Nguyên nhân chính gây hôi miệng
- Thức ăn sót lại trong miệng không được làm sạch bị vi khuẩn phân hủy sẽ tạo ra mùi hôi, nhất là đối với người có tuổi khi chân răng và liên kết nướu lợi không còn được bền vững thì nguy cơ thức ăn bị nằm lại giữa 2 khe răng là rất cao và nếu không được làm sạch ngay bằng cách xỉa răng sau khi ăn thì chỉ sau thời gian ngắn những thức ăn đó sẽ bị vi khuẩn xâm nhập phân hủy và có mùi giống như mùi vỏ ốc thối vứt ngoài gốc tre.
- Nhiễm trùng nướu răng: Vi khuẩn tấn công vào nướu, làm mất đi sự liên kết giữa nướu và chân răng gây nên tình trạng nướu sưng đỏ và hôi miệng.
- Răng sâu hoặc răng có lỗ là nơi vi khuẩn trú ẩn. Khi các lỗ răng sâu hình thành thì cảm giác hôi miệng là không tránh khỏi
- Cao răng đóng vào chân răng tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh sôi và bị phân hủy gây hôi miệng.Bởi vì vì cao răng là một đạng liên kết canxi không bền vững nó ở dạng không đồng nhất có nhiều khoảng xốp là nơi lý tưởng để vi khuẩn trú ngụ
- Miệng bị khô do nước miếng giảm trên 50%. Nước miếng không đầy đủ sẽ dẫn đến những thay đổi về tính acid. Khi tính acid trong miệng cao thì vi khuẩn tăng sinh nhiều hơn, dẫn đến nguy cơ hôi miệng tăng.
Với những trường hợp đã vệ sinh răng miệng đúng cách, thường xuyên đều đặn và không gặp bất kỳ vấn đề răng miệng nào, thì chứng hôi miệng có thể do các nguyên nhân sau gây ra.
- Sau khi uống một số loại thuốc như hạ huyết áp, an thần, chống dị ứng, trị kinh phong, trầm cảm, tâm thần phân liệt, lợi tiểu,… cũng gây khô miệng và làm hơi thở bị hôi.
- Các chứng bệnh như tiểu đường, thiếu hồng cầu, đa xơ cứng,… cũng gây khô miệng, hôi miệng.
- Phụ nữ giai đoạn mãn kinh cũng thường gặp vấn đề khó chịu về hơi thở.
- Thay đổi kích thích tố thời kỳ rụng trứng và khi có kinh nguyệt cũng khiến cho hơi thở có mùi hôi.
- Thường xuyên hút thuốc lá sẽ làm giảm nước bọt cũng gây hôi miệng.
- Thường xuyên ăn các loại thực phẩm nhiều đạm, chất béo, khi được tiêu hóa, chất bay hơi của chúng được hấp thụ vào máu, lên phổi và bay ra theo cửa miệng cũng có mùi hôi.
- Bệnh lý về hô hấp như nhiễm trùng phổi kinh niên, viêm xoang kinh niên, ung thư phổi, rối loạn co bóp bao tử, yếu gan, tiểu đường cũng dẫn đến mùi hôi miệng.
Lời khuyên đầu tiên là bạn nên đến bác sĩ nha của bạn để được thăm khám và kiểm tra nhằm xác định nguyên nhân và mức độ hôi miệng, từ đó để có cách chữa hôi miệng triệt để nhất.
- Với nguyên nhân ở miệng thì cần có chế độ chăm sóc răng miệng kỹ lưỡng, sạch sẽ, đúng cách, đảm bảo không bị sót thực phẩm trong miệng. Chỉ cần giữ gìn răng miệng chu đáo là có thể giảm hôi miệng từ 30% – 90%. Đồng thời nếu có bệnh lý răng miệng thì nên điều trị triệt để là có thể chữa hôi miệng hoàn toàn nếu nguyên nhân chỉ từ miệng.
- Lấy cao răng được coi là cách làm sạch răng miệng và giảm mùi hôi miệng tối đa. Phương pháp này thực hiện khá đơn giản với công nghệ lấy cao răng bằng máy siêu âm rất nhẹ nhàng, không gây đau nhức cũng như chảy máu chân răng cho bệnh nhân. Sau khi cao răng được làm sạch, bạn hoàn toàn có thể yên tâm mùi hôi miệng cũng sẽ mất đi.
- Trường hợp bị hôi miệng do khô miệng thì nên có biện pháp giúp giữ miệng ẩm thường xuyên bằng cách uống nước, nhai kẹo chống sâu răng,… và chữa trị các bệnh dẫn đến hôi miệng.
- Với nguyên nhân gây hôi miệng do các bệnh lý khác thì bạn cần xác định rõ nguồn bệnh và điều trị dứt điểm bệnh lý, từ đó mùi hôi miệng cũng sẽ hết.
- Duy trì chế độ ăn uống và vệ sinh răng miệng khoa học, hạn chế các loại thuốc gây khô miệng và thực phẩm gây hôi miệng, thực phẩm giàu đường, đạm, béo… Tăng cường các loại thực phẩm như hoa quả, rau, nước lọc,…
- Quan trọng nhất là nên đi khám bác sỹ, nha sỹ định kỳ để phát hiện các vấn đề về răng miệng cũng như các bệnh lý khác để điều trị sớm.