Có 4 điều mà bạn luôn phải ghi nhớ suốt cuộc đời

Trong cuộc sống hàng ngày, giao tiếp bằng ngôn ngữ là phương tiện chính để con người hiểu nhau, cùng cộng tác, phát triển và xây dựng xã hội.

Nhưng con người không phải hoàn hảo, lời nói không phải lúc nào cũng chuẩn mực và thích hợp với mọi quan điểm, và do vậy, không thể tránh khỏi sự xung đột khác nhau. Vào những thời điểm đó thì im lặng chính là vàng.

Trên đường đời luôn có sự vấp váp, trong cuộc sống luôn có sự đắng cay. Có những việc chúng ta không thể thay đổi bằng sức lực con người mà chỉ có cách tuân theo sắp đặt của tự nhiên. Có những người chúng ta không thể ép buộc mà chỉ có thể mỉm cười đối mặt.

Có câu: “Học nói chỉ mất hai năm, nhưng học im lặng thì phải mất cả đời”. Biết im lặng không chỉ thể hiện của trí tuệ mà còn cho thấy trình độ tu dưỡng của một người.

Trong cuộc đời, sẽ có lúc bạn nhận ra rằng ngàn lời nói chi bằng không nói một lời nào. Có rất nhiều trường hợp chúng ta gặp trong cuộc sống chính là cần biết im lặng.

Có 4 điều mà bạn luôn phải ghi nhớ suốt cuộc đời

1. Bị xem nhẹ, đừng nói lời oán giận

Đối mặt với việc bị xem nhẹ, có nói lời oán giận cũng là vô ích, lại càng khiến người khác xem nhẹ mình hơn. Điều ấy sẽ khiến mối quan hệ tồi tệ đi, mâu thuẫn xảy ra và dẫn đến kết quả xấu.

Một người quá ôm giữ danh lợi thì dễ tổn thương và mất bình tĩnh khi bị xem nhẹ. Trên thực tế, sự sang quý hay hèn hạ, trọng hay khinh của một người không được quyết định ở tiêu chuẩn mà người ấy tự đặt ra.

Bình tĩnh, khiêm tốn, không khoa trương, không cho mình là quan trọng thì rất nhiều khi tự nhiên bản thân sẽ trở thành người quan trọng trong mắt mọi người.

2. Bị nhục mạ, đừng nói lời xằng bậy, vô nghĩa

Đời người không thể lúc nào cũng thuận buồm xuôi gió. Khi bị người khác nhục mạ, rất nhiều người sẽ để bụng suy nghĩ, khi bị cảm xúc chế ước, họ sẽ rất dễ suy đoán lung tung, hồ đồ. Khi đó, người ta thường phát tiết ra và nói những lời vô nghĩa.

Vì vậy, khi bị người khác nhục mạ thì thái độ xử thế tốt nhất không phải là bất mãn, mà là tự suy xét lại bản thân mình, khách quan phân tích và tìm ra nguyên nhân khiến bản thân bị nhục mạ.

Phật đã dạy rằng: “Nếu bị ai vả má bên phải, thì hãy giơ cả má bên trái.” Nếu có thể mỉm cười đón nhận lời nhục mạ, thản nhiên để cho đối phương hả cơn tức giận, thì cảnh giới tu dưỡng của một người đã rất cao rồi.

3. Gặp lúc thấy bất công, đừng nói lời đồn đại

Cảm giác bất công của con người trong đại đa số trường hợp đều xuất phát từ tâm ghen tị, tật đố kỵ lẫn nhau, vì sao anh ta được mà tôi thì không được? Đây là một tật xấu mà rất nhiều người mắc phải.

Nó không chỉ ảnh hưởng tới tình thần mà còn ảnh hưởng đến cả thân thể một người. Nó còn sinh ra lòng thù hận, mong muốn hãm hại người khác.

Một người nên được gì thì đó là trong mệnh của họ đã có. Đối mặt với người hơn mình, không nên ghen tị, đố kỵ mà phao tin đồn để làm hại họ. Bởi vì thực ra hại người cũng chính là hại mình.

4. Được khen ngợi, đừng nói lời ngạo mạn, ngông cuồng

Khi được người khác khen ngợi, khẳng định năng lực, nghĩa là bạn làm tốt một lĩnh vực nào đó. Nhưng mỗi người đều có điểm mạnh và điểm yếu của bản thân, đừng nên vì thế mà vội kiêu ngạo.

Trong cuộc sống rất cần những lời khen ngợi, nhưng đừng vì sự ngưỡng mộ, tán thưởng của người khác mà trở thành người ngạo mạn, tự đại mà mê lạc mất bản thân.

Người nói lời quá ngông cuồng, ngạo mạn thì chỉ nhận được sự chán ghét của người khác và họ sẽ dần dần rời xa bạn. Hãy nhớ kỹ rằng, để có được thành công, ngoài bản thân bạn ra còn có rất nhiều sự giúp đỡ từ người khác.

tổng hợp.