Ba hạng người trong cuộc sống chúng ta không nên kết giao gần gũi

Trong cuộc sống ai cũng phải giao tiếp vì công việc mưu sinh. Ai cũng cần có bạn bè, những tình bạn có từ thuở ấu thơ rồi tình bạn nẩy sinh từ công việc.

Trong số đó có nhiều người đáng để ta kết bạn, để học tập. Thế nhưng cũng có những người chúng ta nên hạn chế kết giao.

Kết bạn là nhu cầu không thể thiếu đối với mỗi chúng ta nhưng gặp ba hạng người sau đây muốn kết giao thì cũng nên suy nghĩ lại.

Ba hạng người trong cuộc sống chúng ta không nên kết giao gần gũi

1. Người có nhận thức nông cạn

Những người có nhận thức nông cạn, dung tục và thiếu hiểu biết thường chỉ để tâm vào những lợi ích trước mắt.

Kiểu người này làm gì cũng đặt lợi ích của bản thân lên hàng đầu, lúc nào cũng tranh thủ "kiếm chác" bằng hết những giá trị vật chất vụn vặt có thể "kiếm chác" được mà họ không nhận thấy rằng mình đang "tham đũa bỏ mâm", hạn chế, trói buộc khả năng phát triển của bản thân.

Người có nhận thức nông cạn, thứ mà họ nhìn thấy chỉ là năng lực và dục vọng của bản thân.

Mỗi một người không chỉ phải sống trong cái tôi của mình mà quan trọng hơn là phải sống trên cái tôi của mình. Đó mới là người có hiếu biết.

Kết giao với người có hiểu biết nông cạn, dần dần bạn sẽ bị đánh mất đi bản thân và trở nên tầm thường trước cuộc đời.

2. Người thiếu lý tính, phiến diện

Khi trong lòng một ai đó đang chất chứa đầy một cảm xúc nào đó, họ sẽ mang một cảm xúc cá nhân mãnh liệt và trở nên rất cố chấp. Con người vốn dễ bị cảm xúc chi phối và thao túng.

Lương thiện, nếu thiếu đi trí tuệ có thể sẽ giúp nhầm người, giúp kẻ xấu làm việc ác.

Một người, cho dù có lòng lương thiện nhưng thiếu lý tính, cũng có thể sẽ chỉ có cái nhìn phiến diện và không biết tự phản tỉnh, vì thế mà không đáng được tán dương.

Con người sống trên đời lẽ tất yếu phải trải qua nhiều trạng thái cảm xúc khác nhau và mỗi ngày, con người ta đều có những phản ứng cảm xúc vô cùng phong phú. Nếu có lý tính, điều đó sẽ giúp chúng ta cân bằng được cảm xúc.

Nhưng thông thường, sức mạnh của cảm xúc luôn vượt xa sức mạnh của lý tính. Một khi lý tính không thể khống chế được cảm xúc, bạn sẽ bị cảm xúc chi phối.

Người thiếu lý tính, bản thân người đó không những phải làm nô lệ cho cảm xúc, không phân biệt được đúng sai, làm việc khó thành công mà còn khiến cho cảm xúc tiêu cực lây lan sang những người xung quanh.

3. Người thiếu nhân cách, lòng dạ hẹp hòi, tiểu nhân

Trên thế giới này luôn có một kiểu người, đó là nhìn thấy người khác hơn mình là ghanh ghét đố kỵ, nghĩ cách làm sao để hạ thấp đối phương, khiến cho họ phải "lao đao" mới hả hê.

Thực ra, giẫm chân lên người khác không có nghĩa là bạn sẽ giỏi hơn, ở trên cao.

Trong cuộc sống, quanh chúng ta không thiếu những người như vậy. Họ - khi nói chuyện với người khác, dường như hoàn toàn không biết thế nào là một trạng thái giao tiếp chuẩn mực hay thế nào là cách ăn nói lịch sự.

Họ cũng không coi việc "nói cho rõ ràng" là mục tiêu mà chỉ quan tâm đến việc mình được hả hê là được.

Những người này, cổ nhân gọi họ là tiểu nhân. Còn theo cách gọi hiện nay thì họ là những người thiếu nhân cách.

Và trong những thiếu sót về mặt nhân cách thì việc "tự cho mình là đúng" là hiện tượng phổ biến nhất, ảnh hưởng đến người khác nhiều nhất.

Một khi gặp chuyện không thuận lợi, họ thường đổ lỗi cho người khác và yếu tố khách quan, tuyệt nhiên không bao giờ tự chất vấn bản thân.

Trong mắt họ, mọi sai lầm đều là do người khác gây ra và lẽ tự nhiên, họ sẽ trút xả giận dữ lên người khác. Họ có thể sẵn sàng vì lợi ích trước mắt mà không màng đến sự sống chết của người khác.

Nếu gặp phải kiểu người này trong đời, tốt nhất hãy đừng va chạm, bởi có đối xử tốt hơn với họ, cũng chẳng có tác dụng gì.