Kinh nghiệm câu cá mè và kỹ thuật làm mồi câu cá mè

Bài viết này chia sẻ kỹ thuật làm mồi câu cá mè cũng như làm mồi xả dẫn dụ cá mè và chút kinh nghiệm để buổi đi câu cá mè của bạn may mắn và được thành công hơn.

Trong loại hình câu cá giải trí kết hợp với kiếm chút thu hoạch thì câu cá mè là một trong những thú vui được rất nhiều cần thủ nhắm tới.

Để thành công và đạt hiệu quả cao trong câu cá mè, ngoài việc cần hiểu rõ tập tính sinh sống, bạn cần phải hiểu rõ cách sử dụng mồi câu và cách câu từ những kinh nghiệm câu cá mè ở bài viết này.

Kinh nghiệm, kỹ thuật và làm mồi, thính câu cá mè

Đặc điểm, tập tính sinh sống của cá mè

Cá mè hiện có 3 loại: Cá mè Việt Nam, cá mè trắng Trung Quốc và cá mè hoa Trung Quốc.

Trong đó:
  • Mè trắng Việt Nam sinh sống ở các sông lớn tự nhiên tại khu vực miền bắc nước ta, chúng sống theo bày đàn và kiếm thức ăn bằng cách lọc nước trong sông hồ. Thời điểm cá mè tìm kiếm thức ăn là vào mùa xuân, khi khí trời ấm áp. Đây chính là thời điểm mà cơ hội câu cá mè của bạn dễ dàng nhất.
  • Cá mè hoa Trung Quốc: Sinh sống tự nhiên ở khắp các sông lớn tại nước ta. Cá mè hoa Trung Quốc sống theo từng đàn, bơi rất chậm, và sống sâu hơn 2 loại cá mè trắng VN và cá mè trắng TQ. Tương tự như các loại cá mè khác, cá mè hoa TQ cũng có thức ăn chủ yếu là phù du. Đặc điểm của cá mè hoa TQ là hoạt động mạnh vào mùa xuân, thu; yếu vào mùa hè và vào mùa đông, loài cá này rất ít hoạt động.
  • Cá mè trắng Trung Quốc: Tương tự 2 loại cá mè trên, mè trắng TQ cũng sử dụng phù du làm thức ăn. Tuy nhiên tập tính sinh hoạt của loài cá mè trắng TQ này lại ngược lại với 2 loài cá mè trên, khi hoạt động mạnh vào mùa hè, ở nhiệt độ từ 20-32 độ, còn nhiệt độ dưới 15 độ, cá mè trắng TQ chỉ trú ẩn.
Từ những đặc điểm trên, có thể thấy một số điều sau:
  • Tùy từng mùa mà chúng ta sẽ câu được loại cái mè nào
  • Cá mè sống ở tầng giữa và trên
  • Thức ăn là phù du

Kinh nghiệm và kỹ thuật làm mồi nhạy câu cá mè

Để câu cá mè, cách câu tốt nhất đó là sử dụng câu lục. Vì thế sẽ có một số kinh nghiệm khi câu như sau:

1. Chọn cần câu và máy câu:

Như đã nói ở trên, chúng ta cần sử dụng câu lục để câu cá mè. Vì cá mè ăn ở tầng giữa và trên, nên khi chọn cần câu sao cho quảng đường lưỡi lục đi lên thẳng là dài nhất. Với lý do trên, cần câu cá càng dài càng tốt, sẽ dễ dàng câu xa và chuẩn xác hơn.
  • Cần câu: cứng, đặc, càng dài càng tốt
  • Phao xa bờ, to và lưỡi lục cỡ to để dễ dàng dính cá dù chạm cá trên cao
  • Lưỡi câu số 8-9 sét đuôi dẹp là tốt nhất, sử dụng bơm có khoảng cách lò so dài một chút
2. Làm mồi câu:

Mồi hay thính câu là yếu tố cực kỳ quan trọng khi câu cá mè. Mồi ưa thích của cá mè có vị thơm và chua gắt. Với những mồi tự chế thì nên là: Bột ngô, mẻ, thính thơm, lúa mầm, khoai lang luộc hoặc nướng…

Cá mè ăn theo đàn rất đông, nên lượng thính câu cần phải nhiều hơn khi sử dụng câu các loài cá khác. Đặc tính của cá mè là ăn phù du nên phải làm sao cho thính câu dễ hòa vào trong nước.

Sau đây là một số bài mồi câu cá mè

Bài 1
  • Mẻ chua 1 bát
  • Ớt tươi đỏ 2 quả
  • Bún 2 kg
  • Nước ngô nếp luộc 1 bát
  • Bánh gato 1 miếng
  • Cà chua chín 1 quả
Cách chế biến:

Bạn đem xay nhuyễn tất cả các nguyên liệu trên với nhau gồm bún, mẻ chua, cà chua, ớt, nước ngô rồi cho vào túi nilon, ủ trong vòng 1 ngày 1 đêm. Sau đó lấy ra bóp thêm bánh ga tô vào hỗn hợp đã ủ rồi ủ thêm ½ ngày nữa là có thể sử dụng.

Với loại mồi này nếu mắc vào lưỡi câu đơn thì nên cho thêm 1 ít bột mì trộn và bóp đều vê tròn để móc vào lưỡi câu.

Bạn cũng cần lưu ý, với nững loại cá mè thích nước nổi, tốt nhất bạn nên viên xốp vào gốc lưỡi trước khi móc mồi vào, như vậy cá sẽ theo mùi thơm của mồi đớp sâu vào lưỡi đơn.

Bài 2
  • Khoa lang đỏ 1 cân
  • Phô mai con bò cười 1 miếng
  • Sữa bột trẻ em 100 gram
  • Mè vừng trắng nửa bát con
  • Bánh mì ngọt 300 gram
Cách chế biến như sau:

Khoai lang đem hấp chín rồi thái lát nhỏ, bánh mì đem phơi khô rồi bóp thành bột, mè ra cho vàng rồi xay nhuyễn. Những thứ này sau khi đã sơ chế trộn đều với nhau, cho vào túi nilon ủ khoảng 3 – 4 tuần.

Đến lúc đi câu khi thả lưỡi câu bạn có thể quết thêm ít bơ để thu hút mùi thơm cho cá mè.

Bài 3
  • Cám chim trứng 1 gói
  • Bột chiên giòn 2 gói
  • Bột mì đa dụng 1 gói
  • Cà phê bột 100 gram
Cách chế biến mồi câu như sau

Đem tất cả cà phê, bột chiên giòn, cám chim trứng, bột mì trộn đều với nhau rồi cho thêm 500ml nước bóp cho thật đều.

Trước khi câu bạn vo viên hỗn hợp mồi trên, khi này mồi sẽ dính và dẻo vì vậy để khỏi dính vào tay bạn bọc mồi trong túi ni lon, ủ khoảng ½ ngày rồi mới đem đi câu.

Bài 4
  • Khoai lang 1kg
  • Trứng gà 2 quả
  • Bơ 1 /2 hộp
  • Pho mai con bò cười 4 viên
  • Sữa đặc ông thọ 3 hộp nhỏ nhựa
  • Sữa bột béo 100 gram
Cách làm mồi câu như sau:

Lấy khoai lang luộc chín rồi bóp nhuyễn, trộn thêm sữa chua, sữa đặc, trứng gà, phô mai, bơ đem ủ trong 4 ngày.

Sau đó lấy ra cho thêm sữ bột vào hỗn hợp trên, trộn đều ủ thêm 3 ngày. Sau khi thính có mùi thơm dịu, hơi chua là có thể đem ra sử dụng.

Bài 5
  • Bánh mì bông lan mềm 1 túi lớn
  • Đậu xanh bột 300 gram
  • Khoai lang mật 600 gram
  • Tinh dầu dâu tây 1 lọ
  • Sữa bột béo 100 gram
  • Phô mai con bò cười 2 viên
Cách chế biến mồi câu như sau:

Lấy khoai lang hấp vừa chín tới rồi đem nghiền nhuyễn, bánh mì xé nhỏ hoặc xay thành bột, đậu xanh rang vàng xay nhuyễn.

Sau đó trộn đều tất cả các loại trên lại với nhau, đem ủ trong 3 ngày và phải để nơi không có ánh sáng để đảm bảo không bị hỏng. Mồi phải được đựng trong túi nilon kín, ủ để hoảng 1 ngày.

Ủ xong 1 ngày bạn có thể trộn thêm tinh dầu dâu tây, sữa bột, phô mai, rồi tiếp tục ủ thêm 3 tuần nữa để mồi dẻo thơm.

3 tuần sau bạn lại tiếp tục trộn thêm tinh dầu dâu tây, sữa bột, phô mai nhưng cần gấp 3 lần đầu, rồi ủ thêm 3 tuần nữa. Khi thính có mùi thơm của hoa quả xộc lên mũi sẽ kiến cá mè không thể bỏ qua.

3. Chọn điểm câu cá mè:

Nơi cuối gió sẽ tập trung nhiều phù du, và đây cũng là nơi tập trung của cá mè. Việc quan trọng chính là xác định được luồng cá đi, khi đó sẽ biết được nên câu ở nơi nào cho phù hợp. Ở những vị trí sâu thường sẽ không có cá mè, vì cá mè sống ở tầng giữa và trên, vì thế nên chọn những khu vực nước nông.

4. Thời điểm câu:

Tùy từng loại cá mè mà sẽ có thời điểm câu thích hợp như đã phân tích ở trên. Nên chọn những thời điểm cá hoạt động, tìm kiếm thức ăn nhiều để đánh câu là tốt nhất. Và chú ý, tốt nhất thời điểm cá mè hoạt động nhiều thì nước có nhiệt độ từ 20-32 độ nhé.

5. Cách quăng cần:

Chọn điểm đánh, sau đó đánh cần xa chổ cần đánh rồi kéo mồi từ từ về đúng vị trí, điều này giúp cá không sợ khi mồi rơi xuống nước mà chạy mất. Việc đặt phao rất quan trọng, nên đặt sao cho dễ nhận thấy những va chạm dù nhỏ nhất.

Trên đây là một số kinh nghiệm và kỹ thuật câu cá mè dành cho những cần thủ thích khám phá về loài cá này, cũng như giúp cho các cần thủ thay đổi cách câu cho phong phú trong “thực đơn” câu cá của mình. Chúc các cần thủ sẽ gặt hái bội thu từ cá mè.