Bạn có thể ăn nội tạng động vật tùy thích nhưng cần nhớ kỹ mấy nguyên tắc sau

Nội tạng động vật thực sự là một món ăn ưa thích của hầu hết chúng ta.

Tuy có nhiều cảnh báo về vấn đề sức khỏe nhưng món ăn nội tạng động vật vẫn có sức lôi cuốn không thể cưỡng lại.Với những món được chế biến như:lòng phèo,dạ dầy, dạ sách...chỉ cần nhìn là đã muốn ăn.

Vẫn biết rằng: Ăn nội tạng ngon, bổ, rẻ, nhưng ăn sai cách lại sinh bệnh, sinh tật chẳng khác nào rước họa vào thân.

Trong các bộ phận nội tạng động vật chứa một số lượng lớn các protein chất lượng cao và sắt, việc ăn nội tạng sẽ có lợi cho sức khỏe, bổ sung dinh dưỡng đầy đủ cho cơ thể, nhưng ăn uống quá mức có thể dẫn đến cholesterol cao, bệnh tim mạch và các chứng bệnh liên quan khác.

Bạn có thể ăn nội tạng động vật tùy thích nhưng cần nhớ kỹ mấy nguyên tắc sau

Vậy nên ăn nội tạng như thế nào là hợp lý nhất để đảm bảo sức khỏe? Bạn hãy nhớ kỹ những nguyên tắc vàng sau đây khi sử dụng nội tạng động vật chế biến món ăn.

1- Không nên ăn quá nhiều lần trong một tuần

Người khỏe mạnh nếu ăn nội tạng động vật với một lượng phù hợp sẽ rất có lợi ích cho cơ thể, nhưng phải kiểm soát số lượng. Bạn có thể ăn 1 hoặc 2 lần/tuần.

Gan động vật có thể làm giảm thiếu máu do thiếu sắt, đồng thời ngăn ngừa chứng quáng gà và hội chứng khô mắt. Gan gà hoặc gan vịt có thể được làm thành các món cháo, luộc hoặc xào.

Gan lợn cũng có thể xào, nấu cháo, làm pate hoặc các món khác. Gan cũng có thể là món ăn thích hợp cho trẻ nhỏ với số lượng ít.

2- Cần ăn chín không bao giờ ăn tái hoặc sống

Nội tạng động vật có nguy cơ nhiễm ký sinh trùng và các chất độc dư thừa tích tụ lâu ngày. Tuyệt đối không được ăn nội tạng chưa nấu chín.

Chức năng chính của gan là để loại bỏ độc tố, nhưng chính vì chức năng này mà gan cũng là bộ phận phải chứa được một số lượng lớn các chất độc tích tụ, nếu không nấu chín hoàn toàn, bạn có thể sẽ ăn phải rất nhiều độc tố, làm tăng nguy cơ phát triển các căn bệnh nguy hiểm sau khi ăn.

3- Nên sử dụng nội tạng tươi mới tránh ôi thiu và đóng đá lâu ngày
Trong thực tế, các cơ quan nội tạng của động vật sẽ không tốt như vậy, nếu chúng không được lấy ra từ những động vật khỏe mạnh.

Những loại nội tạng từ động vật mắc bệnh hoặc không còn tươi, có thể sẽ chứa rất nhiều vi khuẩn, nếu không được nấu chín hoàn toàn có thể khiến nhiều vi khuẩn có hại xâm nhập vào cơ thể.

Vì vậy, trong việc lựa chọn các bộ phận động vật, bạn phải chọn thực phẩm có nguồn gốc rõ ràng, tươi mới, từ động vật khỏe mạnh. Nếu bạn không chắc chắn về nguồn thực phẩm, tốt nhất là hạn chế ăn.

4- Nhu cầu sử dụng tùy thuộc vào sức khỏe, thể trạng của từng người

Không phải tất cả mọi người đều thích hợp để ăn nội tạng động vật, bởi trong gan và thận động vật chứa rất nhiều cholesterol, vì vậy mà những người có bệnh về lipid máu cao cố gắng ăn ít hoặc không ăn, nếu không bệnh của bạn sẽ tồi tệ hơn.

Bệnh nhân Gout cũng nên ăn nội tạng động vật ít hơn những người bình thường, bởi vì nó có chứa purin, nên sau khi ăn, bệnh gout của bạn cũng sẽ trở nên trầm trọng hơn.

Mặc dù giá trị dinh dưỡng của các bộ phận nội tạng động vật đều rất phong phú, nhưng bạn cần nhớ một điều, phải kiểm soát số lượng, chất lượng ăn vào để đảm bảo rằng sẽ không gây ra bất kỳ tác hại nào.

Tùy vào thể trạng và sức khỏe của bạn để quyết định việc có nên ăn nội tạng động vật hay không. Nếu bạn có bệnh, hãy tham khảo kỹ trước khi ăn.

5- Khi chế biến làm món ăn nên kết hợp với các loại thực phẩm khác

Việc sử dụng các thành phần khác khi ăn nội tạng động vật để đảm bảo lượng chất dinh dưỡng cân bằng hơn sau khi ăn.

Ví dụ như bạn có thể chế biến nội tạng với tỏi tây, bắp cải hoặc cần tây, dưa chua... có thể làm giảm sự hấp thụ cholesterol vào cơ thể, đồng thời có thể khiến các thực phẩm tiếp tục bổ sung cho nhau về dinh dưỡng, có lợi cho sức khỏe.