Người Khâm Thiên luôn có một ngày kỷ niệm vào tháng 12, đó là hậu quả của chiến dịch Linebacker 2.
Linebacker 2 chính là chiến dịch quân sự của Mỹ với mục đích đưa Việt Nam trở về thời kỳ đồ đá, bắt đầu từ 18 tháng 12 đến 30 tháng 12 năm 1972 nhằm gây áp lực lên Hội nghị Paris.
Nó là sự nối tiếp của chiến dịch ném bom Linebacker diễn ra từ tháng 5 đến tháng 10 năm 1972, ngoại trừ điểm khác biệt lớn là lần này Mỹ sẽ tấn công dồn dập bằng máy bay ném bom chiến lược B-52, mục đích là dùng sức mạnh quân sự, bằng mọi giá xóa sổ các trung tâm đầu não của Chính quyền Việt Nam Dân chủ Cộng hoà.
Đây là những cuộc ném bom dữ dội nhất, là một trong những cuộc tập kích có cường độ cao nhất trong lịch sử các cuộc chiến tranh. Chỉ trong 12 ngày, đế quốc Mỹ đã thả 40.000 tấn bom, vượt quá khối lượng bom đã ném xuống trong toàn bộ thời kì từ 1969 đến 1971.
Những ngày này 50 năm trước, một đám trẻ con ở Hàm Rồng, Thanh Hóa đang trên đường tới trường. Còi báo động hú vang, những đứa trẻ chẳng thể kịp trốn xuống hào trú ẩn, bom rơi xuống, những người tội nghiệp bị bom đạn làm nổ tung, những mảnh đạn bay ra cắt vào những thân xác máu thịt gần đó.
Những gia đình đang trong bữa cơm, bom rơi xuống toàn gia không ai sống sót. Có những đứa trẻ nằm chết trong vòng tay mẹ mình, cả hai thân xác không được toàn vẹn.
Nửa thế kỷ trước, một đội dân công cả ngàn người đang sửa đê Nam Ngạn, sông Mã, còi báo động chợt hú lên “Đồng bào chú ý...” nhưng đã muộn. Hàng loạt tiếng nổ vang lên, hơn 400 người đã vĩnh viễn nằm xuống.
Hay như ở bệnh viện Bạch Mai la liệt những cơ thể tàn khuyết của những nạn nhân bom đạn. Có một ngày 22/12/1972, hơn 100 quả bom được thả xuống Bạch Mai, 30 bác sĩ y tá bị thiệt mạng.
Nhớ phố Khâm Thiên rợp bóng cây ... 26/12/1972, B52 của Mỹ đã dội hàng chục, hàng trăm quả bom xuống nơi đây, trực tiếp vào khu dân cư lớn, làm 278 người chết.
Những chú bác lớn tuổi ở Khâm Thiên, hơn 50 năm trôi qua, cứ khi nhắc lại ký ức kinh hoàng đó họ đều bật lên khóc nức nở như những đứa trẻ.
Cao điểm của Khâm Thiên chính là vào 2 ngày gần lễ Noel, địa danh bất khuất này đã hứng hàng ngàn tấn bom đạn của Mỹ.
Sự kiện ấy được gắn liền với nhạc phẩm “Em ơi Hà Nội phố”, nhạc sĩ Phú Quang - một trong những nhân chứng còn sống sót sau vụ đánh bom đẫm máu kể lại sự việc trong nghẹn ngào:
“Cạnh nhà tôi là nhà ông thợ cắt tóc, đồng thời cũng là tổ trưởng tổ dân phố, thì 26 người trong nhà ông đều chết hết. Chỉ còn bà mẹ 73 tuổi, bà cứ ngồi đó cầm hòn gạch vỡ nhìn người ta lần lượt đưa xác con cháu mình ra ngoài. Bà không khóc, cứ đứng như 1 pho tượng vậy, không có đau đớn nào đau hơn thế...”Mảnh trăng mồ côi mùa đông” tôi lấy hình ảnh từ cụ bà bất động ấy”.
Ngày nay, di tích duy nhất còn sót lại sau vụ xả bom đẫm máu năm 1972 là Đài tưởng niệm Khâm Thiên. Một tấm bia mang dòng chữ “Khâm Thiên khắc sâu căm thù giặc Mỹ” và một bức tượng bằng đồng tạc hình một phụ nữ bế trên tay một đứa trẻ đã chết vì bom Mỹ.
Thông qua chiến dịch Linebacker, đế quốc Mỹ và tay sai quyết tâm ném bom các trung tâm dân cư lớn Việt Nam. Quân đội Mỹ hi vọng rằng bằng cách ném bom các khu vực dân sự ở Hà Nội, thủ đô của Việt Nam, và Hải Phòng, cảng lớn nhất miền Bắc, Việt Nam sẽ nhanh chóng đầu hàng.
Trong 2 năm, với hai cuộc Chiến tranh phá hoại miền Bắc, 412.283 lượt máy bay Mỹ xuất kích (Không quân Mỹ là 153.784 phi vụ, không quân hải quân và hải quân đánh bộ là 152.399 phi vụ) đã ném xuống miền Bắc Việt Nam 973.300 tấn bom đạn.
Con số này chỉ riêng ở miền Bắc nước ta đã vượt xa số bom đạn mà Mỹ sử dụng trong cuộc Chiến tranh Triều Tiên, nó còn hơn cả số tấn mà Mỹ sử dụng trong Chiến tranh thế giới thứ hai. Bình quân mỗi người dân miền Bắc hứng chịu 45,5 kg bom.
Các trận ném bom đã dan phẳng 4000 điểm dân cư, 350 bệnh viện, 1500 bệnh xã, 1300 trường học ... làm chết hơn 80.000 dân thường, hơn 120.000 người khác bị thương tật suốt đời.
Và suốt nhiều năm sau đó, Mỹ vẫn tiến hành hoạt động vô đạo đức đó của mình. Họ gọi đó là: Ném bom vì hòa bình.
Y như cách ngài cựu Tổng thống Mỹ là B.Obama mang bom ném 7 quốc gia khác nhau, gây ra cái chết cho hàng triệu người vô tội, ông ta vẫn được giải Nobel vì Hòa bình 2009 đó thôi.
Và thế là khi Obama qua Việt Nam, ông ta vẫn được nhiều người dân ở đó ngợi ca như một vị thánh có bàn tay ấm áp. Nhiều kẻ vô đạo đức ở Việt Nam còn cho rằng người dân ở Iraq, Ả Rập, Bắc Phi ... bị trừng phạt là đúng vì “chúng đều là mầm mống khủng bố” cả.
Chiến tranh đã khép lại, quá khứ đau thương không nên khoét sâu nhưng không có nghĩa chúng ta được phép lãng quên.
Nhưng giờ nhiều bạn trẻ Việt Nam nhanh quên quá! Vào những group tự do dân chủ mới thấy, văn hóa Disney, những thước phim về chủ nghĩa anh hùng của Mỹ, sự hào nhoáng của những cao ốc chọc trời, những tờ đô la xanh đỏ ... đã và đang giết dần tư duy của lớp trẻ Việt Nam.
Lịch sử là cội nguồn của dân tộc, không thể trân trọng và tự hào về nó thì cũng làm ơn đừng xét lại lịch sử, mỗi khí lấp liếm nó với thị hiếu hãy nhớ đến câu của nhà thơ xứ Đaghestan (thuộc Liên bang Nga) Rasul Gamzatov: “Nếu anh bắn quá khứ bằng súng lục thì tương lai sẽ bắn anh bằng đại bác!”.
Năm xưa, những người Mỹ anh hùng mà các bạn trẻ ấy ngợi ca từng dựng ra sự kiện Vịnh Bắc Bộ để ném bom Việt Nam chúng ta. Dùng cái cớ chống xung đột sắc tộc mà tiêu diệt LB Nam Tư. Dùng một lọ muối để tấn công Iraq. Dùng cái cớ tiêu diệt độc tài, bảo vệ nhân quyền để xé nát Lybia. Dùng cớ vũ khí hóa học để không kích Syria.
Chiến tranh xảy ra ngay trên quê hương những nạn nhân của chúng. 5 năm, 10 năm hoặc lâu hơn .. khi chúng rút quân đều để lại đống hoang tàn đổ nát, hàng triệu người chết và hàng chục triệu người mất nhà cửa phải rời bỏ quê hương.
tổng hợp từ fb.