Tại sao phải chống đối việc toàn dân cài đặt ứng dụng Bluezone

Việt Nam đang triển khai mọi biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 nhằm sớm triệt để giải quyết vấn đề bùng dịch đợt 2 không để lây lan ra cộng đồng lớn. Bên cạnh áp dụng mọi biện pháp trong đó có biện pháp kêu gọi người dân cài đặt ứng dụng Bluezone.

Ta tìm hiểu qua về ứng dụng đã được Châu Âu, Mỹ, Singapore bắt đầu nghiên cứu và ứng dụng trong chống dịch COVID-19. Đặc biệt là cho mục đích giúp cuộc sống trở lại bình thường, sau thời kì cao điểm của dịch.

Ứng dụng Bluezone là gì?

Bluezone là ứng dụng cảnh báo nếu bạn đã tiếp xúc gần với người nhiễm COVID-19, giảm thiểu các nguy cơ lây lan trong cộng đồng, giúp mọi người trở lại cuộc sống bình thường.

Khi có một ca nhiễm bệnh, lịch sử tiếp xúc trong ứng dụng cho biết bạn đã từng tiếp xúc với người này hay chưa nếu cả hai đều dùng Bluezone. Vì vậy, càng nhiều người cài đặt Bluezone thì hiệu quả bảo vệ càng cao. Chúng ta cùng thách thức sự lây lan của virus bằng sức mạnh của cộng đồng. Cả Việt Nam phấn đấu trong một tháng, mọi smartphone đều được cài đặt Bluezone để bảo vệ cả cộng đồng.

Mỗi người cài đặt Bluezone cho mình và cài tiếp cho 3 người khác. Sau một tháng, cả Việt Nam sẽ được bảo vệ.

Tại sao phải chống đối việc toàn dân cài đặt ứng dụng Bluezone

Tại sao Bluezone hỏi quyền truy cập ảnh, phương tiện và tệp?

Bluezone chỉ sử dụng quyền “truy cập tệp” để ghi lịch sử “tiếp xúc gần” lên bộ nhớ thiết bị. Mặc dù vậy, theo chính sách của Google, thiết bị vẫn tự động đề nghị “cho phép truy cập vào ảnh, phương tiện và tệp” ngay cả khi Bluezone không sử dụng các quyền còn lại. Bạn cần cấp quyền để có thể ghi nhận các “tiếp xúc gần”.

Bluezone có theo dõi vị trí người dùng không?

Bluezone không ghi nhận cũng như sử dụng vị trí của người dùng. Khi bạn cài đặt Bluezone trên Android và kích hoạt Bluetooth thì máy sẽ xin cấp quyền vị trí, điều này là do chính sách của Google khi bật Bluetooth BLE máy sẽ tự động xin quyền vị trí. Tuy nhiên Bluezone không sử dụng tới quyền đó.

Bluezone có lưu lại thông tin người dùng không?

Bluezone chỉ lưu dữ liệu trên máy người dùng, tuyệt đối không đưa lên server, không thu thập vị trí. Bluezone chỉ ghi nhận 2 người có gặp nhau lúc nào đó và trong bao lâu, chứ không biết ở chỗ nào. Người dùng Bluezone sẽ ẩn danh do sử dụng ID mà hệ thống tự sinh ra.

Máy phải luôn luôn bật Bluetooth?

Để Bluezone hoạt động hiệu quả, điện thoại phải luôn luôn bật Bluetooth. Tuy nhiên Bluezone sử dụng công nghệ Bluetooth BLE năng lượng thấp tiết kiệm pin (Bluetooth Low Energy), nên người dùng hoàn toàn yên tâm sử dụng.

Nếu điện thoại lúc nào cũng mở Bluetooth như vậy trong cộng đồng có tác hại gì không?

Việc này cũng giống như sử dụng Wifi trong cộng đồng, do Bluetooth và Wifi cùng hoạt động trên tần số 2.4 GHz. Nên người dùng hoàn toàn có thể yên tâm sử dụng như bình thường.

Bluetooth bật thì điện thoại có dễ bị hack không?

Bluetooth là 1 chuẩn kết nối các thiết bị được sử dụng rộng rãi hiện nay và đã được chứng minh về tính bảo mật.

Cơ chế như thế nào nếu người dân không có thiết bị Bluetooth hay họ không bật. Giám sát sao được vấn đề này?

Việc bật Bluetooth là quyền của từng cá nhân. Nhằm mục đích bảo vệ chính mình, bảo vệ cộng đồng thì người dân nên sử dụng Bluezone thường xuyên. Nếu người dùng tắt Bluetooth, giả sử họ có tiếp xúc với người nhiễm COVID-19 thì sự tiếp xúc này sẽ không được ghi nhận. Số lượng người dùng đủ lớn thì kể cả những người không sử dụng Smartphone cũng được bảo vệ.

Sẽ xử lý sao với những trường hợp không dùng Smartphone, ví dụ người cao tuổi?

Khi số lượng người dùng đủ lớn thì cộng đồng sẽ được bảo vệ và trong đó có cả những người không sử dụng Smartphone.

Những người bị nhiễm bệnh có cài Bluezone này không? Nếu họ không sử dụng Bluezone thì làm sao có dữ liệu để tìm ra những người đã tiếp xúc gần với họ?

Trong một số trường hợp kể cả người nhiễm bệnh không sử dụng Bluezone, nhưng họ có bật Bluetooth thì các máy khác cài Bluezone vẫn có thể ghi nhận khi tiếp xúc với máy của người nhiễm bệnh.

Điều này có thực tế không, vì không phải ai cũng bật Bluetooth?

Việc bật Bluetooth là quyền của từng cá nhân. Nhằm mục đích bảo vệ chính mình, bảo vệ cộng đồng thì người dân nên sử dụng Bluezone thường xuyên. Nếu người dùng tắt Bluetooth, giả sử họ có tiếp xúc với người nhiễm COVID-19 thì sự tiếp xúc này sẽ không được ghi nhận. Số lượng người dùng đủ lớn thì kể cả những người không sử dụng Smartphone cũng được bảo vệ.

Bluezone có chạy ngầm không hay mình sẽ phải bật nó mỗi khi đâu đó nhỉ?

Bluezone sẽ duy trì hoạt động kể cả trong trường hợp máy tắt màn hình. Bạn lưu ý là luôn bật Bluetooth để đảm bảo việc ghi nhận tiếp xúc được đầy đủ. Bluezone sử dụng công nghệ Bluetooth BLE năng lượng thấp (Bluetooth Low Energy) tiết kiệm pin, nên người dùng hoàn toàn yên tâm sử dụng.

Giả sử có dữ liệu Bluezone có chức năng phát ra tín hiệu “bạn đang lại gần Covid 19” không?

Theo quy định người được xác định là đã nhiễm COVID-19 thì sẽ phải cách ly và chữa bệnh, do đó, sẽ không có chuyện bạn vô tình “lại gần” một người bệnh như vậy và Bluezone cũng không có tính năng này.

Các nước khác trên thế giới thì họ sử dụng giải pháp nào? Bluezone có đặc điểm gì nổi bật hơn các giải pháp đó?

Trên thế giới có Singapore, DuBai cũng sử dụng công nghệ BLE để kiểm soát những tiếp xúc của người dân. Khi sử dụng ứng dụng người dân phải kê khai chính xác số điện thoại và phải được cơ quan y tế xác thực. Tuy dùng chung công nghệ nhưng những người sử dụng điện thoại Android sẽ không có số liệu tiếp xúc với những người sử dụng điện thoại IOS và ngược lại dẫn đến việc hạn chế về độ chính xác của thông tin.

Với Bluezone chỉ cần cài đặt trên Smartphone và bật Bluetooth là mọi tiếp xúc đều được ghi nhận. Không những thế, Bluezone không yêu cầu nhập thông tin cá nhân chỉ lưu dữ liệu trên máy người dùng, tuyệt đối không đưa lên server, không thu thập vị trí. Bluezone chỉ ghi nhận 2 người có gặp nhau lúc nào đó và trong bao lâu, chứ không biết ở chỗ nào. Người dùng Bluezone sẽ ẩn danh do sử dụng ID mà hệ thống tự sinh ra.

Tuy nhiên vẫn có nhiều thế lực không ngừng chống phá bằng mọi giá, đưa ra những lập luận nhằm làm cho cộng đồng lo sợ khi sử dụng phần mềm này.

Trong mấy ngày vừa qua, trên trang web của nhà đài ít thiện cảm BBC cùng với đó là anh em rận chủ như chủ tài khoản facebook Nguyễn Lân Thắng, Trọng Hiền, Lê Nguyễn Hương Trà…, những kẻ luôn thích bơi ngược dòng nước lại ra sức tuyên truyền việc Chính phủ sử dụng phần mềm này như một công cụ để thu thập dữ liệu cá nhân, kiểm soát người dân.

Cụ thể trên trang bbc.com ngày 07/8/2020 có đăng tải bài viết: “ Bluezone truy vết Covid-19 và rủi ro cho người dùng”. Trong bài viết nhà đài BBC cho rằng viêc tập trung tất cả dữ liệu ở một chỗ sẽ giúp truy vết dễ dàng hơn nhưng “điều đó cũng có nghĩa Bluezone, tức nhà nước Việt Nam sẽ biết được ai đã gặp ai, trong bao lâu và trong lúc nào.

Từ thông tin này có thể suy ra được ai quen ai, tức Scial graph của phần lớn quan chức và dân chúng”, “nó tiết lộ, chẳng hạn như ai đang cặp bồ với ai. Giữa trưa mà thấy hai số điện thoại liên tục trao đổi mã số cả tiếng đồng hồ là có thể đoán được họ chỉ đang nằm ôm nhau cho đỡ rét..”,… Trên cơ sở đó để xuyên tạc về cơ chế hoạt động của phần mềm, tạo nên sự lo ngại, nghi ngờ của người dân, các đổi tượng này kêu gọi mọi người không tải và cài đặt phần mềm.

Không có chuyện thu tập dữ liệu cá nhân vì nhóm phát triển phần mềm này đã khẳng định ứng dụng chỉ lưu dữ liệu về vị trí do dùng công nghệ Bluetooth. Người dùng tham gia cộng đồng được ẩn danh với người khác. Toàn bộ dữ liệu liên quan do Bộ y tế quản lý theo quy định của pháp luật.
Với việc càng nhiều người cài đặt ứng dụng này sẽ càng thuận lợi cho công tác phòng chống dịch bệnh.

Tại sao phải chống đối việc toàn dân cài đặt ứng dụng Bluezone

Chỉ có bọn sống đen tối mới sợ người khác biết lịch trình của mình thôi nên mới xuyên tạc, mới đưa ra “thuyết âm mưu” kinh tởm thế. Chúng cố tình chống phá mà.

Việt Nam càng được thế giới ca ngợi thì lũ quạ càng cay cú, khi đất nước có chút khó khăn, và trong khi Chính phủ cùng người dân đang ở những tuyến đầu chống dịch thì các anh rận chủ, nhà đài phản động này chúng mừng lắm, ở tuyến sau đâm sau lưng tuyến đầu, trong khi bang “Cali” đang toang thì chúng lại hả hê dịch trong nước.

Thêm một lần nữa chúng ta thấy mức độ ăn hại của nhà đài BBC cũng như một số anh em rận chủ, phản động này. Phòng chống dịch tốt thì bảo ta giấu dịch, dịch bệnh vừa có lây lan trong cộng đồng thì mở mồm chê bai quản lý yếu kém; đưa ra các biện pháp phòng, chống dịch lại kêu Chính phủ kiểm soát người dân.

May mà số anh em rận chủ này ru rú ở nhà cào phím trên mạng tung tin thất thiệt, làm ảnh hướng xấu đến việc chống dịch chứ không may lên làm lãnh đạo thì Việt Nam đang sánh vai với các cường quốc năm châu về số người mắc và tử vong do Covid 19 rồi.

tổng hợp.