Kỹ thuật tất tần tật cho buổi đi câu cá lóc đạt hiệu quả cao

Để buổi đi câu cá lóc thành công, bạn cũng cần biết qua tập tính của loài cá lóc cũng như tìm điểm câu cá lóc sao cho đạt được hiểu quả cao và một điều không thể bỏ qua là việc chuẩn bị cành câu và mồi câu cá lóc sao cho phù hợp.

Trong Nam gọi là cá lóc ngoài Bắc gọi là cá quả hay cá sộp, bạn có thể dễ dàng bắt gặp cá lóc ở những sông hồ, trên những kênh rạch hay thậm chí trong những đám ruộng. Tuy nhiên câu cá lóc cũng không hề đơn giản vì vậy bạn cần nên tham khảo một số kinh nghiệm cũng như kỹ thuật đúc kết được của nhiều cần thủ sẽ chia sẻ ngay sau đây.

Tập tính của loài cá lóc


Sau khi cá lóc mẹ đẻ trứng, cả 2 cá lóc cha mẹ sẽ liên tục bảo vệ tổ trứng cho đến khi trứng nở. Sau khi trứng nở sẽ có 1 bầy cá lóc con mà dân gian gọi là “ròng ròng”, lên đến khoảng 5000-10000 con. Cá lóc con liên tục di chuyển theo cá lóc cha mẹ, tạo thành một quả bóng cá màu đỏ di chuyển gần sát mặt nước.

Thường thì cá bố sẽ bơi ngay theo sau cá con, hoặc bơi cách đó vài mét để bảo vệ. Cũng có đôi lần, cá bố bơi ngay giữa quả bóng cá màu đỏ này. Cùng với đó, cá mẹ sẽ lặng lẽ bơi cách đàn cá con khoảng xa hơn vị trí cá bố, để bao quát và dễ dàng phản ứng bảo vệ đàn cá con nếu có nguy hiểm.

Chuẩn bị đồ nghề câu cá lóc


Để câu cá lóc đạt hiệu quả cao chúng ta cần chuẩn bị rất nhiều dụng cụ phục vụ cho việc câu kéo. Vậy hãy điểm qua những dụng cụ câu cá cần thiết cho mỗi chuyến săn cá lóc.

1- Mồi câu cá lóc

Mồi giả hay mồi sống sẽ thích hợp với câu cá lóc hơn? Câu trả lời là mồi sống, nó luôn đúng với bất kỳ loài cá nào. Với mồi sống, thì ếch nhái(ngóe) luôn là lựa chọn tuyệt vời để câu cá lóc.

Tuy nhiên, hiện nay, cũng khá nhiều cần thủ sử dụng mồi giả để câu cá lóc. Để câu được bằng mồi giả thì yêu cầu cần thủ phải khéo léo và điêu luyện trong việc câu rê.

Một số loại mồi giả câu cá lóc thường dùng

+ Con nhái hơi (frog toon)

Kỹ thuật câu cá lóc


Có cấu tạo hình ovan hay giọt nước. Khi các bạn kéo đi nó sẻ rẽ nước và lội trên mặt nước, cái thìa sau con nhái hơi sẽ đánh và xoay liên tục để thu hút cá. Khi con cá lóc táp rồi nuốt vào trong bụng.

+ Con nhái JR

Kỹ thuật câu cá lóc


Con nhái JR có kiểu bơi rất đẹp, bên trong bụng còn có bi để tạo tiếng động khi kéo. Nhược điểm là cái lông đuôi nhiều quá làm cho cá lóc khi tấn công hay đợp hụt lưỡi câu.

+ Con nhái Pop

Kỹ thuật câu cá lóc


Con nhái Pop rất nhạy lóc, kể cả với lóc nhỏ. Chúng được thiết kế tạo bọt nước và tiếng kêu to khi được kéo trên mặt nước. Có 2 sợi dây cáp trên lưng nên hiệu quả chống vướng khá tốt.

+ Con mồi giả Ribbit

Kỹ thuật câu cá lóc


Con mồi giả Ribbit này, là loại mồi mềm, được thiết kế để bơi rất đẹp, kể cả bơi nổi lẫn bơi chìm, và có thể bơi ở bất kỳ địa hình nào. Các loại cá lóc bông, hay các các con cá lóc bự rất thích con nhái này.

2- Cần câu và máy câu

Nếu sử dụng phương pháp câu thuyền, thì cần câu nên dài khoảng 1.83m đến 2.13m là lý tưởng với cần thủ, và lựa chọn cần 2.13m sẽ giúp cần thủ quăng mồi được xa hơn và chính xác hơn.

Nếu kết hợp mồi giả với máy câu Bait caster (Máy rùa) là thích hợp nhất, tuy nhiêu nó yêu cầu cần thủ phải tập luyện nhiều để sử dụng thuần thục loại máy câu này… Còn nếu lựa chọn một máy Spinning, thì tốt nhất là chọn những máy có chất lượng cao, có trọng lượng nhẹ để giúp quăng mồi ra xa được chính xác.

3- Cước câu

Nên sử dụng dây cước Braid có 40-50lb, với những lợi điểm như sau: đường kính của dây Braid 40lb, 50lb sẽ tương đương với đường kính 10lb hay 12lb của dây cước Mono. Nhờ thế, dây cước Braid có thể chiến với những con cá có trọng lượng lớn mà lại không làm thay đổi trọng lượng của cần câu.

Ngoài ra, dây cước braid không co giãn, nên sẽ giúp cần câu nhạy bén hơn, bạn sẽ cảm nhận được các hành động nhỏ nhất của cá lóc lên con mồi giả của mình. Cùng với đó, cá lóc có hàm răng khỏe và sắc, tuy nhiên thường thì chúng sẽ không cắn vào dây ngọn nên không cần phải dùng các dây ngọn bằng kim loại, thay vào đó, chỉ cần 60cm dây ngọn Fluorcarbon là được.