Tại sao nhiều người có quan niệm Mèo đến nhà thì khó Chó đến nhà thì giàu

Trong dân gian từ xa xưa vẫn truyền nhau câu nói: "Mèo đến nhà thì khó, chó đến nhà thì giàu", vậy tại sao các cụ từ ngàn xưa lại đúc kết như vậy?

Liệu có phải chăng từ tên gọi của con vật vì "chó" cùng âm với giàu "có" còn "mèo" thì cùng âm với "nghèo" khó.

Có lẽ đây chỉ là một quan niệm vì có thể người xưa liên hệ tới tập tính sinh sống và kiếm mồi của 2 loài vật này.

Chó và mèo là 2 động vật thân thuộc với con người từ ngàn xưa. Ngoài ra, với thế giới tâm linh, 2 con vật này cũng chú ý và có tên trong 12 con giáp.

Tuy nhiên, chó và mèo lại được cho là đối lập nhau. Điều này được thể hiện trong câu nói truyền miệng của người xưa ‘Mèo đến nhà thì khó, Chó đến nhà thì giàu’.
Tại sao nhiều người có quan niệm Mèo đến nhà thì khó, Chó đến nhà thì giàu

Mèo đến nhà thì khó


‘Mèo đến thì nhà khó’ tức là khi trong nhà có xuất hiện mèo lạ báo hiệu sự mất mát, đen đủi.

Mèo là một trong những vật nuôi phổ biến nhất trong các gia đình hiện nay. Ở các vùng nông thôn, mọi người nuôi mèo để săn chuột. Vậy tại sao mèo đến nhà lại khiến gia chủ cảm thấy ‘xui xẻo’? Điều này đều bắt nguồn từ thói quen của loài mèo!

Thứ nhất, mèo là loài vật chủ yếu sống về đêm, thích săn chuột. Vì vậy, chúng thường hay bắt chuột và đem chuột chết về gia chủ. Mọi người luôn quan niệm rằng nếu nhìn thấy ‘chết chóc’ trong nhà là điều không tốt lành. Chính vì điều này mà người ta cho rằng chúng đem những điều xấu cho gia đình.

Thứ hai, loài mèo không phải loài vật chung thành với chủ, nếu có ăn thì ở, còn không thì chúng có thể bỏ đi bất kỳ lúc nào. Chính vì điều này mà người ta quan niệm đây là điềm báo cho sự mất mát.

Hơn nữa, người xưa cũng cho rằng mèo có nghĩa là hổ con. Hổ là một loài vật hung dữ khiến ai ai cũng khiếp sợ nên họ cũng sợ mèo. Ngoài ra, người Việt Nam xưa cho rằng tiếng kêu ‘meo meo’ giống với ‘nghèo nghèo’.

Vì vậy, cho đến nay một số người vẫn hay kị mèo lạ xuất hiện trong gia đình.

Chó đến nhà thì giàu


Theo quan niệm thời xưa, chỉ có chó mới phân biệt được chính tà, chúng canh cổng khiến "tà ma" không thể vào nhà. Như vậy, nên mọi người mới tin rằng chó đến nhà là điều may mắn.

Không những vậy, chó được xem là loài vật rất trung thành. Người xưa có câu: Chó không chê chủ nghèo. Dù trong nhà có thiếu thốn nhưng khi chó đã được nuôi trong gia đình thì chúng không bao giờ bỏ đi. Chúng không cần ăn những món ăn đặc biệt, chỉ cần ăn thức ăn thừa. Ngoài ra, chó còn có thể trông nhà giúp chủ nhân không bị mất mát tài sản.

Thời nay ở nhiều gia đình và nhà chùa vẫn hay để các bức tượng những chú chó trước cửa, cổng vì mọi người coi rằng chó là biểu tượng của ‘thần giữ của’ và cũng là để trừ được tà ma. Việc này sẽ tránh được những điều xui xẻo đến nhà.

Về lý giải khoa học, chó là loài vật có tác động tích cực đặc biệt tới con người, những người nuôi chó có nguy cơ tử vong thấp hơn, giảm thiểu các bệnh về tim mạch cũng như giảm căng thẳng.

Từ xưa đến nay, chó luôn mang lại cho con người những niềm vui và sự may mắn. Chính vì vậy, đến nay người ta vẫn tin vào câu nói chó đến nhà thì giàu sang.

Nhìn chung, dù là ai thì cũng đều thích những thứ tượng trưng cho điềm lành và sự giàu có, họ cố gắng tránh những thứ biểu hiện cho sự xui xẻo. Tất cả cũng chỉ là quan niệm còn thực tế thế nào thì chưa thể kiểm chứng được.