Loại quả này còn được nhiều người biết đến với những tác dụng y học tuyệt vời của nó.
Cây sung mọc hoang và được trồng rất nhiều ở Việt Nam. Người ta sử dụng sung làm thực phẩm và làm thuốc chữa bệnh.
Quả sung thuộc loại quả giả, do đế hoa tự tạo thành. Quả giả mọc từng nhóm trên thân cây và trên những cành to không mang lá, khi chín có màu đỏ nâu, hình quả lê, mặt quả phủ lông mịn, cuống ngắn.
Lá sung có vị ngọt, hơi đắng, tính bình, có tác dụng giải độc, tiêu thũng, có thể dùng chữa trị sưng thũng, lở loét ngoài da.
Dưới đây là những tác dụng y học từ quả sung
- Ngăn ngừa nhiều bệnh ung thư:
Trong y học cổ truyền có hướng dẫn nhiều cách sử dụng nhựa của quả sung làm thuốc. Muốn lấy nhựa sung, người ta băm thân cây, hứng lấy nhựa.
Y học hiện đại cũng nghiên cứu về nhựa sung và thấy rằng loại dược phẩm này có tác dụng ức chế sự phát triển của nhiều loại tế bào ung thư như ung thư mô liên kết, ung thư vú tự phát, sarcoma hạch bạch huyết... Loại nựa này còn có thể làm chậm quá trình di căn của tế bào ung thư.
Bên cạnh đó, sung là loại quả chứa rất nhiều pectin - một loại chất xơ hòa tan.
Chất xơ này giúp làm sạch hệ tiêu hóa, dọn dẹp các cholesterol dư thừa ra khỏi cơ thể, kích thích loại bỏ các gốc tự do và các chất độc hại gây ung thư, đặc biệt trong ruột kết. Đồng thời nó làm tăng chuyển động của ruột giúp ruột hoạt động tốt hơn.
Nhờ vậy, việc ăn quả sung thường xuyên sẽ giúp bạn ngăn ngừa được bệnh ung thư vùng bụng, nhất là ung thư ruột kết.
Nguồn chất xơ này còn có tác dụng cân bằng nội tiết tố ở phụ nữ, chống lại các gốc tự do của các chất oxy hóa, do đó nó có tác dụng bảo vệ chống lại ung thư vú, nhất là khi phụ nữ đang trong thời kỳ sau mãn kinh.
- Ngăn ngừa tăng huyết áp
Cũng như chuối, sung rất giàu kali. Điều này rất tốt cho người muốn làm hạ huyết áp và ngăn ngừa nguy cơ tăng huyết áp gây hại cho sức khỏe của mình.
Khi con người nạp vào cơ thể quá nhiều natri dưới dạng muối ăn, điều này sẽ làm thiếu hụt kali dẫn đến hiện tượng huyết áp tăng cao. \Việc ăn trái sung đều đặn hàng ngày sẽ giúp bù đắp lại lượng kali giúp ổn định huyết áp.
- Tốt cho tim mạch:
Trong trái sung có chứa một lượng không nhỏ các chất phenol, omega-3 và omega-6 là những axit béo có tác dụng giảm nguy cơ mắc bệnh mạch vành.
Lá sung có tác động đáng kể tới chất béo trung tính trong cơ thể - một loại chất béo gây ra các bệnh về tim.
Vì thế việc sử dụng 2 bộ phận này của cây sung thường xuyên sẽ giúp ích cho sức khỏe tim mạch của bạn.
- Hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường:
Sung là loại quả giàu kali, vì thế có thể giúp người bệnh tiểu đường điều chỉnh lượng đường được hấp thụ vào cơ thể, giảm lượng đường được hấp thụ vào máu, giúp ổn định lượng đường huyết.
Hơn nữa, lượng chất xơ hòa tan (pectin) có trong quả sung có thể thúc đẩy chức năng kiểm soát bệnh tiểu đường.
- Tốt cho hệ thống xương:
Sung rất giàu canxi và phốt pho - những thành phần quan trọng tốt cho sự phát triển của xương và giảm nguy cơ loãng xương.
Phốt pho là loại chất không phải loại thực phẩm nào cũng có, mà chất này lại cực kỳ quan trọng để thúc đẩy sự hình thành và tái sinh xương ngay khi hệ thống xương gặp thương tổn hay suy thoái.
- Làm tan sỏi mật
Trong dân gian còn lưu truyền lại nhiều cách chữa sỏi mật, sỏi thận, trong đó thường ưa dùng nhất là bài thuốc từ trái sung.
Quả sung được kết hợp với một số vị thuốc khác nhưng làm tan sỏi vẫn là quả sung.
- Giảm cân
Chất xơ có trong sung cũng giúp giảm cân và là sự lựa chọn tốt cho những người béo phì. Tuy nhiên, hàm lượng calo cao có trong sung cũng có thể làm tăng cân, đặc biệt là khi sử dụng cùng với sữa.
Một ít sung là đủ lượng dinh dưỡng yêu cầu, bởi vậy đừng lạm dụng nó! Hãy nhớ rằng quá nhiều không phải là điều tốt.
- Chữa mụn nhọt bắp chuối, sưng vú:
Rửa sạch mụn nhọt, lau khô nước. Nhựa sung hứng độ 1 chén hay hơn, bôi trực tiếp vào chỗ đau, sưng đỏ đến đâu bôi đến đó, bôi nhiều lần 1 lúc.
Để tránh bôi nhiều, có thể trộn nhựa sung với lá non, giã nát rồi đắp lên chỗ đau.
Nếu mụn chưa có mủ thì đắp kín, nếu vỡ mủ rồi thì đắp để hở 1 chỗ bằng hạt ngô. Khi đã có mủ, muốn lấy ngòi ra thì giã thêm củ hành với nhựa và lá sung rồi đắp lên trên, để hở miệng. Nếu sưng vú, đắp hở đầu vú.
Khi ngã bị xây xát, đắp thuốc phải chữa chỗ xây xát mà chỉ đắp nơi sưng đỏ hoặc tím.
- Chữa nhức đầu:
Nhựa sung phết lên giấy bản, dán vào 2 bên thái dương. Có trường hợp người ta dùng trong chữa tê liệt.
Có khi dùng phối hợp bôi ngoài với ăn lá non hoặc uống nhựa sung với liều 5ml hóa với nước lã đun sôi để nguội trước khi đi ngủ.