Trung Quốc: Văn hóa Hoa Hạ và chủ nghĩa Đại Hán

Văn hóa Hoa Hạ là một trong những nền văn minh lâu đời nhất thế giới với 5000 năm lịch sử. Trung Quốc kế thừa hầu hết văn hóa Hoa Hạ, vậy nên có một nền văn minh phát triển rực rỡ, với những thành tựu đáng nể, gồm các phát minh vĩ đại như giấy, nghề in, la bàn ...

Trung Quốc dựng nước từ rất sớm, truyền thuyết Trung Quốc kể về Tam Hoàng - Ngũ Đế, rồi các triều đại nhà Hạ, Thương, Chu nhưng chư hầu cát cứ khắp nơi. Và phải tận đến năm 221 TCN, sau khi Tần Thủy Hoàng thống nhất đất nước, Trung Quốc mới trở thành một đế chế rộng lớn, đánh dấu sự khởi đầu của đế quốc Trung Hoa với tư tưởng Đại Hán.

Có thể nói, trong suốt chiều dài phát triển và mở rộng theo cách “tằm ăn dâu”, Trung Quốc dần trở thành một đế quốc khổng lồ với tư tưởng “Đại Hán bành trướng”, mang quan niệm bất kỳ dân tộc nào chấp nhận văn hóa Hán thì được gọi là Trung Quốc. Hiện tại, Trung Quốc là một siêu cường, có dân số đông nhất thế giới, thứ 3 về mặt diện tích và thứ 2 về kinh tế.

3 yếu tố cốt lõi làm nên tư tưởng và chủ nghĩa Đại Hán.
  • Trung tâm: Nghĩa của Trung Quốc tức là trung tâm của thế giới. bản thân từ “Trung Quốc” đã cho thấy sự tự cao của dân tộc Trung Hoa khi cho rằng đất nước họ là trung tâm của thế giới loài người.
  • Thiên mệnh: Hoàng đế Trung Quốc được gọi là Thiên tử, thể hiện quan niệm thần thánh về nguồn gốc cao quý, là con của Trời, thay mặt Trời nắm lấy vai trò thiêng liêng trị vì Thiên hạ.
  • Sứ mệnh: Người Trung Quốc tự dát vàng lên mặt, cho rằng mình có sứ mệnh khai hóa các dân tộc thấp kém hơn.
Trung Quốc: Văn hóa Hoa Hạ và chủ nghĩa Đại Hán

Chính vì tư tưởng đó, dẫn đến dân Trung Hoa tự cho mình quyền thống trị và các dân tộc xung quanh phải phục tùng. Bao đời nay Trung Quốc vẫn luôn hiếu chiến, hống hách nhưng luôn ngụy trang sự tàn bạo bằng những lời lẽ nhân nghĩa, đạo lý. Thuật ngữ “quân tử Tàu” là chỉ dựa vào sự lừa dối với những thủ đoạn thâm hiểm để mà thắng người.

Và một khi xâm lược thành công, Trung Quốc bắt đầu “Hán hóa” các dân tộc bị thua cuộc. Quá trình đồng hóa diễn ra chặt chẽ với việc hủy hoại và xóa dấu vết các nền văn hóa bản địa, chỉ có văn hóa Hán là duy nhất và sẽ lấp vào thay thế, dần dần Trung Quốc trở thành một đế chế rộng lớn như ngày nay.

Có thể nói, tư tưởng Đại Hán tuy cực đoan nhưng đối với người Trung Quốc lại mang ý nghĩa to lớn, đó là tinh thần dân tộc và tính tự tôn rất cao. Hiệu quả nổi bật và phi thường nhất là việc trải qua gần 1 thế kỷ dưới ách cai trị của Mông Cổ, và gần 3 thế kỷ dưới ách Mãn Châu, Trung Quốc của Hán tộc vẫn phục hồi chủ quyền.

Họ đồng hóa chính dân tộc đã chinh phạt họ và chiếm dụng, sở hữu đất đai cũng như các dân tộc đó. Kết quả là ngoài vùng Trung Nguyên, họ còn sát nhập được thêm khu Vân Nam, Tây Tạng, Tân Cương, Nội Mông và Nội Mãn, hình thành nên đường biên giới Trung Quốc như ngày nay.

Quan niệm về xu hướng bá quyền nước lớn không phải là trường hợp riêng biệt của Trung Quốc, hầu hết các nước lớn trong lịch sử đều có xu hướng này. Xu hướng bá quyền nước lớn thể hiện rõ nhất trong giai đoạn hiện nay khi Trung Quốc đang trỗi dậy mạnh mẽ, đe dọa trực tiếp đến chủ nghĩa “bá quyền và áp đặt đơn cực” của Mỹ.

Năm 2005 khi Trung Quốc chính thức trở thành cường quốc kinh tế số 2 thế giới. giới tinh hoa Trung Quốc đã gào thét lên rằng: Cờ đã tới tay, đã đến lúc Trung Quốc chiếm ngai vàng của Mỹ.

Năm 2010, Trung Quốc xuất bản cuốn sách “Giấc mơ Trung Quốc - Tư duy nước lớn và định vị chiến lược trong thời đại hậu Mỹ” của Giáo sư Lưu Minh Phúc - Giám đốc Viện Nghiên cứu xây dựng quân đội Trung Quốc. Vừa xuất bản, nó lập tức trở thành Best seller ở nước này, đặc biệt là không có một phản ứng trái chiều nào từ cuốn sách này. Thế mới biết tinh thần dân tộc của Trung Quốc cao đến như thế nào.

Chủ nghĩa Đại Hán và tư duy của một gã đế quốc, rõ ràng là một mối đe dọa đối với các nước láng giềng, đặc biệt là Việt Nam chúng ta. Và rõ ràng, đối đầu trực diện và cứng rắn với một gã đế quốc to khỏe và tinh thần dân tộc dâng tràn như thế này không phải sự lựa chọn khôn ngoan.

Tuy nhiên nếu đứng ở lập trường người dân Trung Quốc, thúc đẩy được tinh thần này sẽ khiến quốc gia đoàn kết trở thành một khối. Để duy trì điều này, Trung Quốc tập trung đẩy mạnh về công tác dạy và học môn Lịch sử lẫn Trung văn, nâng cao các giá trị văn hóa truyền thống, kiểm soát chặt chẽ về truyền thông để bài trừ văn hóa ngoại lai xâm thực. Kết quả là các bạn thấy rồi đấy, dân Trung Quốc đoàn kết một lòng trước bất kỳ cuộc đụng độ nào với ngoại bang, và họ càng ngày càng đoàn kết.

Khi Việt Nam phải tồn tại bên gã khổng lồ xấu tính

Thật tự hào, chỉ có duy nhất Đại Việt chúng ta là còn tồn tại sừng sững và trở thành Việt Nam như ngày nay với cương thổ được mở rộng về phía Nam. Thế giới gọi Việt Nam là “tiểu bá” cũng đúng, trên chừng mực nào đó chúng ta có chút giống Trung Quốc vì cũng từng đồng hóa được một số dân tộc khác để họ thành người Việt Nam, cũng từng mang gươm mở cõi khi đánh cho Champa, Ai Lao ... phải quy phục.

Vậy nguyên nhân vì sao? Là vì dân tộc Việt có ý thức cội rễ mạnh mẽ của một nền văn hóa bản địa (văn hóa Đông Sơn), là ý thức về sự tồn tại của một nhà nước dù sơ khai có trước đó là Văn Lang - Âu Lạc. Và quan trọng nhất, là ý thức giống nòi khác biệt, người Việt Nam chúng ta chưa bao giờ chịu cúi đầu trong suốt ngàn năm bắc thuộc.

Nằm cạnh một gã láng giềng to đầu, hung hăng và nguy hiểm như vậy – luôn là một mối đe dọa với Việt Nam chúng ta. Việt Nam bị cai trị bởi Trung Quốc trong khoảng ngàn năm Bắc thuộc trước khi giành được độc lập vào năm 938, đánh dấu mốc bằng việc Ngô Quyền đánh tan quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng.

Trong các thế kỷ tiếp theo đó, Việt Nam chúng ta luôn phải chống lại quân xâm lược Trung Quốc, xung đột với Trung Quốc có thể được xem như là một trong những chủ đề chính của lịch sử Việt Nam.

Chính sử ghi chép, Trung Quốc từng 31 lần chủ động mang quân đánh Việt Nam thì chúng ta cũng chẳng chịu kém, khi cũng 17 lần chủ động mang quân đánh Trung. Chính bởi yếu tố địa chính trị, vậy nên hai dân tộc có một lịch sử thù hằn sâu sắc.

Có thể nói, không có một đất nước nào kiên cường và bất khuất như Việt Nam, từng đánh cho kẻ thù to đầu và hung hãn thua chạy tan tác, song chúng ta vẫn biết vị thế của mình và chấp nhận khiêm nhường để giữ thể diện cho “Thiên triều”, đó là chính sách ngoại giao mềm mỏng và khôn khéo.

Ví dụ như việc chúng ta nhún nhường tự xưng chư hầu và triều cống, những lần chiến thắng vẫn viết thư xin nghị hòa hay cấp quân lương cho kẻ thù cuốn xéo. Tuy nhiên, Trung Quốc chưa bao giờ từng thôi âm mưu và động cơ xâm lược Việt Nam trong suốt thời phong kiến. Quan điểm của họ, rất ngụy biện, đó là Việt Nam từng là tỉnh thành lịch sử cần phải thu hồi trở lại.

Không thể phủ nhận, Việt Nam chúng ta chịu ảnh hưởng rất nhiều bởi văn hóa Trung Quốc. Một ngàn năm bị cai trị, chúng ta nằm trong vùng ảnh hưởng của Trung Quốc đã bị Hán hóa, vậy nên có nhiều thời chúng ta sử dụng cổ văn Trung Quốc như là ngôn ngữ viết chính thức của mình.

Chẳng những thế, trên nhiều khía cạnh văn hóa khác, bao gồm cả hệ thống hành chính, kiến trúc, triết học, tôn giáo, văn học… chúng ta cũng chịu ảnh hưởng. Song chỉ là chịu ảnh hưởng chứ không lệ thuộc, bởi Việt Nam chúng ta vẫn có bản sắc của riêng mình. Bài thơ thần của Lý Thường Kiệt như một bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên: Nam quốc sơn hà nam đế cư - Việt Nam chúng ta là quốc gia độc lập ở phía nam, khác biệt rõ ràng với Trung Quốc ở phía bắc.

Trong thời buổi tràn ngập văn hóa ngoại lai độc hại, mong nhân dân Việt Nam cũng sẽ có tinh thần dân tộc cao như người Trung Quốc.

nguồn từ facebook.