Hướng dẫn sử dụng Nhái hơi - Frog Toon và kỹ thuật câu cá lóc cho người mới

Bài viết này chia sẽ những kinh nghiệm và kỹ thuật về cách sử dụng nhái hơi - Frog toon V1, V2, V3, V4 để câu cá lóc, cá quả.

Đây là một loại mồi lure cơ bản, dễ tiếp cận và sử dụng. Cực kỳ thích hợp cho những bạn mới bắt đầu chơi môn câu cá lóc bằng mồi giả này.

Con nhái hơi (frog toon) có cấu tạo hình ovan hay giọt nước. Khi các bạn kéo đi nó sẻ rẽ nước và lội trên mặt nước, cái thìa sau con nhái hơi sẽ đánh và xoay liên tục để thu hút cá. Khi con cá lóc táp rồi nuốt vào trong bụng.
Hướng dẫn sử dụng nhái hơi - Frog Toon và kỹ thuật câu cá lóc cho người mới

Do cấu tạo con nhái hơi với lớp da rất trơn và mềm, nên khi con cá lóc táp vào lớp da sẽ xụp xuống đưa 2 cái lưỡi ra móc vào con cá.

Những phiên bản mồi giả nhái hơi

Như trong hình có 4 loại mồi giả nhái hơi-Frog toon gồm:

Frog toon V1: dài 3.7cm, nặng 6g

Frog toon V2: khác V1 một chút xíu thôi, cũng 6g và dài 3.7cm (có màu sô cô la)

Frog toon V3: hay còn gọi là con nguyên thủy dài hơn 1 chút (4cm), nặng khoảng 8g trên lưng có 1 cái sọc xanh chạy giữa.

Frog toon V4: đang nổi đình đám hiện nay. Con này có 2 thìa, nên khuấy nước rất là dữ, thu hút cá nhiều hơn. Có 2 size (8g và 10g) tương ứng dài 4cm và 5cm.

Cấu tạo cơ bản của mồi giả Nhái hơi-Frog toon

Mồi nhái giả frog toon được làm từ cao su trơn, siêu mềm vì thế một khi cá đã đớp mồi là sẽ nuốt trọn xuống bụng không thể nhả ra.

Đặc điểm của loại mồi này là có 2 thìa, hình ovan hoặc giọt nước. Nhờ cấu tạo trên khi rê mồi trên mặt nước nó sẽ rẽ khuấy nước rất dữ.

Nhờ có phần thìa phía sau mồi nhái hơi frog toon sẽ đánh và liên tục xoay để dụ cá đến, khi bị con mồi dẫn dụ cá lóc sẽ táp mồi và nuốt vào trong bụng.

2 thìa của mồi không những có tác dụng khuấy nước mà còn tạo ra tiếng động để gọi cá đến nhiều hơn.

Đăc biệt loại mồi này còn được trang bị lưỡi đôi đến từ Thái Lan siêu bén. Không phải đến đời thứ 4 mồi Frog Toon mới nhạy bén, mà ngay từ đời đầu tiên các cần thủ Việt đã đánh giá chúng thực sự, có rất nhiều đánh giá từ các cần thủ trên các hội nhóm.

Hướng dẫn cách sử dụng nhái hơi để câu cá lóc


1- Ưu điểm khi sử dụng mồi giả nhái hơi- Frog Toon

Nhái hơi nó giống như con nhái thật, sử dụng nó các bạn sẽ không cần tìm bắt nhái thật.

Với con nhái hơi, các bạn sẽ không cần phải tạo những actions đặt biệt gì hết, vì mọi chuyện đã có cái thìa nó bao sân rồi các bạn.

Các bạn chỉ cần kéo nhẹ nhẹ con nhái trên mặt nước thôi là cá rượt theo táp rồi.

Điều nữa là với con nhái hơi này rất dễ đóng cá. Khi cá táp rồi, các bạn ngâm chút xíu chờ cá nuốt rồi giật cá thì rất dễ dính cá.

Đặc điểm của con nhái hơi là khả năng chống vướng khá tốt. Nên các bạn có thể câu ở các địa hình tương đối phức tạp một chút (nhiều cỏ, lau sậy, ao bèo, ao sen, súng đều ok).

Với những địa hình trống trải vẫn câu tốt. Các bạn còn có thể gắn thêm chì để sử dụng trong trường hợp muốn câu chìm.

2- Lựa chọn con mồi

Trước hết việc lựa chọn mồi câu cá lóc phụ thuộc vào địa hình điểm câu của bạn.

Với những địa hình nhiều lau sậy, đầm hoặc ao sen, nhiều cỏ hoặc vật cản lựa chọn thích hợp nhất là các con mồi nổi có chống vướng như: Nhái hơi, nhái nhảy ví dụ Frog Toon V1, Frog Toon V4 hoặc Nhái Nhảy Lucky Frog.

Với những địa hình nước sâu từ 0,8 – 3m, ít vật cản thì các con mồi sắt câu rê đáy sẽ là lựa chọn tuyệt vời nhất. Các bạn có thể tham khảo các con mồi Orochi, Fishen, Kekhan

3- Kỹ thuật ném mồi

Các bạn ném làm sao cho con nhái nó tiếp nước nhẹ nhàng. Tránh trường hợp tiếp nước mạnh quá, làm con cái giật mình bơi đi chỗi khác.

Nếu các bạn không ném xuống nước thì ráng ném lên cái bờ đối diện. Sau đó kéo xuống nước. Làm giống như động tác con nhái nhảy từ bờ xuống nước.

Với kỹ thuật sử dụng nhái hơi này nếu có con cá lóc ở gần đó, bảo đảm với các bạn là nó sẽ táp liền.

Nếu các bạn đoán được chỗ nào có cái, thì cố gắng ném qua chỗ đó tầm 2-3m rồi hẵng kéo qua nha. Tránh trường hợp cá giật mình lặn mất tiêu. Các bạn kéo qua chỗ có cá nhẹ nhàng, chậm rãi thôi là nó sẽ phi ra táp.

4- Tốc độ kéo mồi giả thế nào cho phù hợp.

Tốc độ kéo mồi phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khác nhau.Theo kinh nghiệm của nhiều cần thủ, nếu điểm câu là điểm câu rộng rãi như thủy điện hoặc ao hồ tự nhiên.

Những loại cá săn mồi tại những địa điểm câu này thường sẽ cạnh tranh nhau ( tranh nhau ăn mồi ) những loại cá này rất khéo léo và di chuyển rất nhanh.

Do vậy bạn cần chọn tốc độ câu phù hợp để thu hút cá mà không bị phát hiện loại mồi câu giả.

Tốt nhất bạn nên nên kéo mồi chậm hơn tốc độ kéo mình thường một chút và phải rê mồi cho con mồi bơi theo hướng cũ khoảng 5-6 lần, nếu câu trong hồ câu thì nên kéo chậm hoặc thật chậm nếu không cá sẽ không thể nào đuổi kịp để đớp mồi.

Nét đặc trưng tạo nên thành công của những người câu là biết cách kết hợp các kỹ thuật chung với nhau để bắt được cá. Một chìa khóa quan trọng của vấn đề này là “rê mồi”. Các thủ thuật: giựt ngắn, lắc nhẹ, kéo, v.v…

Thủ thuật rê thẳng rất hiệu nghiệm vì nhiều lý do, vì loại mồi giả không bị chệch hướng kéo, giữ tốc độ yên, tạo dễ dàng cho cá theo và tấn công. Thu hút cá một cách dễ dàng nhất, trường hợp này cá sẽ rất dễ cắn câu.

5- Kỹ thuật đóng cá trong cách sử dụng frog toon.

Điều đầu tiên là các bạn phải giữ bình tĩnh, không được giật liền. Các bạn cữ bình tĩnh ngâm mồi lại một chút. Con cá nó nuốt chứ nó không nhả đâu, trừ khi con cá nó quá nhỏ đi hoặc là quá nhát. Thường là 90% là con cá nó nuốt.

Các bước đóng cá bằng nhái hơi:
  • Hạ đầu cần câu (cho cá đi dây)
  • Đợi 3-5 giây (có khi hơn 1 chút)
  • Nhẹ nhàng căng thẳng dây
  • Đóng xéo, ngược hướng cá đi dây
  • Khi kéo cá vào bờ lúc nào cũng phải căng thẳng dây nhen các bạn. Đừng bao giờ để dây bị chùn, con cá lóc nó hay lắm. Nó giẫy phát là sẩy luôn đó.
5- Câu Frog toon có dùng chì(câu chìm)

Đây là những lợi ích của câu Frog toon bằng chì (câu chìm)
  • Ném xa hơn
  • Cá táp chắc chắn trúng (con cá nó táp dưới nước chính xác hơn nhiều lần so với táp trên mặt nước)
  • Câu được trời gió, mưa (thường lúc này câu nổi cá không chịu ăn)
  • Trị được cá bể mồi và cá nhát
  • Câu ao hồ trống trải, câu lúc trời nắng nóng
  • Câu Frog toon chìm chống vướng tốt hơn nhiều so với dùng cá sắt
6- Thời tiết và địa điểm câu

Kinh nghiệm thực tế cho thấy, khi trời mưa to gió lớn, cá không dám kiếm ăn và thường trốn tránh dưới mặt nước sâu.

Đồng thời những hôm nắng gắt, ánh mặt trời chói chang, cá cũng hạn chế không đi kiếm ăn. Vì vậy cần thủ cần nên sắp xếp thời gian hợp lý để câu được nhiều cá nhất.

Vào những ngày mùa xuân ấm áp, cá sẽ nổi nhiều trên mặt nước để hô hấp và kiếm ăn rất thuận lợi để bạn thả câu.

Ngoài ra, sau những cơ mưa rào hay lúc trời tờ mờ sáng là lúc cá đi kiếm ăn đông nhất, là thời điểm lý tưởng thu nhiều cá.

Bạn nên chọn khúc nước có nhiều cỏ cây, lau sậy, vì đây là chỗ cá thường kiếm mồi và tránh nắng. đó là những địa chỉ ít người qua lại để tránh đánh động lúc cá cắn câu.

7- Dây câu cá lóc

Mồi sẽ được sử dụng ở mặt trên của nước, nên bạn hãy dùng dây câu nổi trên mặt nước và không quá thấy rõ để cá lóc không phát hiện.

Tuy nhiên tùy thuộc vào độ trong của nước mà chọn loại dây câu hợp lý, vì cũng cómột vài kiểu câu trên mặt nước được thực hiện ở trên đầu các đám cỏ.

Một số loại cước câu cá lóc đang được rất nhiều cần thủ chuyên nghiệp sử dụng mà bạn có thể tham khảo như:
  1. Dây cước Monofilament (Dây Mono)
  2. Dây Copolymer (dây cước Super Line)
  3. Dây cước tàng hình Fluorocacbon
  4. Dây câu bên Braid
8- Chọn cần câu cá lóc

Cần câu lure thực sự quan trọng, nó không chỉ giúp cần thủ bớt mỏi tay, dễ dàng dẫn dụ những chú cá lóc mà việc ròng cá cũng thuận lợi hơn.

Bài viết dưới đây sẽ hướng cách chọn cần câu lure cá lóc để các bạn có buổi đi câu được thành công.

Như các bạn đã biết về kỹ thuật câu lure, một trong những yêu cầu cơ bản là người cần thủ phải luôn cầm trên tay chiếc cần câu để thực hiện rê mồi trên mặt nước. Điều này sẽ dẫn đến cần thủ dễ bị mỏi tay và ảnh hưởng đến cảm giác câu.

Chính vì vậy, một chiếc cần câu sử dụng trong câu lure đầu tiên phải là nhẹ, thuận tiện. Các bạn nên chọn loại 2 hoặc 3 khúc vì gọn gàng và dễ di chuyển.

Tuy nhiên, cũng tùy thuộc vào địa hình câu và chọn đối tượng câu, mà sẽ có sự lựa chọn cầu câu lure khác nhau. Sau đây là một vài gợi ý về tiêu chí chọn cần câu lure để các bạn tham khảo:

* Độ dài cần câu: cái này quan trọng, và việc chọn độ dài cần như thế nào cho phù hợp để câu lure cũng gây ra không ít khó khăn cho các cần thủ mới bắt đầu với kiểu câu này!

Thông thường, cần câu lure bắt đầu từ 1m8 - 2m1 là chuẩn nhất, tuy nhiên, nó chỉ phù hợp khi câu lure có sông, hồ nhỏ hoặc tương đối rậm rạp.

Với những hồ lớn thì phải dùng cần dài 2m4, 2m7 hoặc 3m sẽ hợp lý hơn.

* Độ cứng: có điểm đáng lưu ý là cá lóc nó hay lôi vào cỏ, bèo, lục bình chứ không phải trống trải như chẽm. Để hợp lý nhất, các bạn nên bắt đầu từ Medium để đánh con lure cho quen, sau khi thành thạo rồi thì lúc đó lên MH, H.

* Trọng lượng cần câu: Chiếc cần nhẹ nhàng để thuận tiện trong việc di chuyển cũng như cầm cần lâu không bị mỏi nên trọng lượng của cần nhỏ hơn 300 gram. Tất nhiên là càng nhẹ càng tốt, loại cần tốt thì nặng khoảng 120g

Một số loại cần câu cá lóc hay dùng

- Cần câu máy 2 khúc Shimano màu đồng 3m: Có khả năng chịu tải tối đa là 11.3Kg, có thể rút ra thành 2 khúc, mỗi khúc dài khoảng 1.55m. Được làm từ hỗn hợp Carbon, có sức chịu đựng rất tốt.

- Cần câu máy 2 khúc Ikada Yamasen 3m: Đây là cần câu cá có xuất xứ từ Đài Loan của thương hiệu Ikada, cần này có chiều dài 3m được chia làm 2 khúc, mỗi khúc dài khoảng 1.55m.

Và cần này được làm bằng sợi thủy tinh, chính vì thế cần rất bền và chắc, tuy nhiên sẽ khá nặng. Có khả năng chịu được cá 11.3Kg như cần Shimano ở trên.

- Cần câu máy 2 khúc Twin Storm 3m: Được sản xuất bởi thương hiệu Accuz có xuất xứ từ Singapore. Với chiều dài 3m và được chia làm 2 khúc 1.53m mỗi khúc, và được thiết kế và chế tạo hoàn toàn bởi sợi thủy tinh, chính vì thế cần câu này khá bền và khỏe.