchu, các bạn nên cho cá ăn thức ăn dạng khô bán ngoài tiệm cá cảnh.

Nếu cho cá ăn thêm thức ăn sống thì phải đảm bảo độ tiệt trùng của thức ăn, tránh các bệnh lây nhiễm vào cá.

2. Chọn cá giống

Tại Việt Nam đôi cá ranchu có giá cả triệu đồng nên #ohana khuyến khích bạn đến tận nơi để mua. Tìm hiểu và quan sát để chọn được cặp cá ưng ý nhất. Tuy có thể mất đến 1 hay 2 tiếng nhưng bù lại thì sẽ an tâm hơn khi đặt hàng trên mạng.

Tiêu chí chọn cá đầu tiên là bơi khỏe. Quan sát tốc độ bơi của cá, con nào bơi nhanh, chuyển động uyển chuyển, nhẹ nhàng dứt khoát là đã đạt chuẩn về sức khỏe.

Thứ hai là về vẻ bề ngoài. Một chú cá ranchu đẹp là có chiều dài cân đối, đầu vuông vắn và phần gù trên đầu phải to và sần sùi. Phần vảy trên lưng cá xếp ngay ngắn và nhỏ nhắn, vây cá mềm mại uyển chuyển theo dòng nước.

3. Chuẩn bị bể nuôi

Trong vòng đời của một con cá vàng Ranchu thì khả năng bị bệnh thấp. Tuy nhiên bạn không nên chủ quan mà vẫn cần lưu ý đến những điểm sau để tạo môi trường tốt nhất cho cá.

Đầu tiên là về môi trường sống. Bất cứ loài cá nào muốn sống khỏe mạnh thì cần có nguồn nước sạch sẽ. Sống trong nước trong sạch sẽ giúp cá ranchu giảm tình trạng bị nhiễm các loại bệnh như nấm vảy, nấm đuôi….

Nếu nuôi trong bể cá thì một tuần thay nước từ 3 đến 4 lần, nên chăm thay nước thường xuyên hàng tuần nhé. Một điều nữa là nếu nhà bạn dùng nước máy để nuôi cá thì trước khi thay cần để khí cl2 lắng xuống nếu không khi cho vào bể cá sẽ làm giảm nồng độ oxy trong nước khiến cá chết vì ngạt khí.

4. Cách phòng bệnh cho cá Ranchu Lan Thọ

Trong quá trình nuôi cá vàng Ranchu chúng có thể mắc các chứng bệnh như: bệnh nấm, bệnh thối mang, bệnh thối vây, bệnh trùng bánh xe, bệnh trùng mỏ neo….

Cách tốt nhất để phòng các bệnh này chính là luôn giữ cho nguồn nước được trong sạch, bên cạnh đó bổ sung thêm cây thủy sinh để lọc khí ở trong nước.

Ngoài ra, trong chế độ ăn của cá các bạn nên cung cấp đầy đủ các dưỡng chất như chất đạm và chất xơ để cá có thể sản sinh ra đủ đề kháng để trống lại bệnh tật.

Lưu ý, nếu như trong bể đã có sẵn cá mà bạn muốn nuôi thêm những chú cá mới các bạn nên nuôi cá mới ở bên ngoài khoảng 2 – 3 hôm, nếu khỏe mạnh thì mới được cho vào bên trong bể.

Sau khi cho cá mới vào trong bể thì bạn nên cho thêm một chút nước muối, xanh metylen hoặc một số loại thuốc sát khuẩn.

Khi nuôi cá vàng Ranchu bạn nên quan sát ánh mắt của chúng, nếu ánh mắt thường xuyên lờ đờ và cá ít bơi thì có thể những chú cá vàng của bạn đang mắc chứng bệnh đốm trắng hoặc nấm.

Nếu trường hợp bệnh này xảy ra, các bạn nên ra các hàng cá cảnh để mua thuốc chữa nấm về hòa ra một chiếc chén nhỏ rồi đổ vào bể cá.