Tìm hiểu về kỹ thuật câu cá Ngừ đại dương

Câu cá ngừ ngoài trang bị phương tiện, dụng cụ và kỹ thuật hiện đại, ngư dân cần am hiểu kỹ thuật xác định ngư trường, đặc tính sinh học của cá ngừ và các phương pháp dò tìm chính xác nhằm giảm chi phí nhiên liệu , thời gian, công suất, hiệu quả trong câu cá ngừ.

Phương pháp xác định ngư trường đánh bắt.

1. Xác định khu vực đánh bắt:

Trước tiên để lựa chọn được một khu vực đánh bắt cá Ngừ hiệu quả bạn phải tìm ra được khu vực mà tập trung nhiều cá ngừ. Cá ngừ thích sống ở những vùng nước ấm và di cư theo quy luật nhất định nên ngư trường thường thay đổi.

Cá di cư do thời tiết và khí hậu. Do đó cần xác định vĩ độ khai thác để xác định vị trí chủ yếu nhờ vào các số liệu của viện nghiên cứu, thông tin từ các tàu bạn, số liệu sản lượng cá ngừ khai thác được tại các khu vực vào các năm trước.

Câu cá ngừ nên câu từ tháng 11 đến tháng 5 năm sau. Vào các tháng này cá ngừ nhiều nhất và chất lượng cá ngon nhất.

Cá ngừ vào đầu vụ Bắc sẽ xuất hiện ở các vùng biển Đông Bắc biển Đông, sau đó dịch chuyển về hướng Nam và Đông Nam. Tháng 6-8 thì sản lượng cá vẫn có nhưng chất lượng thì không bằng.

2. Xác định địa điểm:
Cá ngừ thường tập trung ở đáy biển không bằng phẳng , nhiều chỗ lồi, lõm tại vì ở đây do sự chênh lệch lớn độ nông- sông nên tạo ra sóng mạnh cuộn từ dưới lên đập mạnh vào sinh vật và các loài tôm cá ở tầng trên tạo ra nguồn thức ăn dồi dào cho cá ngừ. Những khu vực như sau:

- Các khu vực tầng đáy có cấu trúc phức tạp và hướng dòng hải lưu thay đổi liên tục, thấy được những dòng nước xoày từ dưới lên theo từng đợt.

- Qua các máy dò cá ta thấy các dãy núi nhỏ mấp mô, hoặc thậm chí ở đó có nhiều hang hốc … thông qua màn hình máy.

3. Xác định nhiệt độ

- Sử dụng nhiệt kế thông thường hoặc máy dò cá để đo nhiệt độ. Thông thường khi tầng mặt nhiệt độ lớn hơn hoặc bằng 27 độ thì bắt đầu thả lưới cá ngừ. Nếu nhiệt độ thay đổi đột ngột thì chúng sẽ di chuyển nhanh và trở nên rối loạn.

4. Xác định điểm trung tâm đánh bắt:

Sau khi xác định được ngư trường thích hợp, cần quan sát và phân tích đàn cá để thu nhỏ lại phạm vi, dò tìm vị trí trung tâm nhờ nắm bắt những ảnh hưởng của dòng chảy và tốc độ nước.

Cá ngừ luôn di chuyển theo dòng hải lưu nên nếu biết được hướng chuyển động và tốc độ của dòng hải lưu, ta sẽ dễ dàng truy đuổi hoặc đón đầu.
Tìm hiểu về kỹ thuật câu cá Ngừ đại dương
Theo nghiên cứu, ở những khu vực ổn định, nếu mỗi giờ có:
  • Từ 0,5 đến 1,5 đợt sóng thì trung tâm quần tụ của đàn cá không xa so với vị trí ban đầu, cách đó khoảng 7 đến 10 hải lí (1 hải lí = 1.852 mét).
  • Từ 1,5 đến 2 đợt sóng, trong một ngày đàn cá sẽ di chuyển quãng đường là 10 đến 30 hải lí.
  • Dòng chảy diễn biến phức tạp: nếu có nhiều hơn 2 đợt sóng/giờ, việc truy đuổi đàn cá sẽ gặp nhiều khó khăn.
5. Xác định trung tâm đàn cá bằng phương pháp thả lưỡi câu

Khi chưa xác định được trung tâm đàn cá thì phải hạ thấp lưỡi câu và đánh bắt rộng hơn bằng thay đổi độ sâu lưỡi câu và di chuyển vị trí câu.

Khi biết rõ tọa độ tập trung nhiều cá, thì phải đo góc nhọn tạo bởi hướng của lưỡi câu và hướng của dòng hải lưu, nếu góc này lớn hơn 60o thì tỉ lệ cá ngừ câu được không cao.

Trái lại, nếu góc này nhỏ hơn hoặc bằng 60o, sản lượng đánh bắt sẽ rất khả quan. Tốt nhất luôn duy trì một góc từ 20o đến 50o.

Tránh thả câu ở chỗ có dòng hải lưu chảy theo phương thẳng đứng, vì cá ngừ không thể dính lưỡi câu. Gặp hôm trở trời, gió thổi mạnh, áp sát lưỡi câu vào mạn thuyền và từ từ thả xuống biển, sản lượng khai thác không hề giảm.

Độ sâu bắt cá


Cá ngừ lớn thường bơi rất sâu khoản 200-250m. Ban đêm nó tập trung ở tầng mặt.

Trong quá trình đánh bắt, người ta phát hiện ra rằng, các loài cá ngừ lớn thường tập trung nhiều ở độ sâu 150 đến 180 mét. Nhưng do nhiều nguyên nhân khác nhau (chủ yếu là do không thể hạ lưỡi câu xuống quá sâu) nên tỉ lệ cá ngừ câu được ở tầng nước này thường rất thấp. Nếu chủ động khai thác ở độ sâu từ 70 đến 150 mét, sản lượng đạt được sẽ khá hơn nhiều.

Thực tiễn sản xuất đã chứng minh: Tại độ sâu 130 mét, nhiệt độ trên 28oC, có thể đánh bắt tất cả các loài cá ngừ cho hiệu quả cao.

Những đêm trăng sáng, nếu tiến hành câu sẽ đạt sản lượng khá, bởi vì hầu hết các loài cá ngừ đều có tính hướng sáng.

Gần như không thể hoặc có thể khai thác nhưng đạt hiệu quả thấp nếu trời không có trăng, vì ngoài nguyên nhân về ánh sáng, còn vì cá ngừ thường lặn sâu, sóng thì rất mạnh làm chệch hướng lưỡi câu.

Kinh nghiệm cơ bản để câu cá ngừ đại dương: Tránh sóng to gió lớn, tìm đến những ngư trường có sóng nhẹ; Thả lưới câu từ từ để lưỡi câu đạt đến độ sâu đã định.

Lựa chọn mồi câu


Câu cá ngừ yêu câu chất lượng mồi cáo nên tốt nhất chọn mồi câu cá ngừ là mồi mực tươi cấp đông, cá nục hoặc cá thu.

Mồi yêu cầu phải tươi và không dễ bị tan trong nước.

Sử dụng mồi là cá nục hoặc cá thu sẽ làm giảm chi phí sản xuất nên chỉ sử dụng hai loại mồi này vào những đêm không trăng. Hai loại mồi này có mùi rất thơm lan tỏa rộng thu hút cá nhiều.

Chuẩn bị ngư cụ

Câu là một dạng ngư cụ khai thác đơn giản, nguyên tắc chung là dùng mồi để nhử cá ăn mồi và mắc câu.

Cấu tạo của vàng câu bao gồm các bộ phận chính: dây triên câu, dây thẻo câu, dây giáp mối, khóa xoay, lưỡi câu, phao và dây phao ganh, cùng một số trang bị khác.

1. Dây triên câu:

Là dây câu chính liên kết toàn bộ vàng câu được chế tạo và lắp ráp bằng cước PA có đường kính d = 2mm, tổng chiều dài từ 20 – 30 hải lý. Trên dây triên chia thành nhiều đoạn, mỗi đọan dài khoảng 50m chúng được liên kết với nhau bằng các khóa xoay để chống xoắn trên dây triên, cũng là vị trí để xác định khoảng cách giữa các thẻo câu.

2. Dây thẻo câu:

Là phần dây liên kết từ dây triên câu đến lưỡi câu. Đầu trên của thẻo câu là kẹp để liên kết với dây triên, giữa thẻo và dây triên co khóa xoay chống xoắn, phần cuối của dây thẻo là lưỡi câu được liên kết với thẻo bằng ống kẹp. Vật liệu chế tạo dây thẻo là cước PE có đường kính d = 1,8mm, chiều dài từ 22 đến 25m.

3. Dây giáp mối:

Là một đoạn dây liên kết giữa dây triên và thẻo câu bằng kẹp và khóa xoay. Cấu tạo là dây thừng PE có d = 4mm và dài 50cm.

4. Phao câu:

Là phao tròn có đường kính D= 300mm (dùng làm phao tiêu đầu vàng câu ) và phao chai có kích thước (500, F120 ), vật liệu là nhựa PVC.

Phao ganh: 420 cái

Phao đầu câu: 02 cái

Phao cờ: 22 cái.

5. Dây ganh:

Là dây thừng vật liệu PE có chiều dài từ 10 – 15m. Có tác dụng định hình vàng câu ở độ sâu nhất định để khai thác đồng thời tránh các tàu thuyền qua lại có thể làm đứt dây triên câu.

6. Cờ và tín hiệu đèn:

Đây là bộ phận được gắn dọc theo dây triên câu có tác dụng phát tín hiệu hoặc dấu hiệu để ta co thể thấy vàng câu dễ dàng vào ban đêm. Các tàu dùng đèn tính hiệu gắn trên vàng câu chủ yếu là đàn cảm ứng ánh sáng.

Cờ thường được gắn ở hai đầu vàng câu để tàu thuyền tránh câu và xác định vị trí vàng câu. Vải may cờ thường được sử dụng là vải có màu sắc phản quang mạnh hoặc được quét sơn phản quang.

7. Lưỡi câu

Lưỡi câu được cấu tạo sao cho cá dễ ăn đồng thời khi cá mắc câu khó bị tuột. Yêu cầu của lưỡi là phải sắc bén và vật liệu làm lưỡi phải đủ cứng, lưỡi làm bằng vật liệu thép không gỉ.