Theo bạn nước Mỹ có tham nhũng không?

Chắc nhiều người đã biết câu chuyện khi tổng thống B.Obama khi còn tại vị. Đại khái là khi đó Phó Tổng thống Mỹ Joe Biden có ý định bán nhà để lấy tiền chữa bệnh cho con trai bị ung thư não. Nhưng cựu Tổng thống Mỹ, B.Obama đã bảo: "Không, đừng bán nhà. Hãy để tôi giúp đỡ ông vì tôi mới xuất bản một cuốn sách".

Không biết thực hư câu chuyện này ra sao, nhưng việc ông Joe Biden bán nhà, ông Obama xuất bản sách nó đâu liên quan gì đến việc thu nhập của quan chức Mỹ đều rất minh bạch. Và kể cả thu nhập minh bạch đi chăng nữa, chắc gì bảo đảm quan chức nào của Mỹ cũng sẽ thanh bạch.
Theo bạn nước Mỹ có tham nhũng không

Các bạn có tin rằng ông Obama viết sách, tiền bán sách mua được biệt thự chục triệu đô, nhiều bất động sản khác dăm triệu đô, chuyên cơ riêng dăm triệu đô?

Ừ, thì cứ tin là thật đi, vì chưa ai vạch tội cựu Tổng thống Mỹ B.Obama tham nhũng cả. Nhưng quan chức khác thì có đấy.

Hầu như bất cứ nhà làm luật nào của Mỹ cũng thuộc lòng câu thần chú: "Hãy ném tiền vào những mục đích riêng mang cái mác "quyền lợi quốc gia", thì sẽ được chính phủ ưu ái hơn bao giờ hết. Nếu ngược lại, dù chỉ một xu cho vào túi riêng cũng là bất hợp pháp".

Thế mới biết, ở Mỹ thì "tham nhũng" nó đã trở thành một thứ văn hóa. Tham nhũng khéo léo, nó được gọi là "văn hóa lobby" hay "vận động hành lang" - một điều được cho phép, vậy thì tức số tiền đó là minh bạch. Thật vậy, ở Mỹ thì những đồng tiền phục vụ cho các mục đích tranh cử, quyền lợi quốc gia, thế nào cũng trở thành hợp pháp. Bởi thế, khi doanh nghiệp muốn hối lộ hay quan chức muốn tham nhũng, thể nào cũng phải gắn một cái mác liên quan đến "lợi ích quốc gia".

Không bị đụng chạm, tất nhiên là sẽ không ai biết, tuy nhiên vẫn có nhiều ngoại lệ do đấu tranh phe phái. Đây là chuyện rất bình thường trong chính trị mà thôi.

Cuối năm 2017, có hơn 60 đô đốc và hàng trăm sĩ quan bị cáo buộc nhận quà, gái mại dâm từ nhà thầu quốc phòng ở Singapore. Sau này khi được phanh phui, có tới 440 nhân viên tại ngũ và nghỉ hưu liên quan tới vụ tham nhũng tồi tệ bậc nhất trong lịch sử của lực lượng quân đội nước Mỹ.

Vụ án còn được biết đến với tên gọi "Fat Leonard", biệt danh của nhà tài phiệt Leonard Glenn Francis, giám đốc kiêm chủ tịch Tập đoàn Glenn Marine Group Asia (GDMA), nhà thầu quốc phòng Singapore chuyên cung cấp dịch vụ cho Hạm đội 7 của Hải quân Mỹ. Năm 2015, Francis bị buộc tội đưa hối lộ cho các sĩ quan hải quân để nhận được hợp đồng trị giá 200 triệu USD cho việc tiếp tế và tiếp nhiên liệu cho tàu Hải quân Mỹ hoạt động khắp châu Á.

Ông George Ryan làm Thống đốc Illinois từ 1999 đến 2003 và nổi tiếng không những khắp nước Mỹ mà cả thế giới khi ra lệnh hoãn án tử hình ở tiểu bang Illinois vào năm 2000 sau khi chứng kiến một số tử tù chết oan.

Tháng 1.2003, trước khi mãn nhiệm, Ryan đã làm "sửng sốt cả thế giới" khi tha tội chết cho hơn 160 tử tù, chuyển hết sang án chung thân. Việc chủ xướng bỏ án tử hình khiến ông từng được đề cử giải Nobel Hòa bình năm 2005.

Ấy thế mà sau này người ta mới biết, ngài Ryan suýt nhận giải Nobel Hòa Bình đã nhận rất nhiều tiền hối lộ của người nhà hàng trăm tử tù. Chẳng những vậy, ông ta còn nhận hối lộ, rửa tiền ... rất khủng trong thời gian tại vị.

Ngày 6.11.2007, Thẩm phán Tối cao pháp viện Mỹ đã bác đơn xin tiếp tục tại ngoại của George Ryan. Theo án lệnh, ông Ryan, 73 tuổi, phải trình diện nhà tù liên bang ngày 7.11 để thụ án tù giam 6 năm rưỡi về tội tham nhũng.

Nhưng trường hợp của George Ryan thật chỉ là "con tép trên mép con tôm" thôi. Tôm tép trái dây mới bị sờ gáy, còn còn đám cá mập ăn đậm mấy quả chế tạo siêu vũ khí cả ngàn tỷ USD như vụ F-35 thì có ông trời mới dám đụng tới.

Năm 2013, Randy Duke Cunningham, Hạ nghị sĩ đảng Cộng hòa từ thành phố San Diego (California) từng được dư luận gán cho hổ danh "đệ nhất quan tham", đã chính thức được tại ngoại sau thời gian chịu án ở nhà tù liên bang. Ông này bị buộc tội tham nhũng với hàng loạt những vụ nhận lại quả và thanh lý những hợp đồng quốc phòng lên tới hàng chục triệu USD cùng hàng chục du thuyền cao cấp cho giới quan chức và nhà thầu quân sự.

Một số người cho rằng vụ án "có một không hai" này mới chỉ cho thấy phần nổi rất nhỏ bé của tảng băng tham nhũng đang chìm trong một biển chính khách Mỹ. Những ai căm ghét Cunningham thì lên tiếng la ó về hành vi làm bẽ mặt Quốc hội, trong khi số khác chỉ biết thở phào nhẹ nhõm.

tổng hợp.