Liên tưởng từ tấm ảnh Kền kền chờ đợi tới mạng xã hội

Từ “Kền kền chờ đợi”


“Kền kền chờ đợi” là bức ảnh được đăng trên tờ New York Times năm 1993, một trong những bức ảnh nổi tiếng nhất thế giới về sự ám ảnh. Nó ghi lại khoảnh khắc một đứa trẻ châu Phi chỉ còn da bọc xương, em ốm yếu gục đầu trên bãi cỏ cháy khô tiêu điều. Ngay cạnh em, một con kền kền đói khát hau háu ánh mắt đang chờ lao vào để thưởng thức bữa ăn tương lai.

Em đang đợi chết và kền kền đang đợi em chết, hai sự chờ đợi đều mang đến sự ám ảnh sâu sắc, phản ảnh chân thực về sự khủng khiếp của nạn đói ở Sudan đã khiến toàn thể thế giới bàng hoàng. Lần đầu tiên người ta được chứng kiến sự thật nghiệt ngã của cuộc sống dân nghèo châu Phi.

Nhưng vì sao nên nỗi như vậy, khi mà nhân dân châu Phi đã cố gắng kiệt cùng nhưng tại sao vẫn hàng triệu người chết đói mỗi năm. Dạ, xin thưa là do chính sách “thực dân hóa kiểu mới” của đám đế quốc phương Tây, những xứ sở mà Việt Nam chúng ta vẫn gọi là văn minh, nhân ái.

Mà dã man nhất, có lẽ là nước Pháp của sự lãng mạn và đẹp đẽ khi hàng năm họ vẫn vắt kiệt cùng tài nguyên của 14 nước cựu thuộc địa. Rõ ràng, chúng bóc lột người thiếu học vấn và ban ơn cho người đói dễ hơn nhiều việc lừa gạt người khôn ngoan và cướp đoạt của người no đủ.

Liên tưởng từ tấm ảnh Kền kền chờ đợi tới mạng xã hội
Ảnh Kevin Carter

Nói các bạn nghe, sau khi bức ảnh đã đăng tải, nhiều người đã tức giận và phẫn nộ, họ kết án rằng rằng tác giả của bức ảnh này, anh Kevin Carter, là một kẻ vô nhân đạo khi chỉ biết đứng giương ống kính lên mà chụp thay vì chạy đến để giúp đỡ em bé tội nghiệp.

Và thuật ngữ “kền kền chờ đợi” có lẽ sản sinh ra từ đó. Nó ám chỉ sự vô lương của cái gọi là “cộng đồng dư luận”, những kẻ chẳng biết một cái đếch gì nhưng cứ thích phán xét trong ngu muội. Bởi vì sao? Vì họ thích “làm nhục để mua vui và tàn nhẫn để giải khuây”, song luôn tự khoác lên mình bộ mặt nhân ái, người đấu tranh cho công lý.

Rất nhiều thư từ gửi đến New York Times, yêu cầu được biết về tình hình của đứa bé ra sao nhưng đáng tiếc họ không có được câu trả lời. Thế là một lô một lốc các lời cáo buộc, những phán xét cay nghiệt hay ghê sợ hơn là những lời đe dọa tới Kevin, những kẻ họ thậm chí chẳng biết anh là ai.

Tháng 4/1994, bức ảnh “Kền kền chờ đợi” của Kevin xuất sắc giành được giải thưởng nhiếp ảnh danh giá Pulitzer. Nhưng càng thế, dư luận càng kết án anh vì danh lợi mà dẫm lên tình người, bỏ măc sinh mạng vì để có một bức ảnh hiếm.

Và tháng 7/1994, Kevin Carter đã tự sát như một lối thoát cuối cùng do không thể chịu được áp lực, kết thúc chuỗi ngày đau khổ dằn vặt mà anh đã gồng mình chịu đựng bấy lâu nay.

Kevin Carter sinh ra và lớn lên ở Nam Phi, nơi anh từng phải chứng kiến nạn phân biệt chủng tộc diễn ra như cơm bữa. Kevin lớn lên quyết định thành phóng viên ảnh, bởi anh cảm thấy mình cần phơi bày cho cả thế giới biết được sự thật về những điều kinh khủng mà người da màu đã phải chịu đựng.

Trước tiên là nạn phân biệt chủng tộc dữ dội của nhóm người da trắng cực đoạn, cũng như hậu quả tàn khốc của chính sách bóc lột hay những cuộc nội chiến do Mỹ và phương Tây dựng lên để cày nát lục địa đen. Đơn giản, đám lang sói này không bao giờ muốn châu Phi ổn định.

Có một điều mà những người chỉ trích Kevin không hề biết được rằng, khi tác nghiệp, anh bị bao quanh bởi hàng chục người lính vũ trang Sudan với súng ống đạn dược, họ theo dõi để chắc rằng Kevin không có bất cứ hành động nào can thiệp vào những việc xảy ra ở khu vực của họ.

Giải thưởng Pulitzer mà bức ảnh “Kền kền chờ đợi” không giết chết Kevin, nhưng sự nghiệt ngã của cộng đồng dư luận, cũng như những sự ám ảnh đau thương về đời sống nhân dân châu Phi khi anh đi tác nghiệp - đó chính là nguyên nhân dồn Kevin vào sự tuyệt vọng.

Đến những người vô lương trên mạng xã hội


Nếu như thời của Kevin có MXH và internet đại chúng, dưới sự cuồng nộ của Cộng đồng mạng có lẽ anh sẽ chỉ chịu đựng được 3 ngày, thay vì 3 tháng.

Kền kền, những con vật đói khát thích rỉa rói trên sự thương đau của người khác. Và trong truyền thông, còn có những “sinh vật hình người” tàn độc và ghê gớm không khác gì kền kền.Những kền kền truyền thông chính hiệu, kẻ chuyên dùng ngòi bút dối trá của mình để kích động “đám đông hung hãn”.

Sau vụ chỉ trích Bộ công an về Clip công an đánh dân. Sau khi được xác minh đó thực chất là công an trấn áp tội phạm, các kền kền lặng im xóa post, đám đông lập tức nín thở xóa comment và những lời phán xét. Nhưng mấy ngày sau họ lại tiếp tục lên đồng khi cộng đồng mạng có vụ việc gì mới.

Từ vụ bé trai đáng thương bị chết ở trường Gateway bị quy về lỗi của Bộ giáo dục, vụ án điểm trên cao tốc Thái Nguyên của Bộ Tư pháp, rồi những dự luật Đặc khu kinh tế, luật về An ninh mạng của chính phủ, v.v. dưới sự dắt mũi và định hướng của đám kền kền cầm bút, cư dân mạng lập tức hóa thân thành Thẩm phán, Luật sư , Chuyên gia kiêm luôn đao phủ, ném đá tới chết những ai trái ý họ.

Rồi sau vụ việc cô giáo ở Hải Phòng và cô bé học sinh phải đứng nắng, chưa biết rõ thực hư, đám kền kền và cộng đồng fan lại ngoạc mồm lên chửi cô, chửi sao đỏ, chửi BGH, chửi luôn cả chế độ đất nước, thối nát này nọ.

Tối qua, khi video sự thật vụ việc cháu bé bị phạt đứng nắng vì đi học sớm được công bố ngày hôm qua, sự việc được làm rõ, ấy tức là bằng chứng kết tội chỉ là sự “dàn xếp”, vẫn như thường lệ, khi màn hình tắt tức là xem như chưa từng xảy ra điều gì. Đám kền kền ấy chúng lại im lặng, không một dòng đính chính hay xin lỗi. Và dám cá là mấy ngày sau, sự việc tương tự lại ngoạc mồm lên và chửi.

Đúng sai cuối cùng như nào thì chờ hạ hồi phân giải, nhưng đáng thương nhất ở đây là em học sinh tội nghiệp cũng như cô giáo ấy, một trở thành công cụ và một là nạn nhân. Chẳng có mấy nhà báo hay blogger nào viết bài minh oan hay cảm thông cho cô, điều mà ở chiều ngược lại đám kền kền cực kỳ hăng hái khi làm điều ngược lại. Một xã hội đầy rẫy các nhà đạo đức học, “làm nhục để mua vui và tàn nhẫn để giải khuây”, và chúng hiếm khi nào hối hận vì hành vi của mình.

Có thể nói, dư luận từ những kẻ tàn nhẫn vô lương, những kẻ cố tình ngụy tạo tin tức hoặc bị dắt mũi bởi con kền kền để kết án người khác - tất thảy đều là một đám “kền kền chờ đợi”. Những kẻ ác tâm chuyên rình mò để rỉa xác chết và đánh chén no say trên đau khổ, mất mát của người khác không hề thương tiếc. Nực cười, họ gọi hành động của họ đó là “đấu tranh vì chính nghĩa”.

Một học giả tôi quên tên đã từng nói, đại ý rằng: Con người được sinh ra để vui. Nhưng nếu họ không thể tìm vui được về cái đẹp của bản thân họ, thì sẽ tìm vui về cái xấu xí của người khác. Và giống như những người nghiện, hằng ngày họ đi tìm lỗi của người khác để được sống trong cảm giác của người đứng bên trên. Phán xé và lăng mạ người khác, dù chẳng biết gì và chẳng vì lý do gì.

Nhân danh công lý và chính nghĩa, nhưng họ làm những việc gì tốt không ai thấy, họ làm ở đâu không ai biết, song hễ nghe mùi tử thi là rủ nhau kéo đến cả bầy đàn, rình rập chờ rỉa xác. Kền kền thích làm quan tòa, đôi khi làm người của VKS, số khác thì thích làm luật sư … và sau cùng tất cả sẽ sắm vai đao phủ. Họ tự suy luận để phán xét, họ lăng mạ người khác vì một lý do không có thật, tất cả “làm nhục để mua vui và tàn nhẫn để giải khuây”.

nguồn từ fb Đạo sĩ