Kinh nghiệm nuôi cá cảnh khỏe mạnh không bị chết

Nuôi và chăm sóc cá cảnh được coi như là thú vui dân dã của mọi người. Nuôi cá cảnh không chỉ đòi hỏi niềm đam mê và sự kiên trì của người chơi cá cảnh mà quan trọng hơn hết là phải nắm vững những kinh nghiệm về từng loại cá mình nuôi.

Nếu như trong nhà bạn sở hữu một hồ cá thủy sinh hay một bể cá nhỏ xinh cũng đã góp phần tạo nên một cảnh quan xinh đẹp trong nhà và tạo một không gian sang trọng.

Hiện nay việc nuôi cá cảnh đang ngày càng trở nên phổ biến hơn đối với người Việt Nam chúng ta. Nuôi cá cảnh trong nhà nhiều người gọi đó là một cách tạo phong thủy tốt cho căn nhà của mình.

Đối với việc nuôi cá cảnh sao cho cá luôn khỏe, ít bị bệnh và không bị chết ta cần chú ý tới những vấn đề sau.

1- Môi trường sống

Đây là yếu tố cần thiết và quan trọng để giúp bạn có một bể cá cảnh khỏe mạnh không bị chết, bởi lẽ, không phải bất kì nguồn nước nào cũng thích hợp với mọi loại cá cảnh.

Với một môi trường nước trong sạch sẽ kích thích phát triển và giúp cá sống khỏe mạnh. Hầu hết hiện nay, mọi người đều sử dụng nguồn nước máy hay nước giếng để nuôi cá cảnh.

Đối với nước máy: trong nước máy có nồng độ chất Clo khá cao nên bạn cần phải xử lí hết chất Clo rồi mới đưa vào nuôi cá.

Kinh nghiệm nuôi cá cảnh khỏe mạnh không bị chết

Để nước máy trong các thau, chậu, chum, vại,… để 24h cho nước tự bốc hơi clo. Hoặc bạn có thể mua một chai dung dịch khử clo ở các cửa hàng cá cảnh.

Đối với nước giếng: nước giếng có độ PH thấp (4.5) hay có một số nơi nhiễm phèn nặng. Nên chúng ta cần phải lọc nước để tăng độ PH bằng cách bật sủi oxi thật mạnh cũng như loại bỏ phèn bằng than hoạt tính.

2- Lưu ý khi thay nước

Một số người nuôi cá cảnh do chăm sóc cá quá chu đáo nên thường xuyên thay nước. Điều đó dẫn đến, cá bị thay đổi môi trường nhiều nên bị shock do không thích nghi kịp.

Trái lại, việc bỏ bê cá không thay nước đúng cách sẽ khiến nước bẩn , các chất bẩn và chất thải sẽ tồn đọng trong bể gây ô nhiễm nguồn nước dẫn đến cá chết.

Để khắc phục điều này là không nên thay nước quá thường xuyên. Tần suất 2 lần/tuần và thay ¾ nước trong bể. đối với bể nhỏ thay 2/3 ngày/ lần.

Hơn hết là phải tạo hệ thống lọc hiệu quả, thay nước ngay khi nước trong bể bị bẩn. Hạn chế di chuyển cá sang bể khác, nếu muốn duy chuyển thì nên cân bằng pH và nhiệt độ cho phù hợp để cá không bị sock cũng như stress do thay đổi môi trường sống.

3- Vấn đề ánh sáng và nhiệt độ

Nhiệt độ thích hợp cho cá cảnh là 25- 28 độ(nếu chênh lệch 1-2 cá vẫn thích nghi được) . Vào mùa lạnh nhiệt độ hạ xuống cần có nắp đậy hồ cá hay lắp đặt các thiết bị sưởi ấm tránh thoát nhiệt, ổn định nhiệt độ bể nước. Nếu cá bị bệnh thì cần tăng nhiệt độ, như vậy sẽ loại bỏ được các vi khuẩn có hại trong nước.

Đặt bể cá trong nhà, trên bàn làm việc, bàn phòng khách hoặc trên giá sách. Để nơi kín gió, thông thoáng không bị nắng, mưa tác động trực tiếp. Thỉnh thoảng nên đem cá phơi năng 2 tuần/lần. Cần đặt hồ/ bể cá nơi có ánh áng thích hợp để cung cấp đủ nguồn sáng cho cá sinh hoạt.

4- Cách cho cá ăn

Để nuôi cá cảnh không bị chết thì việc cung cấp chất dinh dưỡng cần thiết cho cá là vô cùng quan trọng. Sai lầm của người mới biết chơi cá cảnh là cho nó ăn quá nhiều. Thực chất, việc cho cá ăn quá liều lượng và quá nhiều chất khác nhau sẽ dẫn đến cá chết hệ tiêu hóa không hấp thụ hết.

Đối với cá ăn động vật sông như tôm tép, bobo, lăng quăng, cần chú ý thức ăn không quá to, phải vừa miệng cá tránh trường hợp bị hóc, nhất là đối với các loại tôm tép có râu ria, cần phải cắt râu ria.

Phụ thuộc vào số lượng và kích thước cá cảnh nuôi trong bể bơi để cho cá một lượng thức ăn phù hợp. 1 con cá nhỏ nuôi trong bể chỉ nên cho ăn 3-5 viên thức ăn/ lần.

Cho cá ăn thích hợp là 2 lần/ngày, sáng và chiều (mỗi lần cho ăn sau 15 phút là bạn phải lọc cặn bã dư thừa của thức ăn ra để nguồn nước sạch và không làm nhiễm bệnh).

Chú ý là không nên bỏ quên không cho cá ăn trong một thời gian dài. ( cá nhỏ có thể chịu đói từ 2-3 ngày. Vì khi đó cá sẽ trở nên suy nhược, và chết.

5- Khi cá bị nấm bệnh

Khi bạn thấy cá có các dấu hiệu bất thường như có các nốt đỏ hoặc trắng, cá bơi lờ đờ, chậm chạp không nhanh nhẹn thì bạn chú ý thật kỹ các biểu hiện để tìm ra bệnh sau đó mua các loại thuốc về chữa trị lan. Cá mới mua về nên thả riêng hoặc nếu thả chung thì phải dùng thuốc để phòng bệnh lây nhiễm.

Biết được đặc điểm, tính cách của từng loại cá cảnh là vô cùng cần thiết. Chọn cá theo sở thích mà không tìm hiểu về đặc tính của chúng sẽ gây ra môi trường sống bất lợi cho cá.

Ví dụ như cá Betta dòng cá đá thích đấu đá lẫn nhau nên không thể nào nuôi chung với các loại cá khác. Tránh tình trạng nuôi cá không hợp kích thước vì sẽ có tình trạng cá lớn nuốt cá bé hoặc cá bé nuốt cá lớn( các loài cá nhỏ thích cắn rỉa vây của loài cá lớn).