Hướng dẫn những bước ban đầu với việc nuôi cá cảnh ở bể mini trong nhà

Để bắt đầu nuôi và chăm sóc cho những chú cá cảnh không phải là việc đơn giản. Bạn phải tự trang bị cho mình những kiến thức để tạo được môi trường tốt nhất cho cá.

Khi nuôi cá trong hồ cá mini, thường là các dòng với kích thước nhỏ, hiền lành và dễ nuôi. Nhưng nếu lưu ý được một số vấn đề dưới đây, chắc chắn cá của bạn sẽ trở nên khoẻ mạnh hơn rất nhiều khi sống trong một không gian nhỏ như trong hồ cá.

Hi vọng những thông tin dưới đây sẽ giúp ích được phần nào về cách nuôi cá cảnh dành cho người mới bắt đầu.

Lựa chọn bể cá cảnh

Để thiết kế một bể cá phù hợp với gia đình mình thì bạn cần chú trọng về kích thước của bể cá mini. Bạn phải căn chỉnh làm sao cho hợp với diện thích căn nhà và loại cá hợp với phong thủy của mình. Hồ cá không được quá lớn quá chiếm chỗ. Có thể tham khảo các loại bể cá mini dạng treo, đứng, nếu không gian của bạn quá nhỏ.

Chuẩn bị nước trong bể

Bạn cần vệ sinh nước bể khoảng một tới hai lần lần mỗi tuần tùy loại cá và hệ thống lọc. Chỉ thay một phần nước trong bể, khoảng 15%-40% để đảm bảo cá không bị sốc và duy trì lượng vi khuẩn có ích cần thiết.

Hướng dẫn những bước ban đầu với việc nuôi cá cảnh ở bể mini trong nhà

Lưu ý, nếu dùng nước máy bạn cần chuẩn bị trước bằng cách xả nước ra chậu để nước bay hết clo trong khoảng từ một tới hai ngày rồi mới thay vào bể cá để tránh làm độc môi trường nước.

Chú ý các lớp cát – sỏi

Không nhất thiết phải rải cát sỏi. Nhưng nếu bạn muốn cây thuỷ sinh có chỗ để bám rễ dài và chắc hơn và hồ cá mini đẹp mắt hơn thì có thể thêm hai yếu tố này vào. Lưu ý khi mua thì mua cát sỏi loại nhỏ và rải với độ dày vừa phải, có cả lớp lót và lớp phủ.

Xem xét việc sử dụng máy oxi

Vì bể thủy tinh nhỏ mà sử dụng máy oxy thì sẽ làm nước dao động làm cá mệt, đuối sức, nước văng té ra ngoài... Ngoài ra, máy oxi còn khiến cho nước trong hồ cá mini đục hơn thông thường.

Nếu bạn chọn loại bể to hơn thì cũng nên chọn máy oxy loại công suất phù hợp và để vòi sủi gần mặt nước để hạn chế thấp nhất rủi ro.

Nên nuôi loại cá nào?

Chọn những loài cá có kích thước nhỏ và đặc biệt chịu được môi trường nghèo oxy như: Cá betta, cá lau kiểng, cá sặc, cá ngựa vằn, cá mún, cá noen…

Nói chung, bạn nên lựa chọn các loại cá dễ sống, khoẻ mạnh, dễ thích nghi với môi trường và dễ chăm sóc. Không nên cho cá ăn nhiều lần trong một lần, dễ dẫn tới chướng bụng và chết. Chỉ cho ăn hạn chế, từng chút một theo đúng chỉ định và yêu cầu của từng loại cá.

Nếu chỉ nuôi có 1 loài trong bể cá mini thì sẽ rất nhàm chán và làm cho bể cá thiếu sức sống. Do vậy, bạn có thể tận dụng mọi tầng nước khác nhau để nuôi nhiều loại.

Thế nhưng một điều tối kỵ là nuôi các loại cá hung hãn, có tập tính rỉa vây chung với các loại cá khác. Làm như vậy là chính bạn đang tăng tính cạnh tranh trong môi trường sống của cá cảnh, và dễ dẫn đến việc chúng sẽ xung đột và triệt tiêu lẫn nhau.

Cách thả cá vào hồ khi mới bắt đầu

Hướng dẫn những bước ban đầu với việc nuôi cá cảnh ở bể trong nhà


Để tránh tình trạng cá bị sốc nước dẫn đến chết vì không kịp thích nghi, thì cá mới mua về cần ngâm bịch cá trong hồ khoảng 15 đến 20 phút.

Sau đó, bạn mở miệng túi ra và múc một ca nước từ trong bể cá mini cho vào túi cá. Hạ miệng túi xuống, tay mở miệng túi to hơn và kéo từ từ đáy túi lên, để cá trôi ra khỏi túi. Không nên đổ liền một lúc để tránh việc sốc môi trường đột ngột.

Thức ăn cho cá

Thức ăn cho cá được chia làm 3 loại chính:

- Thức ăn từ thực vật: Như bạn thường thấy, ở những môi trường nước tự nhiên như sông, hồ, biển… Thức ăn tự nhiên của các loại cá là các loại rong, rêu, tảo biển… Khi nuôi, bạn nên tìm một số loại rau sử dụng trong các bữa ăn hàng ngày, rửa sạch và thả vào trong bể cá để làm thức ăn cho những chú cá cảnh của mình.

- Thức ăn từ động vật: Đây là nguồn thức ăn giúp cho cá của bạn lớn nhanh và tốt nhất. Bạn có thể tự tìm bằng cách vớt một số loại động vật nhỏ hơn như cung quăng, hồng trần, thuỷ trần…, hay đào giun đất, để cho vào bể cá.

- Thức ăn tổng hợp: Đây là tất cả các loại thức ăn mà con người có thể tự chế biến hoặc làm ra để cho vào bể cá của mình làm đồ ăn cho cá. Đó có thể là các loại cơm nguội, vụn bánh mỳ… Nhưng quen thuộc và tiện lợi nhất đó có lẽ là các loại cám hỗn hợp.

Lựa chọn thức ăn từ tự nhiên như trùng chỉ và lăng quăng đã xử lý sạch sẽ giúp bể cá sạch hơn rất nhiều.

Làm sạch rêu trong bể

Để tránh việc sinh rêu nhiều gây ảnh hưởng tới sức khoẻ của cá và thẩm mỹ của bể cá mini, bạn nên tránh ánh sáng ánh nắng trực tiếp vào bể vì làm tăng nhiệt độ ảnh hưởng tới cá. Ngoài ra, không nuôi quá nhiều cá hoặc cho cá ăn quá nhiều có thể làm tăng lượng nitrat (nên đảm bảo lượng nitrat dưới 25ppm).

Bạn có thể đánh cọ rêu trên kính bằng cây lau và nuôi thêm cá dọn bể.