Chúng ta thường cảm thấy khó ngủ trong đêm đầu tiên tại 1 nơi xa lạ.
Trường hợp này gọi là "Hiệu ứng đêm đầu tiên", được thuật ngữ y học gọi là “Sóng ngủ chậm đồng bán cầu”.
Các loài động vật có vú dưới nước như cá heo mũi chai, hay cá voi trắng cũng sử dụng chiến thuật này để luôn duy trì một bán cầu não trong trạng thái tỉnh táo và duy trì hô hấp.
Có thể bạn chỉ gặp những trường hợp con người sử dụng khả năng này trong các tiểu thuyết hay phim ảnh khoa học viễn tưởng.
Nhưng, hiện tượng này lại vô cùng phổ biến trong thực tế: mỗi khi ngủ ở một nơi lạ, chúng ta sẽ có hiện tượng "nửa tỉnh nửa thức".
Trong một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Current Biology, các nhà nghiên cứu thuộc đại học Brown đã nghiên cứu “hiệu ứng đêm đầu tiên” bằng cách theo dõi giấc ngủ của 35 tình nguyện viên trong 2 đêm liên tiếp.
Và như trong những câu chuyện khoa học viễn tưởng kỳ thú, bán cầu não trái đã thức và hoạt động suốt trong đêm đầu tiên để canh chừng điềm xấu có thể xảy ra.
Không chỉ có chức năng canh chừng, bán cầu não trái cũng chính là thủ phạm gây nên cảm giác lo âu, bồn chồn mỗi khi nghĩ về một sự việc tiêu cực trong quá khứ hay có mối đe dọa có thể xảy ra trong tương lai.
Tuy nhiên, trong cuộc nghiên cứu, các tình nguyện viên không thể hiện mạnh mẽ trạng thái lo âu bồn chồn này. Vậy, tìm một địa điểm kỳ lạ để ngủ đôi khi lại là phương pháp để giải tỏa lo lắng, giúp bán cầu não trái được nghỉ ngơi thư giãn.
Các nhà nghiên cứu thuộc Đại học Brown tin rằng, đây là đề tài nghiên cứu hoàn toàn mới mẻ với con người. Vì vậy còn rất nhiều điều khúc mắc chưa thể giải thích. Họ mới chỉ phát hiện 4 mạng lưới thần kinh của bán cầu não trái có chức năng trong nhiệm vụ này.
Nhưng liệu, bán cầu não trái có phải là kẻ gác đêm duy nhất? Liệu bán cầu não phải có đóng góp vai trò nào trong nhiệm vụ này? Và nếu như vậy thì tại sao bán cầu não trái lại thực hiện chức năng này trước bán cầu não còn lại?
Nguồn: Livescience