Sự trung thực kiểu Nhật qua câu chuyện săn bắt cá voi

Mới đây nhất. 19/02/2020, Tập đoàn Kyodo Senpaku thông báo tàu đánh bắt cá voi Nisshin Maru đã trở về cảng nhà tại Shimonoseki sau chuyến hải trình kéo dài 3 tháng, bắt được tổng cộng 223 con cá voi gồm 187 cá voi Bryde, 25 cá voi Sei và 11 cá voi Minke.

Tàu cũng mang về cảng Shimonoseki hơn 1.430 tấn thịt cá voi đông lạnh, cao hơn mức đánh bắt ở Nam Cực mùa trước gần 670 tấn.

Lãnh đạo hãng Kyodo Senpaku, ông Eiji Mori đã ca ngợi tàu săn cá voi trở về cùng thành quả “tốt hơn kỳ vọng” dù thủy thủ đoàn không có nhiều kinh nghiệm săn cá voi trong vùng biển được quy hoạch.

Các tàu nhỏ cũng tiến hành hoạt động săn cá voi trong vùng biển ngoài khơi Nhật ở phía đông bắc và đều đạt được chỉ tiêu mùa là 33 cá voi Minke, giới chức nước này cho biết. Bộ Nông – Lâm – Ngư nghiệp Nhật đang đề nghị chi ngân sách năm 2020 48 triệu USD để hỗ trợ các tàu săn cá voi.

Sự trung thực kiểu Nhật qua câu chuyện săn bắt cá voi

1. Chớ nghe những gì người Nhật nói, hãy nhìn những gì họ đã làm.

Để làm hình ảnh đất nước, thu hút lao động giá rẻ từ các nước đang phát triển, hai trong các key truyền thông của Nhật đó là: Sự trung thực và yêu động vật.

Ở Nhật, Hàng loạt hiệp hội bảo vệ động vật được thành lập, truyền thông Nhật tô vẽ về những địa danh nổi tiếng để hút khách du lịch quốc tế như Làng cáo – Zao Kitsume, Đảo mèo Aoshima, Đảo thỏ Okunoshima – Usagi Jami. Và rằng, người Nhật thân thiện và hiếu khách lắm, hơn nữa họ còn yêu động vật.

Rồi hàng loạt các bài báo, truyền thông nói rằng người Nhật yêu thương động vật lắm. Nào là hươu sống thành từng bầy trên đường phố Nara, hải cẩu ở bờ biển Hokkaido, Thiên nga và sếu đầu đỏ tung tăng bơi lội trên dòng sông Yoneshiro River... Rất hiền hòa và mộng mơ.

Chỉ là họ thích ăn thịt cá voi mà thôi, thậm chí với người Nhật đây còn là một nét văn hóa ẩm thực truyền thống. Trong văn hóa Nhật Bản, cá voi là loài đã bị đánh bắt từ hàng thế kỉ nay. Đặc biệt là sau thế chiến II kết thúc, do là nước bại trận Nhật Bản buộc phải tìm nguồn cung thực phẩm cho hàng chục triệu dân trong nước. Lúc này, họ hoán cải hai tàu chở dầu của Mỹ thành “nhà máy chế biến cá voi” trên biển và đi đánh bắt khắp các đại dương.

Thống kê cho thấy từ cuối năm 1940 tới giữa thập niên 1960, dân Nhật Bản ăn thịt cá voi nhiều hơn bất kì loại thực phẩm nào khác. Đỉnh điểm là năm 1964, họ giết tới 24.000 con cá voi để lấy thịt. Dần dà, ngành săn bắt cá voi thương mại đã trở thành ngành công nghiệp mang lại siêu lợi nhuận cho Nhật Bản.

Tuy nhiên, trước sức ép của thế giới, năm 1986 Nhật Bản đã gia nhập IWC và ban hành lệnh cấm săn bắt cá voi thương mại.

2. Nhật Bản tuyên bố: Chúng tôi đánh bắt cá voi để nghiên cứu khoa học.

Vậy lấy đâu ra nguồn cung cấp thịt cá voi cho người dân Nhật Bản? Xin thưa, Nhật Bản họ trả lời rằng đã nhập khẩu thịt cá voi từ Na Uy, Iceland ... Và họ có săn bắt cá voi, nhưng để phục vụ cho mục đích nghiên cứu khoa học.

Tuy nhiên, thống kê (dù Nhật Bản đã giấu rất nhiều) về số lượng cá voi Nhật Bản mổ xẻ để nghiên cứu khoa học hơi bị nhiều. Cuối năm 2017, một đoạn video được chính phủ Australia đăng tải đã khiến không ít người bàng hoàng, đặc biệt là tổ chức IWC. Video được thu thập từ năm 2008 tới 2012, với cảnh tàu mang danh nghiên cứu của Nhật Bản tiến vào vùng biển Nam Australia và thản nhiên khai thác cá voi xám.

Những con cá voi xám dài tới 10 mét bị phi lao móc gắn thuốc nổ vào lưng, kéo trên một đoạn đường dài rồi cẩu lên thuyền, xẻ thịt thành từng khúc. Máu nhuộm đỏ cả một vùng biển rộng lớn. Những con cá bị giết hại nằm trên boong của các tàu có chữ "nghiên cứu".

3. Mặc cộng đồng quốc tế kịch liệt lên án, Nhật Bản vẫn làm điều họ muốn.

Cuối cùng, do mọi chuyện đã lộ, ý tức không thể giấu diếm được cộng đồng quốc tế. Ngày 26/12/2018, Nhật Bản đã tuyên bố chính thức rời khỏi Ủy ban Cá voi Quốc tế (IWC) vào năm 2019. Tức là Nhật Bản sẽ tiếp tục hoạt động săn bắn cá voi cho mục đích thương mại, quyết định có hiệu lực kể từ ngày 30/6/2019.

Vậy Nhật Bản có quyền này không? Xin thưa là có. Họ được phép săn bắn cá voi trong vùng lãnh hải và vùng đặc quyền kinh tế của nước này. Ý tức đấy là tài sản của tôi, tôi có quyền muốn làm gì thì làm. Bất chấp việc cá voi là động vật quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng, và hành động săn bắt cá voi thoạt nhìn khá tàn nhẫn.

Ở đây không lên án việc Nhật săn bắt cá voi, chỉ muốn nói về sự thiếu trung thực, sự lươn lẹo - biểu hiện của thói đạo đức giả của người Nhật.

Ngày 01/07/2019, Nhật Bản chính thức mở lại hoạt động săn bắt cá voi thương mại. Yoshifumi Kai, Chủ tịch Hiệp hội Cá voi cỡ nhỏ Nhật Bản, nói: "Tim tôi dâng trào vì hạnh phúc. Đây là ngành công nghiệp nhỏ, nhưng tôi tự hào vì tham gia đánh bắt cá voi. Mọi người ở quê nhà tôi đã đánh bắt cá voi từ 400 năm qua."

Cơ quan thủy sản Nhật Bản nói, họ giới hạn sản lượng đánh bắt cá voi trong năm 2019 là 227 con, áp dụng đến hết tháng 12 năm nay. Tuy nhiên, theo tôi, họ lại đang tiếp tục nói dối y như cách họ đã từng làm trước đó.

Không chắc Nhật Bản có ăn thịt chó mèo hay không, nhưng họ ăn thịt cá voi là chắc chắn, ăn rất nhiều là đằng khác.. So về mức độ quý hiếm, rõ ràng tất cả các loài trên đều thua xa cá voi. Ấy vậy mà loài động vật này lại trở thành miếng mồi ngon của người dân Nhật Bản. Hay bởi vì, do không một người Nhật Bản nào nuôi cá voi nên họ không thấy xót xa.

tổng hợp.