Tai nạn giao thông và sự vô cảm của người Việt

Ở Việt nam trong thời gian gần đây trên các mạng xã hội hay một số phương tiện thông tin đều rất bức xúc vì việc đồng loại gặp nạn như tai nạn giao thông... mà người qua đường đều không có phản ứng gì ngay cả khi được nhờ vả.

Nhưng cái gì thì cũng có nguyên do của nó. Người ta sợ cấp cứu cho người bị tai nạn giao thông cũng không phải là hoàn toàn do vô cảm mà thực tế là người ta sợ dính líu, sợ mất thời gian đặc biệt là sự nghi ngờ.

Những câu chuyện

Câu chuyện vô cảm trong xã hội ngày nay liên tục được dư luận đặt ra câu hỏi “Vì sao càng ngày người ta càng vô cảm trước nỗi đau của đồng loại?”.

Đặc biệt là đứng trước một tai nạn giao thông, những va chạm cãi vã nhau người ta thường né không can thiệp.

Không phải là ngẫu nhiên họ vô cảm mà nó có căn nguyên sâu xa: "Cách đây mấy chục năm có một người là người quen của tôi, đưa một nạn nhân bị tai nạn giao thông vào bệnh viện.

Và sau đó ông ấy đã bị người ta nghi ngờ là người gây ra tai nạn giao thông nhưng thực chất ông ấy là ân nhân. Ông ấy bị hoài nghi đến vài năm trời liền mà không biết nói cùng ai.

Thực tế, đã có nhiều người đưa nạn nhân bị tai nạn giao thông vào bệnh viện cấp cứu rồi họ lại bị chính người nhà của nạn nhân đánh vì tưởng họ là người gây ra tai nạn giao thông".

Những nguyên nhân trên không sợ bằng mang tiếng ăn cắp.

Những năm 1972 khi Mỹ đánh phá miền Bắc, có người đã đưa người bị thương vào bệnh viện cấp cứu và lúc ấy nạn nhân đã bị tháo mất đồng hồ, nhẫn vàng và đối tượng người ta nghi lấy trộm của nạn nhân đầu tiên là người đã đưa nạn nhân vào bệnh viện

Hàng ngàn lý do dẫn đến con người ta càng ngày càng vô cảm là vì thế.

Tai nạn giao thông và sự vô cảm của người Việt

Không biết cách cấp cứu

Thạc sĩ Nguyễn Đình Liên khoa Ngoại, Bệnh viện Đại học Y chia sẻ, anh nhiều lần bỏ trực, bỏ đi học để cứu nạn nhân bị tai nạn giao thông trên đường.

Một lần đang vội vàng sang viện khác hội chẩn, bác sĩ Liên bắt gặp người đàn ông đi đường và tự gây tai nạn cho mình.

Nạn nhân bất tỉnh, người đi đường chỉ đi qua, đứng lại nhìn mà không một ai đến gần nạn nhân. Lúc đó, bác sĩ Liên vội vàng xuống xe taxi và cấp cứu rồi chuyển bệnh nhân về Bệnh viện.

Dù không có người thân, đang bận đi hội chẩn nhưng ở vị trí bác sĩ, cứu người như cứu hoả, nên không thể chậm trễ.
Sau khi bệnh nhân an toàn, bác sĩ này mới tìm địa chỉ, tên tuổi và gọi điện cho vợ nạn nhân.
Gia đình anh ở Ecopark Hưng Yên nên họ đã đến và vô cùng cảm động vì hôm đó trời nắng như thiêu, như đốt, nếu không được đưa đi cấp cứu kịp thời chắc nạn nhân sẽ nguy kịch vì mất máu và nằm giữa trời nắng.

Còn bác sĩ Lương Quốc Chính – Khoa Cấp cứu Bệnh viện Bạch Mai cho biết theo dõi nhiều ca cấp cứu, anh thấy đa số người ta ngại giúp đỡ nạn nhân bị tai nạn giao thông là thiếu kỹ năng sống, đặc biệt là không biết cách cấp cứu người tai nạn giao thông.

Tâm lý lo sợ có thể gây hại cho nạn nhân tồn tại ở rất nhiều người.
Nếu bất cứ ai bắt gặp một tình huống tai nạn và ở đó có nạn nhân cần sự giúp đỡ... thì chắc chắn một điều rằng họ sẽ rất sợ vì nhiều lý do.

Nếu người không có chuyên môn, chưa được đào tạo về sơ cứu... thì họ sẽ rất sợ và rất ngại đụng vào nạn nhân vì chưa biết tình hình thế nào, đặc biệt là sợ nạn nhân chết trên tay mình.

Ngay cả đối với những người có chuyên môn, đã được đào tạo về sơ cấp cứu... thì họ cũng sẽ rất sợ và rất ngại đụng vào nạn nhân. Họ sợ "gây hại thêm" cho nạn nhân.

Tai nạn giao thông và sự vô cảm của người Việt

Trong trường hợp này nên nhanh chóng tìm cách khác để cứu nạn nhân như gọi xe cứu thương, gọi công an, gọi thêm người giúp đỡ.

Khi vận chuyển nạn nhân, bác sĩ Chính cho biết cố gắng để nạn nhân được vận chuyển trên cáng hoặc tấm bảng cứng.

Điều này rất quan trọng vì làm giảm đáng kể các cử động mà nạn nhân phải chịu đựng để từ đó tránh được việc các tổn thương của nạn nhân trở lên xấu đi hơn.

Giữ cổ và lưng của nạn nhân thẳng. Bạn có thể đặt một cuộn khăn hoặc vải dày dưới cổ nạn nhân để có hỗ trợ tốt hơn.

Ngoài ra, chúng ta nên để nạn nhân nằm trên một mặt phẳng. Nếu chỉ có tổn thương chân tay, nạn nhân có thể được vận chuyển ở tư thế ngồi.

Trong trường hợp tổn thương chảy máu, nâng phần bị thương cao hơn phần thân của nạn nhân và băng ép lên vùng chảy máu.

Giữ băng ép liên tục cho tới khi bạn đưa được nạn nhân tới bệnh viện. Điều này giúp kiểm soát và cuối cùng là cầm được máu.

Còn trường hợp nạn nhân ngừng thở, phải tiến hành hồi sinh tim phổi hoặc hô hấp nhân tạo cho nạn nhân ngay.