Chim Khướu: Kỹ thuật thuần dưỡng và chăm sóc chim khỏe mạnh hót hay căng lửa

Ở Việt Nam là nơi có diện tích rừng bao phủ khá lớn nên số lượng chim chóc sinh sống là vô cùng lớn trong đó có loài chim khướu.

Tại nước ta, Khướu có mặt khắp cả ba miền Nam Trung Bắc, với số lượng khá nhiều. Nhưng chủ yếu tập trung ở các tỉnh miền núi cao.

Chim Khướu cũng có nhiều loại, nhưng có 2 loại phổ biến và dễ nhận biết nhất là Khướu Mun và Khướu Bạc Má.

Khướu Mun có vóc dáng thon nhỏ hơn Khướu Bạc Má một chút, nhưng hình dáng thì giống hệt nhau. Thân hình Khướu Mun phủ màu lông xám đen.

Chim trống có hai loại: Má bóng và má màu mờ mờ. Nhiều người cho rằng chim Khướu Mun mà má bóng là Khướu Mun thiệt, còn loại má mờ mờ là Khướu Mun la.

Riêng chim Khướu Mun mái thì có khoen mắt màu đen, phía đuôi mai có vệt đen dài, mà cuối vệt đen không nhọn mà thẳng góc. Thường thì trên đỉnh đầu, viền trên chóp lông mũi có một túm nhỏ lông trắng.

Khướu Bạc Má có thân hình lớn hơn Khướu Mun một tí. Nhưng sự so sánh này không phải là chính xác tuyệt đối, vì giống Khướu có con to con nhỏ, chứ không có sự lớn đồng đều một cỡ như nhau, mặc dầu hình dáng thì giống nhau như đúc.
Chim Khướu Kỹ thuật thuần dưỡng và chăm sóc chim khỏe mạnh hót hay căng lửa

Cách chọn mua chim Khướu bổi về thuần dưỡng


Khướu khi mới bẫy về hoặc mới mua về còn nhát nên đòi hỏi người nuôi chim cảnh phải biết quan tâm, chăm sóc và thuần dưỡng chim một cách từ từ, hết sức tốn công và kiên nhẫn.

Yếu tố quan trọng nhất khi chọn chim bổi là vấn đề sức khỏe. Thấy chú chim nào lông lá bóng mượt, bay nhảy linh hoạt, tạch tạch, vảnh đuôi. Thì nên chọn còn dáng đứng cao cầu hay sàn cầu nếu có thì tốt, không có cũng không sao.

Khi mua chim nhớ sờ vào vùng ức dưới bụng chim xem chim mập ốm ra sao. Khi bắt chim để ý họng của chúng coi thử có đen hay là trắng bệt… Nếu trắng bệt quá thì không nên chọn, loại này nguy hiểm. Còn họng đen thì ưu tiên chọn vì đó là những con còn lửa rừng, có sức khỏe tốt.

Ngoài ra nên quan tâm đến bộ và hình của chim. Như đầu sà hay bi, cổ thắt, cánh gà tre, dài đòn, chân trắng móng trắng. Mỏ mỏng, mũi thông, bộ sẻ , trung chim, đuôi tôm hoặc thẳng và dài hay ngắn…Đó là đặc điểm cần có ở một con chim đẹp.

Nên chọn những chú có dáng đứng cao cầu. Không nên chọn nhưng con mắt quá lồi ra ngoài. Vì khó thuần và những con thế này thường ít có tiềm năng trở thành con chim tốt.

Kỹ thuật chăm sóc chim Khướu


1. Lồng nuôi khướu

Lồng có nhiều loại, có thể là lồng vuông, lồng tròn, lồng sắt, lồng mái vòm… nhưng nhìn chung thì khướu được nuôi nhiều ở lồng vuông, bỏi vì lồng vuông có thể áp sát tường treo trong nhà, tiện cho chim mỗi khi sang lồng, không gian có vẻ rộng hơn. Một số nuôi ở lồng tròn, nói chung là tùy theo sở thích, túi tiền của từng người.

Nên chọn lồng có nan khít với lỗ khoan, không có những mảnh gỗ hay mây tua ra hai bên, bề mặt lồng nhẵn, vết đỉnh đóng khít, vừa, ban lồng không bị gãy, nan mảnh nhưng chắc chắn…Lồng nên được quét qua khoảng 2 – 3 lớp sơn mài hoặc véc ni, vì như vậy lồng mới giữ được màu và khó bị lên mốc, không bị thấm nước.

2. Thức ăn cho Khướu

Khướu là một loài chim cảnh ăn tạp, tất cả mọi thức ăn, dễ nuôi. Thường là bột ngô xay nhỏ kết hợp với tép khô, bột dinh dưỡng của baby, trứng gà. Sau đó cho vào lọ, cho chim ăn dần.

Khướu ăn trái cây nhưng ít hơn so với những loại chim khác. Thỉnh thoảng nó mới ăn, nhưng chỉ một ít thôi. Nước uống thì nên cho uống nước đun sôi đã để nguội. Vì thời gian ban đầu, nguồn nước lạ, thay đổi hoàn cảnh sống. Nên nó thường đi phân trắng hoặc phân xanh. Đừng lo lắng, khi nào ổn định thì nó sẽ trở nên bình thường lại thôi.

3. Cách tắm cho Khướu

Khướu thích tắm, thường sống ở những nơi mát, như gần khe, suối. Mang chim về nhà khoảng hai tuần, khi chim đã dạn người hơn. Bắt đầu tập cho khướu tắm, sang chim qua lồng tắm. Vài ba ngày phải cho tắm một lần, mỗi lần 15 phút. Khi tắm phải sang lồng chim khác cho chim, phải giữ lồng cho sạch sẽ, nghĩa là vệ sinh cho chim.

Đưa hai lồng lại đến gần nhau, kẻo cửa lồng lên, đứng lùi lại ra xa phía sau lồng có chim ấy. Khi đó Khướu sợ sẽ tìm đường nhảy sang lồng tắm. Khi Khướu đã qua lồng tắm thì nhẹ nhàng đến gần, đóng cửa lòng lại. Dùng nước tưới nhẹ hoặc vẩy nhẹ nước cho ướt lông Khướu, phía dưới lồng có một chậu chứa nước. Tranh thủ vệ sinh lồng kia, thay bột và nước.

4. Cách thuần chim Khướu

Muốn cho chim Khướu hót hay, điều cần là giúp cho chim Khướu được căng lửa. Chim căng lửa là chim trong thời kỳ sung sức nhất. Nó không thể thu mình một chỗ để sống cách thục động. Mà lúc nào cũng tỏ ra xăng xái, hết cắn bố lồng lại tên cầu đứng hót, không mệt mỏi. Khướu mà nuôi chưa đủ lửa thì không thể đem ra thi thố tài năng với ai được. Vì nó sẽ nhút nhát, chưa mở miệng đã bị chim khác đè cho hết hồn vía rồi.

Muốn chim được sung thì trước hết phải cho ăn đầy đủ chất bổ dưỡng. Hằng ngày không thể thiếu chế độ ăn và sinh hoạt hợp lý.

Chim Khướu trống nuôi trong lồng lâu ngày, nhất là trong thời kỳ căng lửa. Chỉ cần loáng thoáng nghe được giọng chim Khướu mái hót từ xa. Chim Khướu trống đã rạo rực bồn chồn, cất cao tiếng hót như điên như dại. Tiếng mái thúc đủ sức làm cho chim trống hăng lên. Khi hăng thì nó hót liên hồi, gần như không ngừng nghỉ.