Kỹ thuật làm mồi câu cá tra giật mỏi tay

Để câu được nhiều cá tra chúng ta cần biết kỹ thuật làm mồi câu cá tra chế biến từ các loại cám tổng hợp có bán trên thị trường cũng như cách câu, chọn địa điểm thời tiết để đi câu cá tra. Cá tra là loài cá nước ngọt, không vảy, giống cá trê, cá ngạnh hay cá nheo nhưng không có ngạnh nên khi câu được không lo bị ngạnh đánh buốt tới óc có khi còn bị nhiễm trùng sưng vù tay.

Ở Việt Nam, cá tra thường sống chủ yếu trong lưu vực sông Cửu Long và lưu vực các sông lớn cực nam, có thân đẹp da trơn, có râu ngắn.

Muốn câu được nhiều cá tra và làm mồi câu thu hút chúng một cách hiệu quả nhất thì người đi câu cần phải nắm rõ một số tập tính sống quan trọng, cũng như thức ăn yêu thích của cá tra.

Từ đó sẽ có suy luận cho từng giống cá tra một cách tốt nhất. Tập tính nổi bật nhất có thể kể đến của cá tra đó là ăn tạp, bên cạnh đó còn bị cuốn hút bởi đồ chua, tanh. Và một đặc điểm nữa là cá tra là loài cá ưa thích mồi mềm, dẻo.

Cá tra cũng là loài cá được dân cần thủ ưa thích. Chinh phục cá tra là một trải nghiệm vô cùng thú vị và hấp dẫn.

Để câu được cá tra, ngoài việc chọn các loại cần câu và các phụ kiện phù hợp thì mồi câu cũng phải được chú trọng. Nó góp phần quyết định đến sự thành công của buổi đi câu cá tra.

Kỹ thuật làm mồi câu cá tra giật mỏi tay

Kỹ thuật làm mồi câu cá tra giật mỏi tay

1- Làm mồi từ cám tổng hợp.

Cách 1

NGUYÊN LIỆU
  • Cám vàng 200gr
  • Cám tanh đen 500gr
  • Phô mai 2 cục
  • Nước dừa khô
CHẾ BIẾN

Sau đó trộn tất cả với nhau để tạo ra hỗn hợp cám vừa dẻo, vừa mềm ưa thích của loài cá tra.

Cách 2

NGUYÊN LIỆU

- Con ruốc
- Cám tanh
- Chuối

CHẾ BIẾN

Bước 1: rang chín đều con ruốc với mức lửa nhỏ liu riu trong vòng 15 phút, đến khi dậy mùi thơm thì tắt bếp sau đế để nguội rồi xay thật nhuyễn.

Bước 2: chuối bóc vỏ cắt thành từng khoanh. Trộn ruốc xay, lát chuối và cám tanh lại với nhau, vừa trộn vừa bóp kỹ làm sao để hỗn hợp càng nhuyễn càng tốt.

Bước 3: hỗn hợp mồi câu cá tra đã hoàn thành thì cho vào túi nilon bảo quản kín đáo.

Bước 4: ủ mồi khoảng 1h rồi có thể mang đi câu cá ngay.

2- Làm mồi từ cám gạo.

NGUYÊN LIỆU
  • Cám gạo
  • Sữa tươi, sữa đậu nành
  • Phô mai
  • Bột đậu xanh
  • Chuối chín
CHẾ BIẾN

Sau đó trộn tất cả với nhau để tạo ra hỗn hợp cám vừa dẻo, vừa mềm có mùi tanh đặc trưng ưa thích của loài cá tra

3- Làm mồi từ cơm nguội.

NGUYÊN LIỆU

- Cơm nguội 1kg
- Nước cốt dừa 100gr
- Sữa chua không đường 1 hũ
- Phô mai 2 cục

CHẾ BIẾN

Sau đó trộn tất cả thật đều với nhau rồi cho vào bịch nylon, cố gắng cột bịch nylon thật kín sau đó mang đi ủ trong 3 ngày. Tuy nhiên sau 3 ngày vẫn bị nhão thì nên cho thêm 1 ít cháo ăn liền vào cho hút bớt nước.

4- Làm mồi từ cám chim.

NGUYÊN LIỆU
  • Cám chim 1 bịch
  • Dứa : 4 quả bỏ vỏ vắt bỏ nước
  • Mẻ chua : 1 chén
  • Sữa chua 2 hộp
  • Phô mai 2 viên
  • Gạo và 2 cách hoa hồi rang xay nhuyễn
CHẾ BIẾN

Trộn tất cả với nhau rồi đậy kín ủ từ 3-5 ngày. Khi đi câu lấy ra vừa đủ để câu trộn thêm cám chim. Mồi này phù hợp câu lancer.

5- Làm mồi từ cám tanh và cơm nguội.

NGUYÊN LIỆU

- Cám tanh đen 500gr
- Cám vàng 200gr
- Nước cốt dừa 300ml
- Nước dừa khô quả 1 túi
- Phô mai 2 viên
- Cơm nguội 1kg
- Sữa chua không đường 1 hộp
- Bột cháo ăn liền 1 gói

CHẾ BIẾN

- Trộn đều bằng tay hỗn hợp ( cám tanh + cám vàng + phô mai + nước cốt dừa + nước dừa + sữa chua)
- Cơm nguội lăn nhuyễn, trộn thêm với hỗn hợp cám ở trên.
- Nếu như hỗn hợp hơi nhão có thể bổ sung thêm cháo ăn liền để cân bằng, tạo hỗn hợp dẻo và nhuyễn
- Cho tất cả hỗn hợp trên vào túi nylon bọc kín, ủ khoảng 2-3 ngày là có thể lấy ra câu.

6- Làm mồi từ mẻ bún.

NGUYÊN LIỆU

- Mẻ chua 1 túi
- Bún sợi 1kg
- Sữa đặc ong thọ 1/2 lon
- Phô mai con bò cười 2 viên
- Bột nêm Knorr

CHẾ BIẾN

- Trộn 3 thứ trên vào 1 hũ, ủ trong vòng 4 ngày cho lên men.
- Khi chuẩn bị đi câu trộn thêm 2 viên phô mai con bò cười ( nhuyễn) vào hỗn hợp bún mẻ đã ngâm.
- Khi tiến hành bóp mồi, trộn thêm 1 ít bột Knorr tạo vị hơi mặn mặn cho mồi câu. Không để mồi quá chua hay quá ngọt.

7- Làm mồi từ gạo và dừa.

NGUYÊN LIỆU

- Gạo
- Nước dừa tươi
- Nước cốt dừa
- Sữa đặc ông Thọ
- Phô mai con bò cười

CHẾ BIẾN

Bước 1: dùng gạo dẻo nấu thành cơm, thay vì dùng nước trắng như thông thường thì thay hoàn toàn bằng nước dừa tươi, cứ 500g gạo tương đương 500ml nước dừa. Thành phẩm cơm đạt tiêu chuẩn sẽ đạt độ dẻo, thơm nhưng không phải bị nhão, nếu cơm nhão thì bắt buộc làm mẻ mới.

Bước 2: cơm chín thì chờ cho cơm nguội, sau đó cất hết cơm vào trong hộp nhựa kín nắp để không khí không lọt vào, để trong một ngày giúp cơm lên men.

Bước 3: sau đến ngày thứ hai thì tiếp tục chế biến nước cốt dừa bằng cách đun sôi. Ngay khi nước cốt dừa còn nóng thì thả phô mai con bò cười hòa tan, đổ hỗn hợp này vào cơm ủ và để thêm một ngày.

Bước 4: ngày thứ ba thì đổ lon sữa ông Thọ nhỏ vào hỗn hợp cơm ủ, dùng thìa trộn mọi nguyên liệu lên, đồng thời làm nhuyễn liên tục cho đều.

Bước 5: ủ thêm một ngày nữa là dùng đi câu được. Lúc đi câu cần thủ chú ý mang theo cả cám tanh ném trên mặt nước thu hút cá tra kết hợp gắn mồi vào lưỡi câu.

8- Làm mồi từ cám tôm và mẻ.

NGUYÊN LIỆU

- Cám tôm 1 bát
- Cám 4 ly nuôi cá 1 bát
- Phô mai 5 viên.
- Mẻ chua 1/2 bát
- Cám D3 1/2 bịch

CHẾ BIẾN

Ta cho cám tôm và 4 ly vô thau đổ ns sôi vào, sau 3 phút cám tan nở. Xong ta cho các thứ còn lại vô nhồi kĩ là ok.

Thời điểm thích hợp để đi câu cá tra


Mùa xuân chính là thời điểm thích hợp để đi câu cá tra. Hoặc là sau cơn mưa, không khí mát mẻ, trời hửng sáng cá tra sẽ tranh nhau tìm mồi, lúc này hãy tận dụng để thả câu thu nhiều cá nhé.

Nên đi câu cá tra vào tầm sáng sớm hoặc chiều tối, lúc này cá tra sẽ đi kiếm ăn nhiều hơn.