Chúng ta sống chung với chất độc gấp 68 lần asen mà không hề hay biết

Là một chất rất độc dễ bị bị hấp thụ khi hít thở hoặc ăn uống hằng ngày, asen từ lâu đã không còn xa lạ với nhiều người, chúng ta thường cố gắng tránh xa chất độc này để bảo vệ sức khỏe cho bản thân.

Tuy nhiên, hiện nay, chúng ta lại đang sống chung với một loại chất độc khác, độc gấp 68 lần asen mà không hề hay biết.

Đó là chất aflatoxin, một hợp chất dẫn xuất của dihydrofurvitymarin. Các nghiên cứu khoa học cho thấy nó độc hại với cơ thể con người gấp 68 lần so với asen.

Chỉ cần hấp thụ 1mg chất độc này, bạn chắc chắn sẽ bị ung thư, đặc biệt là ung thư gan. Hấp thụ với lượng aflatoxin ở mức 20mg, con người có thể chết một cách tức tưởi.


Chất này tồn tại xung quanh chúng ta trong cuộc sống mà ta không hề hay biết. Vì là một chất hòa tan trong chất béo, không tan trong nước ở nhiệt độ dưới 280 độ C, do đó, xử lý bằng chất tẩy rửa hoặc nấu nướng ở gia đình sẽ không thể loại bỏ aflatoxin

Aflatoxin ẩn náu ở đâu trong căn bếp?


1. Tủ lạnh lâu ngày không được làm sạch
Tủ lạnh là thiết bị điện tử thiết yếu trong mọi hộ gia đình, nó có thể được sử dụng để cất trữ rau, củ, quả, trái cây, thịt cá… Nhiều gia đình có thói quen đặt tất cả mọi thứ vào tủ lạnh để bảo quản.

Tuy nhiên, dù được giữ ở nhiệt độ thấp để ngăn ngừa sự phát triển nhanh chóng của vi khuẩn nhưng mỗi loại thực phẩm vẫn có hạn sử dụng và bảo quản nhất định.

Khi thực phẩm bị mốc, hỏng bên trong tủ lạnh, nó sẽ sinh ra aflatoxin và các vi khuẩn khác tồn tại trong tủ lạnh.

Việc lâu không làm sạch tủ lạnh sẽ vô tình khiến cho các thực phẩm tươi mới sẽ nhiễm phải aflatoxin và vi khuẩn, từ đó gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe con người.

2. Thớt mốc

Thớt là dụng cụ không thể thiếu trong nhà bếp nhưng nếu thớt sau khi được sử dụng nhưng không được làm sạch đúng cách hoặc bảo quản ở nơi không thích hợp có thể khiến thớt bị ẩm ướt, bẩn và dễ dàng hình thành mốc, tạo ra aflatoxin.

3. Gạo, lạc, ngô hư hỏng

Nhiều người dự trữ lạc, ngô, cao lương… nhưng lại lựa chọn vị trí dự trữ không phù hợp tại những nơi ẩm ướt, bí khí có thể dễ dàng gây nấm mốc, tạo ra một lượng lớn aflatoxin. Trong trường hợp loại thực phẩm đó chỉ bị hư hỏng một góc nhỏ, bạn cũng không nên cắt bỏ phần hư hỏng và sử dụng phần còn lại.

Thực tế, aflatoxin có khả năng lan rộng trong toàn bộ thực phẩm, phần bị hư hỏng chỉ là biểu hiện cụ thể ra bên ngoài.

Làm thế nào để ngăn ngừa aflatoxin?


Nếu bạn muốn ngăn ngừa aflatoxin, bạn cần:

Mua lượng đủ dùng ngũ cốc tươi, đừng mua số lượng lớn cùng một lúc và dự trữ trong một thời gian dài để tránh nấm mốc. Hãy vứt bỏ trái cây và rau quả bị mốc, đừng cắt bỏ phần bị hỏng và tiếp tục ăn.
Thường xuyên lau dọn vệ sinh cho tủ lạnh.
Vệ sinh và bảo quản thớt và các dụng cụ nhà bếp một cách cẩn thận.