Hướng dẫn chọn điểm câu, mồi câu và kỹ thuật câu cá bass hiệu quả nhất

Cá Bass là loài cá trong bộ cá vược, là loài cá có xương trông giống cá perch (cá vược) và thường có gai cứng dọc theo vây. Cá bass có thể sống ở nước mặn và nước ngọt, và nhiệt độ ưa thích của chúng từ vùng nước ấm tới ôn đới.

Chúng nổi tiếng đối với các cần thủ vì chúng chống cự dữ dội hơn so với những loài cá khác, biến việc câu loài cá này là một hoạt động đầy thách thức và có nhiều cảm giác thú vị.

Tìm kiếm điểm câu cá Bass đạt hiệu quả cao


Cá bass là loài cá săn mồi dữ, vì thế, những khu vực có nhiều cá, hay nói chính xác hơn là có nhiều mồi, sẽ rất thu hút loài cá này. Vì thế, những vùng nước đặc biệt rậm rạp và có đầy các loại rong tảo, thực vật thủy sinh… chính là nơi mà loài cá bass thường tập trung để phục kích các con mồi.

Nếu trong trường hợp khu vực câu của bạn có quá nhiều sự lựa chọn để thả câu cá bass, thì tốt nhất hay ưu tiên các điểm câu sau đây: Cuối những đầm/ao hay những nơi mà nước đọng lại. Hay khu vực mà ở giữa có cỏ, thủy sinh nhưng xung quanh lại toàn là nước. Cũng có thể là dưới những táng cây mọc bên bờ nước hay những vùng đầy sen súng, các loại bèo.

Khi bắt đầu câu thì bạn nên luôn trong tư thế cảnh giác cao độ. Bởi cá bass là một loài cá săn mồi dữ, rất có thể ngay khi vừa quăng câu xuống chạm nước thì cá bass đã ngay lập tức đớp mồi của bạn. Và những khu vực cá bass tập trung có thể rất gần bạn, nên thay vì sử dụng những bộ đồ quá nổi bật, thì bạn nên sử dụng những bộ quần áo sẫm màu sẽ cho hiệu quả tốt hơn.

Sau khi xác định được điểm câu rồi thì cần thủ đừng vội ném mồi ngay. Mà nên quan sát vùng nước tại đó trước đã. Xem xét xem những khu vực nào thực sự có cá bass đang ẩn nấp. Nếu không có dấu hiệu gì, thfi cần thủ bắt đầu có thể thả câu.

Nhưng điểm thả câu đầu tiên phải là ngay trước mặt và không được xa lắm. Thực hiện kéo mồi popper vài đường, giữa, trái, phải… Nếu cảm thấy không có động tĩnh gì thì cần thủ có thể ném xa hơn một chút…

Chuẩn bị đồ nghề và mồi để câu cá bass.


1- Cần câu và cước câu

Trong các loại mồi giả dùng để câu lure trên mặt nước, thì có lẽ mồi giả popper và crawler là được dân câu rê ưa chuộng nhất. Bởi 2 con mồi giả loại này thích hợp câu ở mọi môi trường câu, ví dụ như tại một cánh đồng ngập nước hay một đầm lầy đầy lau sậy và chỉ sâu chưa tới 1m, thì không có loại mồi giả nào thích hợp và tiện dụng được như mồi popper để các cầm thủ câu rê sử dụng.

Có 2 cách câu rê cá bass, là cách sử dụng các loại dụng cụ câu thông dụng để câu rê với máy câu ngang hay máy câu đứng và cách thứ 2, nghệ thuật hơn và công phu hơn là trường phái sử dụng thiết bị câu chuyên dụng cho câu Fly để câu.

Ở cách thứ nhất. Bạn chỉ cần trang bị cho mình mọt chiếc cần câu loại dùng để câu rê có chiều dài khoảng 2.4m-2.7m, có action trung bình là được. Và yêu cầu của cần câu là có thể sử dụng các loại mồi câu có trọng lượng từ 5-15gr. Còn với máy câu thì có thể sử dụng máy spinning hay casting là tùy vào thói quen sử dụng của từng cần thủ.

Câu rê thì cần thủ có thể sử dụng loại dây cước nylon, nếu sử dụng loại cước có màu phản quang thì càng tốt, vì dễ dàng theo dõi hướng đi của mồi câu hơn; cước tốt nhất có đường kính từ 0.22-0.24mm. Còn nếu sử dụng dây bện braid thì nên chọn loại dây có lực tải từ 3-4kg.

Còn ở cách thứ 2, là sử dụng kiểu câu Fly thì dụng cụ câu thích hợp nhất nên có những thông số như sau. Cần câu là loại cần Fly dùng để câu hồ, có chiều dài khoảng 9 feet , máy câu Fly đã được châm đủ dây câu lụa dùng trong câu Fly loại số 8, là loại nổi. Thẻo câu được làm bằng cước nylon loại đuôi chuột với 1 đầu lớn, 1 đầu nhỏ.

Ưu điểm của cần câu Fly là cho phép cần thủ có thể ném những con mồi popper cực kỳ nhẹ và nhỏ đến những điểm câu mong muốn mà không gặp quá nhiều vấn đề; điều này khác xa so với loại cần spin, casting, bởi cần Fly dựa vào trọng lượng của đường câu và sức bật của thân cần để đưa mồi câu đi.

Tuy nhiên, tại những khu vực chật hẹp, có nhiều lùm bụi xung quanh nơi cần thủ đang đứng, thì sử dụng câu Fly không được, bởi không có địa hình để triển khai kiểu câu này, cần thủ không thể xả dây câu ra ngoài, khi vút đi sẽ mắc vào lùm bụi.

Cần câu Fly thì có khả năng giúp bạn đạt tầm xa đáng kể với những kiểu mồi popper nhỏ nhẹ, còn cần spin/casting thì lại thích hợp sử dụng cho những con mồi popper có trọng lượng cao, tùy thuộc vào khả năng chịu đựng của cần câu.

2- Các loại mồi câu

Popper mũi lõm sâu: Với thiết kế đặc biệt thế này, thì mồi lần kéo/giật trên mặt nước, mồi popper này sẽ gây ra âm thanh “pop” như khi bạn bật nắp chai rượu champagne.
Hướng dẫn chọn điểm câu, mồi câu và kỹ thuật câu cá bass hiệu quả nhất

Popper mũi vát xéo về phía trên: Loại này khi bị giật dây thì nó sẽ chúi xuống mặt nước và trồi lên ngay. Đây là kiểu bơi tương tự của một con nhái bén.
Hướng dẫn chọn điểm câu, mồi câu và kỹ thuật câu cá bass hiệu quả nhất

Popper mùi vát xéo về phía dưới: Với kiểu vát xéo này thì khi bị giật dây, mồi popper này sẽ lưới đi trên mặt nước tương tự như cách các con cá nhỏ chạy trốn khi bị săn đuổi.
Hướng dẫn chọn điểm câu, mồi câu và kỹ thuật câu cá bass hiệu quả nhất

Popper có hình thù như một điều xì gà: Thiết kế đặc biệt này giúp con mồi popper lướt trên mặt nước rất êm khi thu dây. Mồi này rất thích hợp để lựa những con cá dữ nhát mồi.
Hướng dẫn chọn điểm câu, mồi câu và kỹ thuật câu cá bass hiệu quả nhất

Kỹ thuật câu cá bass bằng mồi giả


1- Một số cách thu hồi dây

- Với cần câu dài, có thiết kế để lặn sâu và thường xuyên “nhúng” đầu cần xuống mặt nước để tăng thêm được vài cm độ sâu cho mồi.

- Quay nhanh máy câu vài vòng tua, rồi dừng lại vài giây. Điều này làm cho mồi sẽ dừng đột ngột, rơi tự do một vài giây đồng hồ rồi sau đó lại phóng vọt đi một cách tự nhiên (theo tốc độ thu dây của “ngư ông” trên bờ). Tiếp tục quay máy câu, và lặp lại

- Cách thu dây này có hiệu quả trong cả hai cách câu ở tầng nước thấp và cao. Thả mồi chạm đáy và “kéo lê” con mồi trong bùn hay sỏi đá làm sao cho nó “khuấy động” đáy hồ. Để có thể làm được cách này, phải làm sao cho con mồi lặn sâu hơn độ sâu của nước. Hãy làm thử vài lần và bạn sẽ có những cảm nhận khác nhau về đáy hồ thông qua cảm nhận từ con mồi. Cảm giác bị hút chặt dưới đáy có thể cho ta biết bên dưới là rạng đá hoặc sỏi; cảm giác kéo nhẹ và êm có thể là trên cát và mềm mại cùng với lùng nhùng có thể là chúng ta đang buông câu trên thảm cỏ nước/tảo…

- Quay máy câu vài vòng tua để mồi đạt được độ sau tối ưu rồi bất thình lình đẩy nhanh và nhẹ cần câu ra phía sau, nhằm tạo cho con mồi bất ngờ “ bổ nhào” xuống sâu hơn 1 chút. Sau đó thu hồi dây câu cho căng rồi tiếp tục lặp lại từ đầu.

2- Một số kinh nghiệm.

- Để hấp dẫn cá bass hơn, hãy vừa lắc tay vừa thu hồi dây.

- Nếu cá mồi ‘rẽ” phải, hướng dây câu sang trái và ngược lại

- Để có cảm giác tốt hơn, cầm cần câu thấp tay, giữ góc 90 độ giữa dây và cần câu (hãy làm thử nhiều lần)

- Khi có cảm nhận cá bass đã hớp, đừng giật xốc cá mà hãy quay nhanh tay máy câu, mấy lưỡi câu ba tiêu nhỏ bé đi cùng mồi rất dễ…đi theo cá khi bị giật mạnh

- Độ sắc của lưỡi câu rất quan trọng. Rất nhiều “ngư ông” lão luyện thường hay thay lưỡi câu đi kèm mồi giả bằng mấy loại lưỡi câu sản xuất riêng, có độ sắc và tính bền cao hơn.

- Thường xuyên kiểm tra dây câu/thẻo câu của bạn khi sử dụng với mồi giả, khi mà những rạng đá, vài hòn sỏi nhỏ hoặc gốc cây…sẽ làm xơ dây câu của bạn rất nhanh.

- Để tạo cho mồi crankbait của bạn có thể lặn sâu hơn, thử đính thêm chì kẹp hoặc vòng đệm dài khoảng 8-10 inch (khoảng 25cm) lên phía trên mồi, hoặc dùng loại thẻo Carolina kết hợp với cục chì 1/2oz (khoảng 14g)

- Sử dụng khoá mở cùng với dây/thẻo cột mồi giả để khi cần bạn có thể dễ dàng thay mồi.

- Nếu sự rung/lắc của cá mồi thay đổi, có nghĩa mồi của bạn đã chạm đáy. Nếu không còn cảm nhận được sự rung/lắc từ con mồi, có thể bạn đã dính cá.

- Xả bớt mobin máy câu khi mà con bass đã được kéo tới gần thuyền/bờ

- Hãy nhớ rằng, ở một vài khu vực, mồi giả thường bắt được cá nhỏ hơn so với mồi cao su có gắn lưỡi nhảy (jighead)

- Hãy tập trung vào tốc độ thu hồi dây cũng như luôn quan tâm tới độ sâu của hồ

- Hãy lựa chọn những con mồi giả hơi “ầm ĩ” (phát ra âm thanh lớn – ND) cũng như có màu sáng, rực rỡ.

Trong kỹ thuật câu rê thì có 1 điều mà cần thủ nào cũng sử dụng, nhưng lại ít khi lưu ý với những người khác, đó chính là kỹ thuật rê mồi tại một chổ ít nhất khoảng chục phút, xen lẫn với một vài lần dừng rê. Thủ thuật này là để chắc chắn rằng khu vực đó không có cá.

Và chính kỹ thuật này đã giúp rất nhiều cần thủ có những chuyến câu rê thật thành công. Áp dụng ở đây, thì trong thời gian đầu thả câu tại đây, nếu không được cá đớp mồi popper ngay thì phải sử dụng chiêu thức thu hút cá bass đến bằng cách này, bởi không thể nào đang dụ cá đến đường câu này thì bạn lại đổi đường câu sag hướng khác, thì khác gì chơi trò trốn tìm với lũ cá bass bên dưới mặt nước chứ?

Cá bass là loài cá dữ, chúng có thói quen đớp mồi rất dữ dội và mạnh mẽ. Sau khi đớp mồi và mắc câu, chúng sẽ có những cú quẩy, nhào lộn hay phóng mình lên mặt nước. Tuy nhiên, đôi khi bạn sẽ gặp những con cá bass có lối bập mồi nhẹ nhàng và êm ái hơn. Thay vì nhào vô đớp mồi một cách hung bạo theo cảm tính, thì lúc này cá bass lại thường xuyên bơi vờn ngay bên dưới mồi câu, rồi sau đó hớp nhẹ nhàng một cú.

Khi cá bass cắn mồi, thì cần thủ phải nhớ là mép của chúng khá mỏng và dễ bị rách. Chính vì thế, đừng giật quá căng có thể mất cá. Cứ từ từ, sau vài phút chống cự chúng sẽ để mặc bạn làm gì làm. Lúc này hãy đưa chúng vào bờ, sử dụng 2 tay móc vào mang rồi gỡ lưỡi câu ra, thả vào lưỡi rộng cá của bạn.