Mặc dù việc nuôi chim sâu xanh không phải là khó nhưng cũng đòi hỏi ở người nuôi sự tỉ mỉ kì công.
Nhưng nếu bạn là một người có tình cảm đặc biệt với những chú chim này thì đó không phải là vấn đề gì quá khó khăn.
Để giúp bạn có thêm kinh nghiệm trong việc chăm sóc những chú chim đáng yêu này bài viết dưới đây sẽ chia sẻ kinh nghiệm, kỹ thuật nuôi và chăm sóc chim Vành khuyên.
Kinh nghiệm, kỹ thuật nuôi và chăm sóc chim Vành khuyên
1- Thức ăn cho chim
Chúng có thể ăn được các loại sâu tồn tại trong thiên nhiên vì đây là một loại thức ăn chính để chúng tồn tại.
Tuy nhiên trong điều kiện nuôi nhốt ở trong lồng ngoài việc cho ăn các loài sâu trong tự nhiên ra. Thì bạn cần phải bổ sung cho chúng thêm một số thức ăn khác như trứng kiến, hoặc cám.
Những loại thức ăn này đều có thể mang tới cho chúng được một chế độ dinh dưỡng hợp lý để chúng có thể phát triển toàn diện nhất.
2- Chuẩn bị lồng nuôi
Lồng nuôi cho chi sâu xanh tốt nhất là nên chọn lông tre có chiều cao vừa phải vì như chúng ta đã biết thì kích thước của chim sâu xanh khá nhỏ nên nếu không lựa chọn được lồng hợp lý sẽ khó có thể mang tới cho chúng môt cuộc sống thoải mái nhất.
Bên trong lồng nên để 1 khay đựng cám ( loại cám mà bạn hay mua ở những của hàng chim) một khay đựng sâu khô để đảm bảo được lượng thức ăn cho chúng.
Ngoài ra một điều kiện bắt buộc phải có đó chính là nước, nếu bạn ở thành thị nước máy thì bạn nên xử lý qua để bớt clo.
Mặc dù món ăn khoái khẩu của loài chim này là sâu tuy nhiên sâu mà chúng ta mua tại các cửa hàng không thể chất lượng bằng sâu mà chúng tự kiếm trong thiên nhiên được nên phải hạn chế và cho chúng ăn một số lượng cụ thể đừng lạm dụng sẽ khiến cho sức khỏe của chúng không được ổn định.
3- Kỹ thuật nuôi chim vành khuyên non
Khi bạn bắt được tổ chim vành khuyên non thì đỏi hỏi quá trình chăm sóc phức tạp hơn một chút. Bạn phải giành thời gian để đút cho chúng ăn vì lúc này chúng chưa thể tự ăn được như những chú chim trưởng thành khác.
Nhưng đây cũng được coi là một trong những giai đoạn tuyệt vời nhất của người chơi chim. Bởi nó sẽ là một chất keo kết dính để khiến cho tình cảm của bạn và những chú chim này được kết nối.
Giai đoạn này thức ăn tốt nhất cho chim sâu non là cào cào. Bạn cũng đừng quên cho chúng uống nước. Những chú chim non 1 ngày ăn rất nhiều lần nên bạn hãy để ý nếu không muốn chúng lả đi vì đói.
Sau khoảng thời gian hơn 1 tháng là những chú chim này đã đủ lông đủ cánh, việc ăn uống và bay nhảy chúng đều có thể chủ động được rồi.
Việc chăm sóc của bạn cũng không còn quá vất cả như trước nữa. Chính vì vậy lúc này bạn chỉ cần chuẩn bị đầy đủ thức ăn cho chúng, nhớ là phải thường xuyên tiếp xúc với chúng để chúng không nhát người.
4- Cách nuôi chim trưởng thành mới bẫy được
Nhiều người chia sẻ rằng họ không thể nuôi được những chú chim sâu mà họ bẫy được. Thật ra cũng không có gì quá khó.
Đầu tiên bạn cần trùm 1 chiếc áo lồng và để trong khoảng thời gian 2 ngày Nhớ là trong đó bạn phải chuẩn bị đầy đủ thức ăn cho chúng đầy đủ.
Hãy để ý đến lượng thức ăn nếu như bạn thấy thức ăn mà bạn chuẩn bị trong lông bị vơi đi chứng tỏ là chúng đã chịu ăn và chắn chắn chúng sẽ sống. Cứ để đó trong khoảng 2 ngày rồi từ từ tháo áo lồng ra nhớ là giai đoạn này.
Bạn nên chỉ hé một chút để chúng tập làm quen dần, thậm chí nhiều con sẽ phá phách, bay nhảy lung tung dẫn đến chảy máu nhưng bạn đừng lo. Tiếp đến vài ngày sau bạn lại hé áo lồng thêm 1 chút nữa sau đó quay cho áo lồng đi mọi hướng.
Thỉnh thoảng hướng đến nơi có nhiều người qua lại. Chúng sẽ sợ hãi mà nhảy nhót lung tung thậm chí là phá phách, nhưng chắc chắn là một thời gian chúng sẽ quen và sẽ trở lại là một chú chim hiền lành ngoan ngoãn.
Bước tiếp theo là bạn vào cám cho chim ăn. Bạn cần chuẩn bị 3 cóng. 1 cái để dựng nước cong lại 2 cóng cong lại chia để tỉ lệ sâu và cám trộn lẫn với nhau.
Đầu tiên chúng sẽ ko hót nhưng khoảng 1 vài tuần khi đã quen với cuộc sống trong lồng thì bạn hoàn toàn có thể lắng nghe tiếng chim sâu xanh hót đấy