Nas Daily từng làm rất nhiều video, và trong số đó có nhiều video với nội dung trung thực, song cũng không ít video chỉ nói lên một nửa sự thật.Và các phương thức định hướng chủ yếu mà Nas dùng để thuyết phục độc giả đó chính là: So sánh không tương xứng, dùng sai hệ quy chiếu, đánh tráo khái niệm và thủ thuật một nửa sự thật.
- Bạn có thể hiểu so sánh không tương xứng như thế này: Khi một ai đó nhập nhằng định nghĩa để rồi bất ngờ kết luận. Kiểu như việc để chỉ một người ngu (người ta hoàn toàn không thèm quan tâm ngu là gì), họ so sánh bạn với A.Einstein, S.Hawking … rồi kết luận bạn ngu. Cũng như khi tài sản của bạn kém Bill Gates, Phạm Nhật Vượng hay đơn giản một triệu phú nào đấy rồi kết luận bạn đói nghèo.
- Dùng sai hệ quy chiếu tức là kiểu như thế này: Bạn mang quan điểm cá nhân lên để phán xét người khác, áp dụng phong tục luật lệ của vùng miền này để nhận xét nước khác mà hoàn toàn ko xét tới giá trị lịch sử cũng như các nhận định/quan điểm đạo đức. Kiểu như bên Đài Loan cấm ăn thịt chó, thì người Việt Nam nào còn ăn thịt chó là lũ man rợ.
- Đánh tráo khái niệm, tức là bạn mang những sự việc/hiện tượng có liên quan nhưng khác bản chất để đồng nhất với nhau. Hoặc là đôi khi nó là những khái niệm xuyên tạc, bịa đặt được tuyên truyền lặp đi, lặp lại thì sẽ trở thành sự thật, lâu dần người đọc sẽ không còn thiết tha kiểm chứng tính logic của thông tin bởi “nghe nó quen quen”. Biến không thành có, biến thiện thành ác, xâu chuỗi những hiện tượng đơn lẻ để vu khống thành bản chất chính là như thế.
- Một nửa sự thật, tức là chỉ khơi gợi lên những vấn đề có lợi cho việc định hướng tư duy, những giá trị cốt lõi hoặc bản chất của sự việc đã âm thầm (cố tình) được che giấu. Ví dụ như bạn được bà mối giới thiệu cho một anh đẹp trai, sành điệu, giầu có, lịch thiệp … nhưng mỗi chuyện anh ta không thích con gái thì bà ta không nói đến. Đó chính là một nửa sự thật.
Ta tìm hiểu video của Nas Daily review về đất nước Triều Tiên.
Video này không có cái nhìn đa chiều, và nó định hướng người xem với những vấn đề sau:
- Đất nước tệ nhất thế giới, biệt lập, nguy hiểm và hà khắc nhất thế giới. Triều Tiên không phải nơi để đùa.
- Đây là một nhà tù khổng lồ. Ở trong đất nước này bạn sẽ thấy sự nghèo khó tột cùng và sự cô lập hoàn toàn.
- Không có một chút tự do nào. Không wifi, không facebook.
- Bất kể chính phủ cố gắng che giấu như thế nào thì Triều Tiên vẫn rất nghèo. Trên đường cao tốc rất ít xe vì người dân không đủ tiền mua xe ô tô
- Triều Tiên ảo tưởng về sức mạnh quân sự, quân đội cũng như hình tượng lãnh đạo có mặt ở khắp mọi nơi.
- Sau khi rời khỏi Triều Tiên, mình (Nas) đã khóc cho người dân ở nơi đây. Chẳng có giải pháp nào cho người dân Triều Tiên. Đất nước này sẽ, đang và mãi là một nhà tù.
Ta hãy thử nhìn thẳng vào bản chất vấn đề. Tại sao Triều Tiên gặp nhiều vấn đề như vậy? Họ thích cách ly mình ra khỏi thế giới, ngăn cấm giao du với bên ngoài sao? Đơn giản, bởi Triều Tiên đang trong chế độ thời chiến và họ bị Mỹ và đồng minh phương Tây bủa vây cấm vận mọi thứ.
Thứ nhất, Nas đã so sánh không tương xứng, khi không có quy chuẩn nghèo đói và hà khắc cụ thể là như thế nào. Rõ ràng, việc so sánh nước nào đó kém Mỹ và các cường quốc rồi kết luận họ nghèo là sự phi lý. Kể cả có nghèo thật, vậy phải suy xét rằng bản chất do chế độ hay là do sự bủa vây kìm kẹp từ bên ngoài, do thế lực thù địch ban phát.
Thứ hai, đó là đánh tráo khái niệm, hoặc chí ít Nas mang chuần của chính anh ta ra để đánh giá về một đất nước hòa hảo và an toàn như Triều Tiên. Không wifi, không facebook là mất tự do? Kiểm soát tôn giáo là đàn áp về nhân quyền? Ít ô tô trên cao tốc là nghèo? Biệt lập là độc ác? Phát triển mạnh về quân sự tức là yếu kém về kinh tế?
Không, đó chính là những khái niệm hoàn toàn khác nhau. Chúng ta cần nhìn vào tình hình trật tự và sự ổn định của Triều Tiên, nụ cười và sự thân thiện của người dân Triều Tiên. Bất chấp sự bao vây cấm vận và phá hoại từ Mỹ, Triều Tiên đã và đang là một trong những quốc gia đang hiện đại hóa thần tốc. dân Việt Nam ta có câu: Nhìn lên không bằng ai nhưng cúi xuống hơn vô số đứa. Có thể Triều Tiên hiện tại còn thua sút so với nhiều nước khác, song Triều Tiên giàu có hơn phần lớn nước ở châu Phi - những nạn nhân trực tiếp của chủ nghĩa thực dân kiểu mới. Triều Tiên an bình hơn tất cả những đất nước (đã từng giầu có) nhưng giờ đang chìm trong chiến tranh loạn lạc và khủng hoảng triền miên - những nạn nhân của Đế quốc Mỹ.
Nói Triều Tiên biệt lập thì đúng, nhưng nói Triều Tiên nguy hiểm là sai, sai vô cùng. Ngược lại, Triều Tiên là một trong những nước có an ninh tốt nhất thế giới. Các bạn nói xem, một đất nước có nền quân sự vững mạnh và hoàn toàn tự chủ, có thể nuốt gọn Hàn Quốc trong vài nốt nhạc (nếu không có sự can thiệp của Mỹ) lại là một quốc gia nghèo nàn, lạc hậu và “nhà tù khổng lồ” được hay sao?
Đại sứ Việt Nam tại Triều Tiên, ông Lê Quảng Ba nói về đời sống xã hội bên trong một đất nước Triều Tiên bị cấm vận, khép kín:
“Đúng là nếu chỉ đọc báo chí bên ngoài thì tưởng như Triều Tiên rất đói khổ, kiệt quệ. Song nhiều đoàn của Việt Nam và các nước khác sau khi thăm Triều Tiên về đều kinh ngạc: Không ngờ Triều Tiên lại phát triển đến như vậy... Về công nghệ cao, Triều Tiên có nhiều thành tựu mà ta phải ngưỡng mộ. Tiềm lực của người Triều Tiên chính là sức mạnh tinh thần và văn hóa, từ đó dẫn đến tiềm lực quốc phòng của họ... Tôi nghĩ ở đây có vấn đề về thông tin.
Chẳng hạn như có 100 thông tin, hình ảnh đăng tải trên thế giới về Triều Tiên thì có đến 80% là từ báo chí phương Tây, hay các nước mà Triều Tiên gọi là thù địch, tức chỉ nói xấu, hay không có thì dựng ra là có. Bản thân Triều Tiên cũng ít đưa hình ảnh của mình ra ngoài, nên dễ dẫn đến bị nhìn nhận sai lệch. Riêng tôi thấy rằng cần bình tĩnh xem xét và đặt lại câu hỏi: “Bao giờ ta có thể làm được như họ?” Trước khi đến, nhiều người cứ nghĩ Triều Tiên là quốc gia vô cùng khốn khổ, người dân thì hiếu chiến, nhưng đó là bởi họ chưa trực tiếp tham quan Triều Tiên. “Trăm nghe không bằng một thấy”, nếu tiếp nhận thông tin qua nguồn gián tiếp, sự sai lệch sẽ rất nhiều.
Nên nhớ, Triều Tiên đã công nghiệp hoá nông nghiệp từ những năm 60 của thế kỉ trước. Những năm gần đây bị cấm vận ngặt nghèo, một năm chỉ được nhập 2 triệu tấn dầu, nên máy móc nông nghiệp không đủ nhiên liệu chạy. Không có dầu chạy máy thì làm tay cũng được chả sao. Triều Tiên họ chưa tự chủ được lương thực là do thiếu đất canh tác, cả nước chỉ có khoảng 500 000 ha đất trồng ngũ cốc thôi, các nước vùng Đông Bắc Á đều thế cả.
Câu hỏi đặt ra là, lý do gì khiến Nas phải nói dối về Triều Tiên khi mà 99% dân số Triều Tiên sẽ không thể xem được video của Nas, càng không có cơ hội phản biện?
Bây giờ ta tìm hiểu video Nas review về Hàn Quốc.
Nói chung Nas review về Hàn Quốc với nội dung đây là quốc gia đáng sống và thân thiện, “không hà khắc” với nhiều mỹ từ có cánh.
Nhưng Nas lại không hề đề cập tới vấn đề Hàn Quốc là quốc gia có tỷ lệ tự tử cao khủng khiếp. Đồng thời, đây là quốc gia vô cùng hà khắc với phụ nữ, Hàn Quốc là một quốc gia cực kỳ “trọng nam khinh nữ”, đàn ông vô cùng gia trưởng. Nghe có vẻ lạ khi nền kinh tế thứ 4 Châu Á này với tư tưởng Âu Mỹ lại coi thường phái yếu đến vậy. Nhưng đó chính là sự thật. Hàn Quốc là một nước có tư tưởng trọng nam khinh nữ vô cùng nặng, có lẽ chỉ đứng sau Nhật Bản.
Những bộ phim tình cảm lãng mạn, những lối ứng xử lịch thiệp với nữ giới chỉ có trong phim hoặc mang tính hình thức. Quan điểm nữ giới ở nhà lo sinh con, nội trợ và sự thống trị của đàn ông đã ăn sâu vào tư tưởng người Hàn. Tính gia trưởng được thể hiện vô cùng rõ nhưng bị mọi người cố tình lờ đi. Trong các báo cáo của Diễn đàn kinh tế thế giới (WEF) gần đây đều cho thấy sự phân biệt giới tính cực nặng trong xã hội Hàn. Quốc gia này chỉ đứng thứ 115/149 về bình đẳng giới.
Sau đây là đoạn số liệu từ CafeF và Nhịp sống kinh tế, lẫn Bloomberg. Trích.
“Khảo sát của Viện tội phạm Hàn Quốc (KIC) năm 2018 cho thấy 79,7% đàn ông Hàn từng bạo hành thể xác, hay đánh người phụ nữ của mình khi mới trong giai đoạn hẹn hò.
Nghiên cứu khác của tờ The Korea Herald cũng cho thấy 71% nam giới Hàn kiểm soát đầy gia trưởng với bạn gái, vợ mình trong các hoạt động xã giao, thậm chí với cả bạn bè hay người thân của họ. Việc chồng, bạn trai gọi điện kiểm tra hay quản lý việc ăn mặc khi ra đường của người yêu, vợ là điều thường xuyên diễn ra tại Hàn Quốc.
Kinh khủng hơn, khoảng 37,9% đàn ông Hàn thừa nhận từng quấy rối tình dục với chính người yêu của mình, khoảng 36,6% bạo hành tinh thần, khoảng 23% thừa nhận từng đóng sập cửa vào mặt bạn gái và có đến 0,06% nam giới dám thừa nhận từng đánh bồ mình đến thâm tím hoặc để lại sẹo.
Ở đất nước xứ Củ sâm, những vụ quay lén, phát tán clip sex, quấy rối tình dục, cưỡng hiếp… xảy ra nhan nhản ở Hàn Quốc nhưng chẳng có ai lên tiếng. Chế tài pháp lý của Hàn quy định khá mơ hồ về định nghĩa “hiếp dâm” trong khi xã hội Hàn lại lên án nạn nhân, coi họ là hư hỏng và cố tình để bị quay trộm, bị hiếp dâm như vậy.
2. Chùm video review về Việt Nam.
Dù sao cũng nên cảm kích Nas vì anh ta đã không hề nói xấu và bịa chuyện về Việt Nam, như cái cách anh ta đã làm trước đó với Triều Tiên. Người ta đến nhà mình chơi, họ khen mình, trước tiên phải lịch sự cảm ơn họ đã.
Bàn về video: Sức mạnh của đồ chay tại Việt Nam.
Video số 1- Nội dung tuy tích cực nhưng nó không đi đôi với sự hiệu quả. Hiểu đơn giản thế này, đôi lúc bạn xác định làm việc tốt nhưng độ hiệu quả mà hành động bạn mang lại chưa cao. Mục đích của video đầu tiên, như ban đầu là Nas muốn giới thiệu tới bạn bè năm châu biết về một Việt Nam hòa bình, ổn định và tươi đẹp. Như những video trước đó, sẽ nên là: Tôi, Nas đây các bạn ơi. Tôi đã đến Việt Nam, đến thăm chỗ này, găp gỡ con người ở đây, thưởng thức đặc sản địa phương, trải nghiệm nhịp sống … Woa, tôi thấy nó thật là tuyệt.
Nas không hề đưa ra cảm nhận/trải nghiệm bản thân một chút nào, toàn để cho một người địa phương là Pew Pew giới thiệu về đất nước Việt Nam. Thành thử người xem sẽ có cảm nhận: Video này là video quảng cáo, kiểu: Con hát mẹ khen hay.
Mà kể cả là video quảng cáo cũng được, nhưng khách hàng mục tiêu nên là gì? Độc giả cần hướng tới là bạn bè quốc tế, những người chưa biết nhiều về Việt Nam. Vậy nên, video dạng này nên xuất hiện trên kênh chính của Nas daily thay vì kênh Nas Daily tiếng Việt.
Thành thử khen hay chê, tốt hay xấu thì đến 99% người Việt tự xem, tự biết với nhau. Và thế là nhóm người xem video chia làm 2 trường phái. Nhóm người nước ngoài nói tiếng Việt bắt đầu quay sang nói Nas là kẻ không trung thực, Việt Nam còn đầy tiêu cực ra sao không nói. Nhóm người thứ hai tự hào về Việt Nam, rằng: Làm video quảng cáo mà bới móc hết khuyết điểm thì có mà dở hơi.
Video số 2- Có nội dung tích cực nhưng mang nặng tính dàn dựng, nội dung rời xa giá trị cốt lõi của vấn đề. Nói các bạn nghe nhé, có một thông điệp rõ ràng là: Trao tặng là điều không dễ dàng, nó rất là tốn kém. Nhưng văn hóa của sự trao tặng là nét văn hóa của Việt Nam.
Video số 3- Nói về Việt Nam lại là theo kiểu tôn vinh những “hiệp sĩ đường phố ở Việt Nam”. Khen hay đấy, nhưng nội dung kiểu bạn có thể bị cướp giật bất cứ khi nào ở Việt Nam, và lực lượng chức năng bất lực thì đã có những hiệp sĩ sẵn sàng xả thân để bảo vệ sự an ninh của xã hội. Thậm chí có một anh hiệp sĩ còn ước rằng con anh ta sẽ được tự do và an toàn đến trường. Như vậy nó mâu thuẫn với video số 1 với nội dung khen Việt Nam an ninh ổn định, người dân hạnh phúc, cuộc sống phồn vinh.
theo fb Đạo sĩ