Bí quyết giúp bạn nói chuyện hài hước mà không bị chê là vô duyên

Để nói chuyện cuốn hút, hài hước mà không vô duyên là điều không phải bẩm sinh đã có, nó là thứ phải sống và rèn luyện thì mới có được.

Những người hài hước luôn là tâm điểm trong những cuộc trò chuyện bởi khả năng thu hút và pha trò đầy nghệ thuật và thông minh của mình. Họ luôn nổi trội hơn và khi họ cất tiếng nói thì được lắng nghe hơn.

Tuy nhiên, với những người mà không có khiếu hài hước bẩm sinh, thì vẫn có thể cố gắng rèn luyện cho cách nói chuyện hài hước hơn. Và rồi sự hài hước trở thành phản xạ và bạn sẽ trở thành người hài hước.

Nói chuyện hài hước và làm người khác cười không hề dễ. Nó đòi hỏi mình phải có vốn sống phong phú, hiểu chuyện, đồng cảm được với người khác, tự tin và lạc quan yêu đời. Nhưng chỉ cần sống hết mình với thái độ tích cực, bạn sẽ thành nghệ sĩ pha trò thực thụ đấy.

Dưới đây là cách nói chuyện hài hước, cách kể chuyện thông minh hóm hỉnh để có thể nói chuyện hài hước mà không bị vô duyên nhé:

Bí quyết giúp bạn nói chuyện hài hước mà không bị chê là vô duyên

1. Hiểu những người xung quanh

Pha trò là một nghệ thuật và người biết cách pha trò là một nghệ sĩ. Nghệ sĩ muốn được khán giả tán thưởng thì trước hết phải hiểu khán giả cái đã. Cùng một câu đùa, nhưng người thì vỗ tay khen hay, người thì ngây ra không hiểu, người lại bĩu môi cho là vô duyên.

Có người thích những ngôn từ thô mộc, dễ hiểu; có người lại tâm đắc những châm biếm sâu cay. Vì vậy, muốn pha trò cho phù hợp, phải biết người nghe là người thế nào.

2. Ghi nhớ những câu nói thú vị

Một người nói chuyện hài hước phải là người có những phát ngôn thú vị. Muốn có những phát ngôn thú vị, bạn phải có kiến thức, có hiểu biết về cuộc sống.

Một cách nhanh hơn để có những phát ngôn thú vị là xem phim hài, kịch hài hoặc đọc những câu nói vui trên mạng và tập ghi nhớ chúng.

3. Đúng người, đúng thời điểm

Ngay khi có cả một “kho” câu nói hài hước trong đầu, bạn cũng đừng tự tin mà dùng mọi lúc mọi nơi. Nên biết rằng, một câu đùa dù vui cách mấy cũng thành vô duyên nếu dùng sai đối tượng hoặc sai tình huống. Đó là khi câu đùa không những nhạt như nước ốc mà còn gây phản cảm, có tính xúc phạm hoặc làm tổn thương ai đó.

Chẳng hạn, gặp một cô gái hay tự ti về cân nặng của mình, bạn tuyệt đối không được mang chuyện đó ra đùa. Đây là đùa sai đối tượng (muốn cho đúng, hãy xem lại điều 1 nhé). Vậy nếu lỡ trớn đùa nhảm thì sao? Nếu câu đùa gây xúc phạm thì hãy xin lỗi. Nếu không quá nghiêm trọng thì ngay lập tức lảng sang chuyện khác chứ đừng cố vớt vát.

4. Tự tin

Tự tin là yếu tố không thể thiếu nếu muốn pha trò khi nói chuyện. Thử tưởng tượng nếu mình đùa bằng giọng điệu rụt rè, lắp bắp thì sẽ thế nào?

Nếu bạn quá rụt rè thì bạn không bao giờ có thể gây cười. Những người rụt rè thường chỉ bị cười vào sự ngây ngô, ngớ ngẩn của họ mà thôi. Bạn hãy là người gây cười bằng trí tuệ, hài hước với sự thông minh, tạo tiếng cười bằng sự nhạy bén và hóm hỉnh của bạn.

Tự tin trong giao tiếp là điều rất rất quan trọng nó còn ảnh hưởng rất nhiều trong cuộc sống, trong tương lai, sự nghiệp,… của bạn. Đừng quá nhút nhát hãy giao tiếp nhiều, trò chuyện nhiều bạn sẽ tự tin hơn để gây cười đấy. Hãy là một người tự tin trong giao tiếp dám nói chuyện, dám giao tiếp một cách thoải mái nhất.

5. Cân bằng cảm xúc và sống lạc quan

Một người hài hước cũng có lúc buồn phiền. Nhưng sỡ dĩ họ thường có vẻ vui tươi, giàu sức sống là vì họ biết cách cân bằng cảm xúc và luôn nhìn cuộc sống một cách lạc quan, tích cực. Người ta nói rằng hầu hết những nghệ sĩ hài đều là những người giấu nỗi buồn vào trong để tạo tiếng cười cho khán giả.

Nhưng bạn không nên gò ép mình phải làm như vậy. Nếu có chuyện buồn, hãy tâm sự thay vì cố cười đùa lảng tránh. Có như vậy thì cách mình pha trò mới không giả tạo. Cũng đừng ôm trong lòng những chuyện buồn, mà hãy nghĩ về những điều tích cực. Có lạc quan, vui vẻ thì mới lan tỏa niềm vui cho người khác được.

6. Nhận biết được cái gì là hài hước

Muốn nhận biết được cái gì sẽ gây được tiếng cười thì bạn phải hiểu rõ vấn đề, câu chuyện hay phát ngôn bạn sẽ nói. Đặt bản thân mình vào người nghe xem liệu là họ mình có cười không? Thấu hiểu tâm lý đối phương để trở nên hài hước nếu không lại thành “thánh thiếu muối”.

Các nghiên cứu của Helpguide đã chỉ ra rằng có 3 thứ khiến chúng ta cười chủ yếu. Nắm được 3 yếu tố này bạn sẽ có thể biết điều này có hài hước không:
  • Cảm giác vượt trội hơn đối phương khi họ “ngớ ngẩn” hơn chúng ta.
  • Bất ngờ trước sự khác biệt mà chúng ta mong đợi so với kết quả thực xả ra.
  • Khi chúng ta bỏ bớt được gánh nặng, nỗi buồn, lo âu.
7. Sự bất ngờ là cốt lõi của hài hước

Không phải cứ bất ngờ là gây cười được, nhưng những điều hài hước luôn luôn có sự bất ngờ. Sự bất ngờ là yếu tố then chốt quyết định tiếng cười của mọi người dành cho âu chuyện, câu nói nào đó. Nếu nói hay kể những điều mà ai cũng có thể đoán được thì chắc chắn 100% sẽ chẳng ai cười.

8. Đảm bảo mọi người đều hiểu được bạn

Nói mà không hiểu thì làm sao mà cười được. Nếu bạn nói gì đó mỗi mình bạn hiểu thì xác định đi, mọi người sẽ nhìn bạn với ánh mắt”nó đang nói cái bíp gì vậy”, “nó nói gì thế nhạt vậy”.

Hãy chắc chắn là nói những điều mà ai cũng hiểu, những đối tượng bạn muốn gây cười đều hiểu được. Bạn không thể nói những chuyện mà chỉ có một phần trong nhóm người hiểu được. Ví dụ như bạn nói những câu hài mà chỉ những người chơi game hiểu ngay trước cả lớp thì điều đó cũng rất “kì”.