Nếu đem Trái Đất so sánh với các ngôi sao trong vũ trụ thì trái đất chỉ là hạt cát nhỏ bé trong vũ trụ với hàng tỷ ngôi sao.
Giả sử rằng đường kính của Trái Đất là 1 cm tương đương với kích thước của một viên bi. Đường kính của Mặt Trăng là 0,27 cm.
Kích thước của sao Thủy, sao Hỏa, sao Kim, sao Thiên Vương, sao Hải Vương, sao Thổ và Sao Mộc sẽ lần lượt là 0,19 cm, 0,26 cm, 0,45 cm, 2 cm, 1,95 cm, 4,7 cm, 5,5 cm, trong đó Sao Thổ và Sao Mộc có kích thước tương đương một quả bóng tennis.
Là ngôi sao lớn nhất trong hệ Mặt Trời, Mặt Trời có đường kính 100 cm, gần bằng một quả bóng tập yoga cỡ lớn. Bạn có thể tưởng tượng khoảng cách giữa viên bi và quả bóng yoga lớn thế nào.
Thế nhưng, trong toàn bộ vũ trụ, Mặt Trời chỉ là một ngôi sao nhỏ trong vô số các ngôi sao.
Ngày nay, ngôi sao lớn nhất trong vũ trụ mà con người quan sát được là UY Scuti, một ngôi sao siêu khổng lồ màu đỏ trong chòm sao Scutum với đường kính 2,4 tỷ km, gấp 1700 lần đường kính của Mặt Trời.
Ngay cả tốc độ ánh sáng đi từ đầu này đến đầu kia cũng mất 133 phút.
Tất nhiên, UY Scuti không phải là ngôi sao lớn trong vũ trụ, chúng ta đều biết rằng vật thể lớn nhất trong vũ trụ là lỗ đen. Lỗ đen được đánh số SDSS J140821.67 + 025733.2 có khối lượng gấp 196 tỷ lần Mặt Trời.
Nếu đường kính của Trái Đất là 1 cm và đường kính của Mặt Trời là 1 mét, thì đường kính của lỗ đen là 920 km.
Chúng ta chỉ biết rằng đường kính của dải Ngân Hà khoảng 100.000 năm ánh sáng, và bề dày khoảng 1,000 năm ánh sáng. Để dễ hình dung, nếu ta xem Hệ Mặt Trời như một đồng xu thì kích thước của Ngân Hà sẽ tương đương với cả một lục địa lớn.
So với những ngôi sao lớn nhất trong vũ trụ và dải Ngân Hà, Trái Đất của chúng ta quá nhỏ bé, thế nhưng Trái Đất lại có đầy đủ các thành phần cần thiết tạo nên sự tồn tại của nhân loại.