Các bạn có khi nào thắc mắc “yêu thật lòng” là gì, thì xin trả lời nhanh như thế này. Tình yêu, nó là một thứ tình cảm gắn bó thiêng liêng hai chiều giữa 2 con người với nhau. Vậy nên, yêu tức là câu chuyện thật lòng của hai người.
Nói là nói như vậy, song mấy ai cắt nghĩa được rõ ràng tình yêu là gì? Như ca sĩ Trần Tiến có nói: “Đôi khi tình yêu vẫn thế, yêu nhau chỉ vì yêu …”Tức là, yêu chính là một khái niệm mà nội hàm của nó đã đủ tự định nghĩa cho nó, kiểu như một điểm chính là một điểm vậy.
Có một câu rất hay, đó là: "Thích là yêu một cái gì đó nhàn nhạt, còn yêu là thích một cái gì đó thật đậm sâu!" Khi còn trẻ, bạn sẽ nói: Tôi yêu bạn vì tôi cần bạn. Nhưng đến khi trưởng thành, bạn sẽ nhận ra rằng bạn cần họ vì bạn yêu họ.
Đó mới là tình yêu, một mối quan hệ mà cả 2 bên cùng thấu hiểu hoặc thông cảm cho nhau. Yêu nhau, chẳng phải ở những lời thề hẹn, mà mà thực chất là mong muốn/nỗ lực để cho nửa kia tốt đẹp hơn.
Yêu, thì chính là yêu!
Bạn có thể cùng lúc thích thích vài người cùng một lúc, nhưng khi chọn yêu chỉ được phép chọn một, vì yêu nó là mối quan hệ gắn bó thủy chung giữa hai người. Thật lòng với số nhiều, thì nó là thật lòng kiểu “mèo mả gà đồng”. Nếu như trên đời này có khái niệm “thật lòng tập thể”, thì chắc anh Trương Vô Kỵ chắc yêu hết 4 cô Ân Ly, Triệu Mẫn, Chỉ Nhược, Tiểu Chiêu mất rồi. Và nếu có như vậy, hẳn nhiều nam chính trong các truyện huyền huyễn trọng sinh thành “ngựa giống”, chén hết cô này đến cô khác nhưng luôn mồm vẫn gào thét: “Ta thật lòng với tất cả các nàng.”
Đã bao giờ các bạn thử hỏi: 'Bản chất của tình yêu là gì' chưa? Ý tôi không nói về các quan điểm của giới văn nghệ sĩ, mà là các khái niệm, định nghĩa của giới khoa học về tình yêu ấy.
Tình yêu ra đời, đó chính là bước tiến dài của lịch sử nhân loại. Ngẫm mà xem. Phụ nữ và tình yêu là chủ đề bất diệt của thi ca và nghệ thuật, rất nhiều người trong chúng ta luôn xem tình yêu là rất thiêng liêng, cao cả, nhưng chẳng mấy người trong chúng ta hiểu được tình yêu chính xác là gì. Rất nhiều thi sĩ đã từng trăn trở với câu hỏi: Đố ai định nghĩa được tình yêu?, xong họ cũng tự đưa ra đáp án của riêng mình.
Thế nhưng, tất cả các đáp án ấy đều không đúng về bản chất của tình yêu. Cũng đúng, vì đó không phải là chuyên môn của “giới văn nghệ sĩ”, đó phải là trách nhiệm nghiên cứu của các nhà sinh vật học.
Yêu nhau, có thể không đến được với nhau, nhưng đích đến cuối cùng của tình yêu luôn là hôn nhân. Thế nên, nếu yêu cùng 2-3 người 1 lúc mà vẫn thật lòng, thì sau này khi kết hôn chúng ta có khái niệm “thật lòng sex tập thể”, mà hiện tượng này chỉ nên dành cho giới động vật với khái niệm: quần giao.
Trải qua hàng triệu năm tiến hóa, đi từ vượn người tới loài người hiện đại như ngày nay, xin thưa với các bạn, tình yêu là một phát kiến vĩ đại, thậm chí vĩ đại nhất của con người trong lĩnh vực tình dục. Không ai biết hoặc chứng minh được rằng con người có tình yêu từ bao giờ.
Tuy nhiên, tác động của nó đến đời sống xã hội của loài người không khác mấy so với việc con người phát minh ra lửa để có thể ăn chín uống sôi, phát minh ra bánh xe và để di chuyển, phát minh ra chữ viết để có giao lưu. Đây là điều làm cho con người, trong vấn đề tình dục của mình, khác biệt với tất cả các loài động vật khác.
Động vật, về bản chất chúng không có tình yêu. Lý giải về “hiện tượng chung thủy” trong một số loài động vật, như rái cá hải ly, đến chim én, đại bàng hay cầy thảo nguyên, sói … chúng thường cặp với một đối tác duy nhất trong suốt cuộc đời – thì đấy cũng không phải tình yêu.
Đó chỉ là bản tính giống loài, khi chúng không chỉ giao phối để tồn tại mà còn chăm sóc cho nhau và chia sẻ trách nhiệm nuôi con. Tức là cả cặp đôi đều có trách nhiệm như nhau trong nuôi dưỡng và bảo vệ con non.
Với con người, mặc dù tình yêu bắt đầu từ sự hấp dẫn nhưng không phải là sự hấp dẫn có tính bản năng như các loài vật mà là sự hấp dẫn được ý thức, được điều khiển không chỉ bởi các hoocmon tình dục được tiết ra từ tuyến yên và các tuyến sinh dục mà còn được điều khiển bởi hai bán cầu đại não.
Vì thế, mà trong hầu hết các trường hợp bị kích thích tính dục thì chỉ có con người chúng ta mới có thể quyết định việc có quan hệ tình dục hay không. Đó là khác biệt cơ bản nhất và dễ nhận biết nhất.
Như đã nói ở trước, chỉ có khoảng 3% số loài động vật là chịu sống chung thủy, tức là chế độ “1 vợ 1 chồng”, đến ngay trong quần thể loài người chúng ta, không phải tất cả đều chấp nhận chế độ chung thủy, vẫn có một số quốc gia và vùng lãnh thổ đang chấp nhận chế độ “đa phu hay đa thê”.
Sự quan hệ tình dục bừa bãi của loài người, hay “sex thật lòng với cùng lúc nhiều đối tác” có nguồn gốc từ bản năng của loài thú khi mở rộng số lượng bầy đàn mà không hề biết đến những hiểm họa của nó. Phải nói thêm với các bạn một điều rằng, quá trình loài người tiến tới “hôn nhân một vợ một chồng” phải trả giá bằng vô số sinh mạng của nhiều thế hệ bởi nhiều lý do.
Về mặt khoa học, thì “sống chung thuỷ ở động vật” được xem là là một “cuộc đấu tranh” của phần đông các loài động vật, nguyên nhân cũng bởi về mặt bản năng con đực luôn cố gắng mở rộng gen di truyền của mình, còn con cái thì cố gắng tìm kiếm người cha tốt nhất cho con của nó.
Lịch sử tình yêu/tình dục của loài người đã tiến rất xa từ quan hệ quần hôn đến quan hệ đa thê/đa phu, đến quan hệ đối ngẫu, cho đến quan hệ một vợ một chồng như hiện nay. Đây là sự tiến bộ và trở thành quy luật phát triển có tính sinh học tự nhiên của xã hội loài người chứ không phải có nguồn gốc từ pháp lý hay đạo đức. Pháp lý và đạo đức cũng chỉ là sự phản ánh quy luật đó bằng nhận thức của con người.
Nhắc lại lần nữa: Tình yêu không có quy luật nhất định và chỉ có con người mới có nó. Tình yêu, mặc định nó sẽ là chân chính, sẽ là thật lòng và tức là nó song hành cùng khái niệm chung thủy. Vậy nên, một khi bạn cảm giác bạn có thể “thật lòng yêu vài người cùng lúc”, thì dứt khoát đó không phải là yêu rồi.
Có một cô sugarbaby trên 1 group, tâm sự rằng cô ấy có 4 daddy cùng lúc, và luôn dành sự tận tâm yêu thương tới tất cả các daddy – như người yêu, cô còn nói bọn họ thật lòng đến với nhau còn là vì tình cảm chứ không đơn thuần chỉ là cuộc trao đổi nhục dục – vật chất. Nên cô khẳng định sugarbaby không phải đơn thuần là phò, kiểu cô ấy phải có tình cảm với ai thì mới cặp với người ấy, còn phò thì sẵn sàng sex với bất kỳ gã nào trao cho cô ta tiền.
Đúng như ông bà ta nói: “Phò có phò tiến sĩ, đĩ có đĩ cử nhân”.