Có phải Grab là công ty kinh doanh công nghệ đơn thuần

Trưa ngày 07/12/2020, ngay trước cổng đài truyền hình VTV đã có hàng trăm tài xế Grab tập trung biểu tình, phản đối việc thu thuế VAT với lái xe grab.

Trước khi nói chi tiết hơn về sự việc này, xin ngược dòng thời gian 2 năm trước. Tầm cuối tháng 10/2018, khi đó cộng đồng mạng cũng xôn xao vụ việc hãng taxi Vinasun kiện Grab.

Nhớ là khi ấy không chỉ tài xế chạy grab, mà còn có quá nhiều người share bài để chửi VinaSun, chửi chính quyền bênh vực khi có xu hướng chèn ép Grab.

Tại sao nói Grab làm ăn gian dối?

Grab là một công ty có trụ sở tại Singapore chuyên cung cấp các dịch vụ vận chuyển và đi lại bằng xe hơi, ban đầu tại Singapore và sau là nhiều nước khác trên thế giới.

Ứng dụng Grab ấn định các trạm hoạt động gần đó bằng xe (GrabCar, Grab Bike …) thông qua hệ thống chia sẻ vị trí.

Mỗi khi công ty nhập vào một thị trường mới, họ sẽ mua điện thoại thông minh cho các trình điều khiển ở các quốc gia mà họ hoạt động và người lái xe sẽ trả lại qua các khoản thanh toán hàng ngày cho điện thoại.

Bản chất của Tư bản, của Thương lái con buôn là cứ nơi nào được ưu đãi, nơi nào có lợi … thì bọn họ nhảy vào. Nên nhớ những thương lái tư bản, bọn họ là bậc thầy về lách luật và trốn thuế.

Có phải Grab là công ty kinh doanh công nghệ đơn thuần

Việt Nam mà tìm cách chèn ép doanh nghiệp nước ngoài, vậy thì có sự xuất hiện của hàng loạt chi nhánh, khu công nghiệp của SamSung, Grab … không?

Điều mà những người thích chửi, rằng Việt Nam luôn chèn ép doanh nghiệp nước ngoài – những đơn vị đang mang lại lợi ích cho người Việt?

Nếu điều này là sự thật vậy các doanh nghiệp nước ngoài đang hiện hữu kia người ta không nhận thấy sao? Họ cứ cố chen chân vào thị trường Việt Nam để chịu chèn ép, để chịu ngược đãi là để phục vụ cho công dân Việt Nam sao?

Chúng ta cần phải hiểu ngược lại. Ấy tức là Việt Nam chúng ta đang có rất nhiều chính sách ưu đãi tốt dành cho Grab … Vậy nên họ mới ùn ùn kéo vào xâm chiếm thị trường Việt Nam.

Chính quyền ko hề cấm Grab kinh doanh, mà Việt Nam chúng ta chỉ yêu cầu Grab phải kinh doanh đúng ngành nghề và đóng thuế đầy đủ theo quy định. Hơn nữa, Grab đã khai báo gian dối, vi phạm luật cạnh tranh. Vì thế nên Vinasun đã từng kiện Grab.

Grab đã lách luật bằng cách đội lốt một Công ty công nghệ nhưng bản chất là công ty kinh doanh lĩnh vực giao thông vận tải.

Do đặc thù lĩnh vực lẫn xu thế thời đại, vậy nên Việt Nam chúng ta có quá nhiều ưu đãi và khác biệt dành cho một công ty công nghệ so với công ty kinh doanh trong lĩnh vực giao thông vận tải.

Grab đã tự gắn mác cho mình là Công ty công nghệ, và đăng ký kinh doanh trên lĩnh vực Công nghệ song lại hoạt động theo bản chất, mô hình của công ty giao thông vận tải. Điều này ko còn là lách luật nữa mà là gian trá, gian dối.

Bản chất của các công ty công nghệ và đăng ký kinh doanh hoạt động trên lĩnh vực công nghệ, tức là họ làm ra 1 ứng dụng (app), , mà cụ thể ở đây là app Grab.

Grab có quyền bán ứng dụng của mình trên AppStore mà thôi, tức ai download, truy cập cái app đó về thì Grab sẽ được trả tiền.

Grab sẽ được hưởng đủ thứ ưu đãi của nhà nước Việt Nam chúng ta dành cho một công ty công nghệ.

Nhưng lưu ý, khi khách hàng (người di chuyển, tài xế) đã download app Grab về để kết nối cung – cầu, vậy thì giá cả thoả thuận ra sao là giữa tài xế và khách hàng.

Ví dụ như Zalo – một sản phẩm công nghệ của VNG, ứng dụng mà các bạn vẫn hay gọi là Quét hàng đó.

VNG tạo ra Zalo là nơi để các bạn tìm người ở gần, ở khu vực … theo profile và sau đó nhu cầu giao lưu, trò chuyện, gặp gỡ hay chén lẫn nhau nó lại là chuyện của các bạn.

Zalo không quan tâm và không chịu trách nhiệm với việc này. Vậy Zalo sẽ là một app hoạt động trên lĩnh vực công nghệ.

Song nếu Zalo còn tạo ra một liên kết mặc nhiên kết nối giữa trai có khát khao yêu đương với gái có nhu cầu bán hàng.

Sau đó họ tự đưa ra mức giá của mối quan hệ, họ ăn phần trăm của các em cave, còn cho các nam thanh niên chơi gái vote *, nhận xét về service của các em cave.

Rồi Zalo đưa ra chế tài thưởng, khuyến mại, trừng phạt với cave đăng ký trên Zalo … Vậy thì Zalo ko còn là công ty công nghệ nữa, mà là một công ty chăn dắt gái.

Nếu ở nước nào mại dâm là một ngành, vậy Zalo phải đóng thuế cho nước đó. Còn nếu như ở Việt Nam, mại dâm bị cấm thì Zalo phải chịu trách nhiệm trước pháp luật Việt Nam.

Giờ quay trở lại với vấn đề Grab. Họ đăng ký lĩnh vực kinh doanh là công nghệ, song lại chơi chiêu bài “Treo đầu dê bán thịt chó”.

Grab cho rằng mình chỉ cung cấp phần mềm hỗ trợ kết nối tài xế - khách hàng thông qua hợp đồng điện tử.

Thực tế Grab đã chơi chiêu bằng cách áp giá, thu tiền theo chuyến, xuất hoá đơn cho khách hàng, tăng giảm khuyến mại ra sao thì đều do họ quyết.

Tóm lại là ông Grab mạnh miệng nói rằng: Tôi là công ty hoạt động trên lĩnh vực công nghệ, không phải hoạt động trên lĩnh vực Giao thông vận tải để lách hết các quy định.

Ngoài ra còn trốn thuế, quỵt tiền thuế TNCN của tài xế, sai phạm đủ kiểu… Tóm lại là vi phạm pháp luật của nhà nước CHXHCN Việt Nam.

Nghị định 126/2020/NĐ-CP quy định về Luật Quản lý thuế, có hiệu lực thi hành từ ngày 5/12/2020, chính sách thuế giá trị gia tăng (VAT) áp dụng cho các nền tảng đặt xe và toàn bộ các đối tác tài xế công nghệ sẽ thay đổi.

Họ sẽ không được hưởng các đặc thù ưu tiên như trước đây nữa. Với quy định thuế mới này, để đảm bảo lợi nhuận Grab sẽ tiến hành kê khai thuế VAT trên toàn bộ doanh thu hợp tác, bằng cách khấu trừ ngay nghĩa vụ thuế VAT (thuế suất 10%) cho toàn bộ cuốc xe vận tải, trước khi phân chia doanh thu theo hợp đồng cho đối tác.

Tức là kể từ 06/12/2020, Grab sẽ trừ 20% của mỗi cuốc xe, sau đó lại trừ tiếp 10% số tiền mà tài xế Grab được hưởng.

Ví dụ, nếu tài xế GrabBike chạy cuốc xe 100.000 đồng sẽ mất 20.000 đồng tiền phí cho Grab, trong 80.000 đồng còn lại, bị trừ tiếp 10% VAT (là 8.000 đồng) nữa.

Bây giờ để đảm bảo lợi nhuận, Grab không còn chiêu trò kích động tài xế Grab nữa. Đơn giản trong mắt Grab thì tài xế không phải là nhân viên công ty mà chỉ là đối tác ăn chia lợi nhuận.

Nên có những câu hỏi, thắc mắc biểu tình rất ngớ ngẩn, kiểu: Chúng tôi chỉ là người chạy xe thuê, sao lại áp thuế VAT lên chúng tôi.

Hy vọng các đồng chí lái xe Grab hiểu được bản chất vấn đề, thay vì chỉ trích chính quyền hay việc thuế má, nên quay sang làm việc với Grab để đòi cho ra nhẽ.

Grab nó thích hợp với những người tranh thủ chạy kiếm thêm thu nhập lúc nhàn rỗi, hay cho mấy bác già về hưu cần thu nhập thêm. Cho xe ôm, lái xe taxy rỗi xe kiếm thêm chút chi phí.

Còn thanh niên trẻ khỏe đẹp trai mà mang tư tưởng không cần học đi chạy grab như nghề thì đúng là “bỏ đi mà học làm người!”

nguồn tổng hợp từ facebook