Điểm qua vài nét về Hoàng Chi Phong-Joshua Wong
Hoàng Chi Phong sinh ra ở Hồng Kông vào ngày 13 tháng 10 năm 1996, học tại United Christian College (Cửu Long Đông), một trường trung học Cơ đốc tư thục ở Cửu Long, và phát triển kỹ năng tổ chức và nói thông qua việc tham gia vào các nhóm nhà thờ.
Tính ra Phong cũng có thiên phú làm loạn. Hồi năm 2011, khi đó mới 15 tuổi, Hoàng Chi Phong đã phản đối kịch liệt đề xuất đem chương trình “Giáo dục đạo đức và quốc gia” vào các trường học Hồng Kông của Trung Quốc.
Với tuyên ngôn: Đạo đức như thế nào hãy để giới trẻ tự quyết định, Phong bắt đầu tạo dựng một phong trào sinh viên mang tên Scholarism. Dưới hiệu ứng đám đông, phong trào này lại đạt được thành công bất ngờ khi Hoàng Chi Phong huy động thành công 100.000 người biểu tình. Được biết, giới chức lãnh đạo Trung Quốc đã nhân nhượng do các sinh viên trên hô hào sẵn sàng “chết để tự do”, thế là họ tuyệt thực để phản đối.
Vậy là năm 2014, Hoàng Chi Phong được lựa chọn là “hạt nhân mầm” cho “Học bổng YSEALI. Và từ đây, Hoàng Chi Phong được Mỹ và truyền thông phương Tây lăng-xê lên trời. Tạp thí Times chọn Phong là một trong những người có ảnh hưởng lớn nhất năm 2014, và đề cử cho Nhân vật của năm 2014.
Hoàng Chi Phong còn được tạp chí Fortune gọi là một trong những “nhà lãnh đạo vĩ đại nhất thế giới” năm 2015, và được đề cử giải Nobel Hòa bình năm 2017. Mỹ còn ưu ái dựng hẳn một phim tiêu đề: “Hoàng Chi Phong, thanh niên chống lại siêu cường” để tâng gã thanh niên này như một anh hùng đấu tranh vì tự do.
Sau rất nhiều hành động chống phá, kích động bạo lực, Hoàng Chi Phong bị kết án hai tháng tù vào tháng 5 năm 2019. Ở trong tù, Phong bí mật lôi kéo bạn bè để kích động một cuộc biểu tình chống lại dự luật dẫn độ, còn gọi là Phong trào Dù vàng, tất nhiên dưới sự giật dây của Mỹ.
Phong trào Dù vàng đơn giản là những hành động phá phách của những người trẻ tuổi bị nhiễm độc cái gọi là “tự do dân chủ”. Thiếu hụt nhận thức và mang trong mình tư duy nổi loạn, thay vì đấu tranh cho tự do đích thực thì nhóm người này bắt đầu phá nát Hồng Kông với mục đích khiến cho chính quyền nhượng bộ. Đang từ một trung tâm kinh tế tài chính lớn của châu Á, Hồng Kông thành một đống hoang tàn đổ nát.
Về Hoàng Chi Phong, đơn giản là một con rối được Mỹ và phương Tây giật dây, là mầm loạn được thả ra để đối phó với chính quyền Trung Quốc. Và tất cả, sự thành công trong công tác “đập phá”, và “mất trật tự xã hội” khi phong trào dù vàng leo cao, tất cả đều nhờ sự hẫu thuẫn từ Mỹ. Nói đơn giản, ban đầu những người Hồng Kông đi biểu tình là nhằm chống lại luật dẫn độ, họ không ủng hộ Hoang Chi Phong. Và sau đó, đơn giản là Mỹ đã thành công “kích hoạt hiệu ứng đám đông”.
Nói cách khác, Hoàng Chi Phong không đại diện cho tâm tưởng nguyện vọng của người Hồng Kông, anh ta chỉ cầm đầu một nhóm người trẻ đang “nỗ lực” muốn một Hồng Kông độc lập, tách khỏi Trung Quốc. Còn độc lập để làm gì, đạt được gì sau đó thì đám người này hoặc chả biết hoặc là không quan tâm.
Thực chất về “Học bổng YSEALI” của Hoa Kỳ
Tổng thống Mỹ R.Reagan đã từng tuyên bố: “Đầu tư cho học sinh - sinh viên các nước Xã hội chủ nghĩa du học ở Mỹ là một khoản đầu tư lâu dài, hãy gây ảnh hưởng tư tưởng với họ, hun đúc họ trong lối sống và giá trị quan niệm văn minh Mỹ, chờ họ từng bước trở thành rường cột của xã hội họ, rồi thông qua cái đầu của họ biến đất nước đó chuyển mình theo nền văn minh tư bản của ta”.
Đây là một trong những sách lược quan trọng trong công cuộc diễn biến hòa bình của Mỹ, cuộc chiến không tiếng súng nhưng nguy hiểm bội phần, góp phần lớn trong việc sụp đổ Liên Xô và khối các nước XHCN Đông Âu. Và kể từ đó, hầu hết các đời Tổng thống Mỹ đều làm rất tốt việc này, tích cực tuyển chọn, nuôi dạy và thả những mầm loạn “tự do dân chủ” đi khắp nơi trên thế giới.
Ví dụ như năm 2014, Barack Obama thành lập “Học bổng YSEALI” với mục tiêu đào tạo các “thủ lĩnh trẻ” trong sinh viên ở các quốc gia Đông Nam Á - những người được tiếp thu các giá trị dân chủ, xã hội dân sự theo quan niệm của Mỹ và phương Tây. Và ông B.Obama từng nhiều lần công cán các nước Đông Nam Á, đích thân phát triển quỹ học bổng này, cả khi đương nhiệm và khi đã về hưu. Tài trợ học bổng với ý đồ thực sự là khốn nạn chứ chẳng tử tế gì đâu.
Nhận định về việc Mỹ chi hàng trăm triệu đô cho những quỹ học bổng dành cho sinh viên nhiều nước đang phát triển, Tổng thống Nga V.Putin từng nói trong một bài phát biểu đầu 2017: “Đây là miếng bánh tự do dân chủ mà họ (Mỹ) vẽ ra, thông qua quỹ từ các tổ chức Phi chính phủ. Tin vào sự tử tế ấy chẳng khác gì việc tin chúng tôi (Nga) đã can thiệp vào bầu cử nước khác vậy.”
Sau khi Barack Obama thành lập “Học bổng YSEALI” ở Việt Nam trường hợp Trần Hoàng Phúc là một ví dụ.Sau khi nhận được học bổng Obama, năm 2016, khi B.Obama sang thăm Việt Nam, Phúc đã có vinh dự được gặp mặt trò chuyện cùng Obama với tư cách là thành viên của nhóm “Sáng kiến lãnh đạo trẻ Đông Nam Á - YSEALI”. Một năm sau, Phúc bị bắt vì tội phản động, chống phá nhà nước XHCN Việt Nam.
Phúc không phải là trường hợp duy nhất, ít nhất thời điểm hiện tại đã có 3 sinh viên Việt Nam nhận học bổng Obama và bị bắt với tội danh chống phá nhà nước. Và trên khắp thế giới, tất cả thủ lĩnh của các phong trào nổi dậy đòi “tự do dân chủ” đều là sinh viên, được nhận tài trợ kiểu “Học bổng YSEALI” của Mỹ (Tại Hồng Kông là Hoàng Chi Phong, Chu Đình, Trần Hạo Thiên hay ở Indonesia là Fuad Wahyudin, Shahrul Aman Shaari ...)
Và người nổi bật nhất trong số này, có lẽ chính là Hoàng Chi Phong, tức Joshua Wong.
tổng hợp.