Trong các kỹ thuật câu bằng mồi câu tự nhiên, có rất nhiều loại mồi mà bạn có thể nhặt nhạnh hay đào xới để tìm kiếm chúng ngay tại các bờ biển mà bạn sẽ chọn để thả câu.
Theo xu hướng cũng như sở thích thay đổi, người ta dần chuyển hướng từ câu cá đất liền sang câu biển để đi tìm cảm giác mạnh. Rất nhiều người thích đi câu xa bờ để tận hưởng cảm giác câu cá đại dương là như thế nào.
Tuy nhiên, câu cá biển không phải là đơn giản, nhất là với những người mới đi câu lần đầu, thiếu kinh nghiệm. Nên ở bài viết này xin giới thiệu cho các cần thủ một vài kinh nghiêm câu cá biển cũng như việc chuẩn bị mồi câu được các cần thủ dày dạn kinh nghiệm chia sẻ.
Một số mẹo câu cá biển cho dân câu kéo
- Cá biển có rất nhiều loại có hàm răng sắc nhọn, ví dụ như cá Thu, cá Nhồng, vì vậy hãy dùng dây cước có ngọn kim loại.
- Khi chọn mồi câu sống, tốt nhất hãy sử dụng các loại cá tươi, sẽ cho kết quả rất tốt. Ngoài ra, mực sống cũng là một loại mồi câu ưa thích của các loài cá. Hãy cố gắng đảm bảo mồi sống để câu tốt nhất nhé.
- Vì các loại cá biển rất mạnh và răng sắc bén, nên phải thường xuyên kiểm tra những đoạn dây gần lưỡi câu sau mồi lần cá cắn câu. Nếu có dấu hiệu của tưa, hư hỏng thì cắt bỏ đi.
- Khi câu cá ở đáy biển, thì chỉ giật cần lên khi cần câu hoàn toàn chúc xuống.
- Kiểm tra bộ phận thắng của máy câu, phải đảm bảo máy câu luôn ở trạng thái tốt để dễ dàng tuôn dây ra một cách trơn, mượt.
- Sử dụng các loại dây ngọn nhỏ nhất như dây tàng hình fluorocarbon để câu các loại cá tinh ranh.
- Làm thẻo câu sẵn ở nhà hoặc ngay trên thuyền trước khi bắt đầu cuộc chiến với cá. Nếu gặp phải 1 bầy cá thì sẽ không có thời gian để bạn chuẩn bị thẻo câu đâu.
- Hãy tập nhìn hướng đi của các loài chim biển, nêu nhìn thấy chúng bay quanh 1 điểm nào đó và lao xuống nghĩa là đang có một cuộc săn mồi tại đây, hãy sử dụng mồi thật hoặc mồi giả để quăng vào điểm câu này.
- Câu cá biển là cuộc chiến đầy cam go và khốc liệt, chính vì thế, đừng nên tiết kiệm khi chuẩn bị những vật dụng sử dụng cho câu biển. Hãy lựa chọn những loại cần câu, máy câu hay những lưỡi câu, khoen xoay tốt nhất và có thương hiệu.
- Trước khi lên tàu nên uống thuốc chống say sóng khoảng từ 30-60’, và mỗi 6 tiếng cần uống 1 lần.
- Nếu cảm thấy mệt mỏi và say nắng, thì tốt nhất là vào khoang tàu nghỉ ngơi và uống 1 viên thuốc bù mối để lấy lại sức.
- Phải luôn sử dụng kính mát có khả năng phân cực để bao vệ mắt dưới ánh năng mặt trời
- Lắng nghe và làm theo lời khuyên của thuyền trường, bởi họ là người có kinh nghiệm khi câu cũng như kinh nghiệm về những điểm câu cá.
Cuối cùng, sau khi đi câu cá biển về, hãy rửa sạch toàn bộ vật dụng của bạn qua nước ấm. Bởi câu biển, các vật dụng đã dính rất nhiều muối từ nước biển và hơi nước, chính vì thế nếu để lâu, sẽ gây gỉ các vật dụng kim loại này.
Những loại mồi câu cá biển hiệu quả dễ tìm
Mồi câu biển nói chung rất sẵn có và đa dạng, nhưng không hẳn mồi câu nào cũng thu hút được các loài cá biển. Chính vì thế ở bài viết này sẽ giới thiệu cho các bạn một số loại mồi câu biển rất hiệu quả và cũng rất dễ kiếm.
Giun cát
Giun cát khá to, dễ tìm và dùng cho câu surf-casting thì càng tuyệt. Đây chính là loại mồi câu cá căn bản nhất, dễ tìm nhất của các cần thủ câu biển, là loại mồi câu không thể thiếu trong từng chuyến câu và là loại mồi câu rút thu hút các loài cá như cá đù, cá sọc nâu.
Vùng mà giun cát sinh sống nhiều thường là tại các khu vực đầm phá nước mặn hay tại các vịnh, cảng tránh sóng. Tên giun cát nói lên địa điểm sống ưa thích của chúng rồi, đó là cát, nhưng lại là vùng đất pha cát, để có chổ trú ẩn cũng như làm tổ.
Chính vì sống tạo những khu vực đất pha cát nên để tìm loại giun này cũng không quá khó, chỉ cần quan sát các khu vực có chất thải dưới dạng viên xoắn đùn lên phía trên mặt cát là biết.
Bắt giun thì có thể đào với độ sâu khoảng 30-40cm, tuy nhiên, để tiết kiệm công sức thì chỉ nên đào ở những khu vực mà ước tính có thể bắt được nhiều hơn 4 con giun 1 lần đào, chứ đừng mỗi con giun lại đào lên 1 lỗ.
Để bảo quản thì cần thủ cần phải rửa giun sau khi đào lên để loại bỏ hết các phần đất dính vào. Sau đó gói vào giấy báo có thấm nước biển rồi đặt vào trong tủ lạnh và để đó đến khi đi câu. Tối đa chỉ để trong vòng 8 ngày thôi nhé.
Ốc móng tay
Đây là loại mồi tuyệt vời để câu các loài cá dữ như cá tráp… Ốc móng tay thì đâu có lạ gì với ai, muốn kiếm chúng cũng không khó, mà dễ nhất là ra chợ hốt cả rổ về mà xài. Còn nếu cần thủ muốn tìm bắt chúng, thì có thể tìm tại các vùng phá nước mặn có nhiều cát và không bị ảnh hưởng nhiều do thủy triều.
Để bắt được loài ống móng tay này, đơn giản thôi, chỉ cần cho một ít muối xuống ổ của chúng, đợi 1 tí là chúng sẽ tự chui lên để làm tổ chổ khác. Lúc này chỉ cần chụp chúng thôi. Ốc móng tay này bắt được sẽ còn nguyên vẹn và tươi, dễ dàng bảo quản.
Nếu gặp những vũng nước khá cao làm không phân biệt được ốc móng tay chổ nào, thì để an tâm hơn, bạn có thể sử dụng một que sắt có cái móc ở phần đầu và đưa xuống đó để móc ốc lên.
Để bảo quản ốc móng tay, bạn có thể để trong 1-2 ngày nếu để ở tầng lạnh, còn nếu để ở tầng đá, bạn có thể bảo quản chúng đến vài tháng (nhưng nhớ là rắc ít muối lên người chúng trước).
Hà trắng
Những con có hình dạng như con giun nhưng lại có chân này được gọi là những con hà. Đây là loại mồi câu tuyệt hảo mà cần thủ thích, cá cũng thích.
Môi trường sống ưa thích của hà trắng là tại những điểm nước mà sát mép nước khi thủy triều xuống, là những vùng trũng xuống có đất và cát, là những khu vực biển lấn đất liền.
Để bắt được chúng thì phải đào, như bạn đào khi bắt giun cát vậy. Rủi ro nằm ở chổ những con hà rất dễ chết. Và một buổi câu thì tốt nhất nên chuẩn bị 20 con hà trắng có chiều dài khoảng 10cm.
Hà là loài động vật hoạt động nhiều, chỉ cần để chúng vào khu vực nhiều nước là chúng vẫn đủ khỏe mạnh. Nếu bạn sở hữu 20 con hà biển như đã nói trên, thì có thể chứa chúng trong một cái sô có 10 lít nước biển, và sử dụng một máy tạo bọt nước để không phải thường xuyên thay nước cũng như cấp oxy vào nước cho chúng.
Hà xanh
Đây cũng là loại giun có chân, được dân gọi là hà xanh, chúng thường có chiều dài từ 4-5cm, đôi khi cũng có màu đỏ hoặc hồng. Loại hà này không phổ biến, chỉ có một số thời điểm bạn thấy chúng xuất hiện nhiều thôi, khoảng vào giữa tháng 4. Đây là loại mồi câu hảo hạng đấy, là loại mồi câu duy nhất mà kết quả câu vào ban ngày hay ban đêm không khác gì nhau.
Để bắt được hà xanh thì bạn có thể để thủy triều xuống và bắt bằng tay luôn, hoặc có thể sử dụng một cái cào để bắt. Khu vực có nhiều hà xanh nhất là những vùng thềm cát sỏi, và có nước chảy thành dòng.
Để móc mồi câu vào lưỡi câu thì bạn chỉ cần xuyên lưỡi câu khoảng 7-8 con giun từ nửa thân, tốt nhất là sử dụng các loại lưỡi câu nhỏ để giảm lượng giun cần móc. Loài hà xanh này rất thích hợp để câu cá bơn hay cá sói, cá tráp…
Cua bấy
Đây là từ sử dụng chung cho các loài cua biển trong giai đoạn lột mai. Thông thường, mỗi năm, các loài cua thay mai một lần để tăng trường, hiện tượng thay mai diễn ra trong vài phút, nhưng để mai mới cứng lại thì cua cần khoảng vài chục giờ để làm điều đó.
Trong khoảng thời gian cua làm cứng mai của mình, thì dân câu gọi chúng là của bấy, hay là của lột, bởi chúng lúc này rất dễ tổn thương và là mồi ngon cho các loài cá săn mồi khác. Và đó cũng là loại mồi câu tốt cho các cần thủ khi câu.
Để bắt những con cua bấy này, bạn có thể tìm chúng tại khá nhiều khu vực, như ở các vùng phá nước mặn, trong các kênh hay tại những vùng cảng nhiều đá. Lúc thay mai, loài cua sẽ tiến gần vào bờ biển và trốn trong các lớp tảo biển hay các vùng cát ngập nước khu thủy triều xuống.
Cua bấy này có thể giữ được khá lâu, khoảng 15 ngày. Nhưng phải chú ý trong quá trình giữ chúng không được để chúng đè lên nhau, bởi như thế có thể khiến chúng bị thương và chết. Để giữ chúng chỉ cần giữ một chút nước vừa đủ để giữ ẩm ở bụng.
Cua bấy này thường để sử dụng trong câu lancer (lăng xê). Và phải sử dụng 2 lưỡi câu, tùy theo kích thước của cua mà có thể chọn kích thước lưỡi câu cho phù hợp. Và mỗi lưỡi câu phải đảm bảo xuyên qua thân của của 2 lần. Cua bấy này có thể sử dụng để câu các loài cá như cá tráp, cá sói hay cá đù.
Cá cát
Một loại cá nhỏ có chiều dài tối đa khoảng 30cm, nhưng những con cá dùng để làm mồi câu thì có thể sử dụng loại từ 10-20cm cho tiện. Chúng sống nhiều ở vùng gần bờ cát và là những nơi chúng có thể trú ẩn và đẻ trứng.
Để bắt được cá cát, bạn có thể sử dụng một chiếc lưỡi rộng khoảng 7-8m để đánh bắt chúng. Thời điểm đánh bắt chúng là ở gần bờ khi thủy triều xuống và tại những khu vực nước nông.
Để đạt hiệu quả câu tốt nhất thì phải giữ cho chúng sống. Nhưng tối đa chỉ giữ được 1-2 ngày mà thôi, vì vậy, lượng cá cát đánh bắt nên vừa đủ câu cho 1-2 ngày này. Và phải để chúng trong một khu vực có sục khí oxy hoặc đông lạnh chúng luôn.
Cá này khá lớn nên có thể sử dụng các lưỡi câu có kích thước lớn và móc từ lưng cá đến cách đuôi khoảng 3-4cm, hoặc nếu cá chết thì cũng có thể móc xuyên qua 2 mắt và mang, còn với cá đông lạnh thì nên sử dụng 2 lưỡi câu một lúc để giữ cho chắc chắn.
Trai móng tay
Trai móng tay là mồi câu cá biển ban đêm tuyệt vời. Bạn có thể mua chúng từ các cửa hàng bán hải sản vì giống trai này không dễ tự đánh bắt chút nào. Toàn bộ con trai đều có thể dụng làm mồi câu, mồi thừa còn bảo quản được trong ngăn đá tủ lạnh dùng được vài ngày tiết kiệm được chi phí.
Tôm mượn vỏ
Những con tôm thường sống trong những chiếc vỏ ốc là món ăn khoái khẩu của rất nhiều loại cá. Chỉ cần đập dập phần vỏ ngoài đi, móc lưỡi câu vào sẽ thu hút được nhiều loại cá.
Giun bi bi
Hầu hết các loại cá săn mồi đều không từ chối món giun bi bi khi chúng lơ lửng trước mặt. Giống giun này chỉ các cần thủ chuyên nghiệp biết chỗ mua mới mua được và mức giá thì khá cao.
Mực ống
Mực ống dễ dàng đánh bắt nên sẽ là mồi câu dễ kiếm của nhiều người cua cá biển ban đêm. Đặc tính chúng chúng là dai nên bám vào lưỡi câu khá lâu, mùi vị lại tanh hấp dẫn nhiều loại cá.
Cá tròng
Cá tròng cũng là loại mồi được ưa chuộng của dân câu biển. Gióng cá này thịt thơm ngon, nhiều loại cá vô cùng thích thú.