Cuộc chiến trên đất Campuchia - Thế giới nợ Việt Nam một lời xin lỗi

Cách đây 42 năm, ngày 07/01/1979 quân đội nhân dân Việt Nam đập tan đầu não Polpot, thủ đô Phnom Pênh hoàn toàn được giải phóng.

Ngày 08/01/1979, Hội đồng nhân dân cách mạng Campuchia được thành lập và ra tuyên bố: “Xóa bỏ hoàn toàn chế độ diệt chủng Pol Pot, thành lập chế độ Cộng hòa nhân dân Campuchia".

Có một sự thật là nhiều người Việt Nam cũng như chính những người lính tình nguyện Việt Nam năm ấy nghĩ rằng Campuchia được giải phóng rồi thì cuộc chiến ấy sẽ kết thúc.

Nhưng không, sự thật thì ngược lại, ngày 7/01/1979 lại là một dấu mốc bắt đầu cuộc chiến đấu chính nghĩa trên đất Campuchia, 10 năm m.áu người Việt không ngừng tuôn rơi nhằm ngăn Khmer Đỏ lại lần nữa trỗi dậy và hủy diệt miền đất này. Một cuộc chiến chính nghĩa mà Việt Nam chúng ta bị đám ác quỷ vu oan là “xâm lược”.
Cuộc chiến trên đất Campuchia Thế giới nợ Việt Nam một lời xin lỗi

Chế độ độc tài tàn nhẫn nhất lịch sử nhân loại.


Có người hỏi Phát xít Đức có phải là chế độ độc tài và dã man nhất? Câu trả lời là không phải phát xít Đức, mà là chế độ Khmer Đỏ của Polpot mới là chế độ dã man nhất lịch sử nhân loại.

Nếu như phát xít Đức từng g.i.ết dân tộc khác hàng loạt bằng súng, chất độc và hơi ngạt. Vậy thì dưới thời Polpot nắm quyền, nguyên nhân gây ra cái chết của gần 2 triệu đồng bào của chính Polpot, chiếm 26% dân số Campuchia. Mà hình thức g.i.ết người còn cực kỳ dã man tàn bạo như thời trung cổ đó là bằng: Cuốc xẻng và gạch đá ...

Chế độ diệt chủng Polpot là chế độ tàn bạo chưa từng có trên thế giới. Dưới sự cầm quyền của chế độ vô cùng dã man này, nhân dân Campuchia đã phải hứng chịu muôn vàn thống khổ, không khác gì súc vật, bị cấm đoán quyền tự do, bị tàn sát hàng loạt. Chúng đem chính nhân dân mình ra làm thí nghiệm để thực hiện học thuyết chính trị đen tối của chúng.

Thế lực nào bảo kê cho sự tàn nhẫn, ngang ngược của Khmer Đỏ.


Dù dân số Campuchia năm 1978 chỉ có khoảng 7 triệu người so với khoảng 50 triệu dân của Việt Nam, Khmer Đỏ vẫn liều lĩnh dốc toàn lực để đánh sang đánh Việt Nam - một đất nước có lực lượng quân sự cực kỳ hùng mạnh thời bấy giờ.

Câu hỏi đặt ra là thế lực nào đứng sau bảo kê cho sự ngang ngược của Khmer Đỏ? Câu trả lời: Mỹ, Trung Quốc và cả Liên Hiệp Quốc.

Tập đoàn Pol Pot đã phạm những tội ác tày đình trong suốt 4 năm cầm quyền (1975-1979) nhưng nhiều quốc gia trên thế giới vẫn công nhận chúng, dửng dưng trước các tội ác đó và thậm chí còn ra sức hậu thuẫn cho Khmer Đỏ kể cả sau khi chúng đã bị lật đổ.

Trung Quốc thời Hoa Quốc Phong và Đặng Tiểu Bình là nước bảo trợ chính cho Khmer Đỏ, và Hoa Kỳ là nước cổ vũ chính (bảo trợ truyền thông) cho Trung Quốc.

Cụ thể, sau Cuộc chiến Việt Nam, Mỹ theo đuổi chiến lược của Zbigniew Brzezinski ủng hộ Trung Quốc để chia rẽ khối cộng sản và bao vây Liên Xô, và trừng phạt Hà Nội, đồng minh của Moscow tại châu Á.

Lãnh tụ Trung Quốc là Đặng Tiểu Bình đặc biệt ủng hộ Khmer Đỏ, và viện trợ chừng 100 triệu USD một năm, theo Gregory Elich viết trên CounterPunch, hồi 2014, trích lại lời của Đặng Tiểu Bình từng nói năm 1984:

Tôi không hiểu vì sao có người muốn loại bỏ Pol Pot? Đúng là ông ta có phạm một số sai lầm trong quá khứ nhưng nay ông ta đang lãnh đạo cuộc chiến chống bọn xâm lược Việt Nam cơ mà.

Thế giới nợ Việt Nam một lời xin lỗi.


Từ tháng 5/1975 đến 12/1978, quân Khmer Đỏ liên tục gây ra các vụ xâm chiếm trên toàn tuyến biên giới Tây Nam và huy động nhiều sư đoàn chủ lực tiến công vào sâu lãnh thổ nước ta, gây ra nhiều tội ác đối với nhân dân ta.

Trước mối nguy hại ngay sát cạnh biên giới và những tội ác diệt chủng không thể tha thứ với cả người dân Việt Nam, ngày 23/12/1978 Quân đội Nhân dân Việt Nam đã tiến hành một cuộc phản công tổng lực trên toàn tuyến biên giới tây nam giữa Việt Nam – Campuchia để giáng đòn chí mạng vào tập đoàn tập đoàn Pol Pot-Ieng Sary.

Ngày 25/12/1978, có 100 nghìn quân tình nguyện Việt Nam mở cuộc tấn công thế như chẻ tre để phản kích Khmer Đỏ. Tuy nhiều người Campuchia cảm thấy sợ hãi khi thấy quân Việt Nam đến, nhưng được sự dẫn đường của không ít Khmer Đỏ đầu hàng và của dân chúng Campuchia chịu sự thống trị tàn khốc của Khmer Đỏ.

Tuy nhiên truyền thông Mỹ và phương Tây loan tin rằng: Việt Nam âm mưu xâm lược Campuchia, mưu đồ thôn tính toàn bộ Đông Dương. Khi ấy Liên Hiệp Quốc còn yêu cầu Việt Nam rút quân khỏi Campuchia.

Dưới sự dẫn đường của người dân Campuchia, quân đội Việt Nam chỉ sau hai tuần tấn công đã chiếm được Phnom Penh vào ngày 7/1/1979, lật đổ ách thống trị khủng bố của Khmer Đỏ.

Hơn nửa tháng để đập tan một chế độ tàn ác, một khoảng thời gian làm choáng váng cho nhiều người. Nếu chỉ tiếp cận qua số liệu ai cũng dễ dàng đưa tới kết luận về sự vượt trội của Quân đội Nhân dân Việt Nam, cũng như sự bạc nhược của quân Khmer Đỏ.

Cho tới cuối năm 1979, đầu năm 1980, sau một loạt các đòn tiến công của quân đội Việt Nam chúng ta, đám tàn quân Pol Pot chỉ còn lại khoảng vài nghìn tản mát, lay lắt, đói rách ở khu vực biên giới Thái – Campuchia.

Những tưởng với chính nghĩa, cùng với sức mạnh quân sự vượt trội, Việt Nam và chính quyền Cộng hòa Nhân dân Campuchia sẽ dễ dàng xóa sổ hoàn toàn tàn dư sót lại của chế độ Khmer Đỏ.

Nhưng chỉ Việt Nam khi đó, sau hai năm đụng độ đẫm máu ở biên giới phía Tây Nam, chỉ những chiến sĩ quân tình nguyện đã trực tiếp chiến đấu mới có thể hiểu hết sự khốc liệt của chiến trường, tiềm lực và của tàn quân Khmer Đỏ.

Ban đầu là Mỹ, kế đó là Trung Quốc – họ đã liên tục hà hơi, tiếp sức cho Khmer Đỏ. Và đáng ngạc nhiên, đám người này còn tự cho mình nắm “chính nghĩa” khi được ủng hộ của Liên hiệp quốc.

Các đợt viện trợ của LHQ được chuyển thẳng tới khu vực biên giới nhằm cứu giúp các nhóm tàn quân trên danh nghĩa là chiến dịch cứu trợ nhân đạo.

Thái Lan, là nước trực tiếp tổ chức các chiến dịch cứu trợ cùng với Mỹ, nước tài trợ phần lớn cho các chiến dịch này, đã yêu cầu Khmer Đỏ phải nằm trong diện được cung cấp.

Nhờ có những sự trợ giúp tích cực này, nhóm tàn quân Khmer Đỏ thoát khỏi bờ vực sụp đổ, từ vài ngàn còn sót lại lực lượng Pol Pot phát triển lại lên tới khoảng 30.000 đến 40.000 người, giúp cho Pol Pot hồi phục lại và gây bất ổn cho tình hình Campuchia trong suốt một thập kỉ sau. Quốc đảo Singapore đóng vai trò trung gian chủ chốt trong các hoạt động này.

Để biểu thị sự ủng hộ Thái Lan, nhưng thực tế là tiếp tế cho Khmer Đỏ, Mỹ chuyển giao cho Thái số lượng đạn dược trị giá $11.3 triệu đô la tồn kho tại Thái Lan từ thời chiến tranh Việt Nam.

Chính quyền Carter cũng hứa hẹn thúc đẩy việc chuyển giao chiến đấu cơ F-5E và các loại vũ khí hiện đại khác mà Thái đã đặt mua, và tăng lượng vũ khí bán cho Thái từ mức 30 triệu đô la một năm lên 50 triệu.

Liên hiệp quốc vào cuộc

Trung Quốc cho rằng luận cứ hai cuộc chiến của Việt Nam là dối trá.

Mỹ thừa nhân vi phạm nhân quyền tại Campuchia và Việt Nam có lo ngại an ninh chính đáng khi Campuchia tấn công vùng biên giới nhưng “tranh chấp biên giới không cho phép một quốc gia quyền áp đặt một chính phủ thay chính phủ khác bằng vũ lực”.

Anh tuyên bố “dù nhân quyền ở Campuchia có thế nào, không thể tha thứ cho Việt Nam, vốn có nhân quyền cũng đáng lên án, khi vi phạm lãnh thổ Campuchia Dân Chủ”.

Pháp tuyên bố “Quan niệm rằng vì một chính quyền đáng xấu hổ, mà có thể biện minh cho can thiệp nước ngoài và lật đổ, thật là nguy hiểm.”.

Na Uy “mạnh mẽ phản đối” các vi phạm nhân quyền của Pol Pot, nhưng vi phạm nhân quyền này “không thể biện hộ cho hành động của Việt Nam”.

Bồ Đào Nha nói hành động của Việt Nam “vi phạm rõ rệt nguyên tắc không can thiệp” bất chấp hồ sơ nhân quyền “tệ hại” ở Campuchia.

New Zealand cũng nói Campuchia Dân Chủ của Pol Pot có nhiều cái xấu, nhưng “việc xấu của một nước không biện minh cho sự xâm lăng lãnh thổ của một nước khác”.

Australia “hoàn toàn ủng hộ quyền của Campuchia Dân Chủ được độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ”.

Singapore phát biểu “Không nước nào có quyền lật đổ chính phủ Campuchia Dân Chủ, dù chính phủ này có đối xử tàn tệ nhân dân thế nào. Đi ngược nguyên tắc này có nghĩa là thừa nhận chính phủ nước ngoài lại có quyền can thiệp và lật đổ chính phủ nước khác.” và họ lo ngại Việt Nam đang đe dọa an ninh của Singapore và khu vực.

Và hàng loạt các nước khác không lên án trực tiếp Việt Nam nhưng cũng phản đối Việt Nam đồng thời nhấn mạnh quy tắc không can thiệp.

Trăm bề khó khăn bủa vây, có Liên Xô và Tiệp Khắc khi ấy ủng hộ luận cứ hai cuộc chiến của Việt Nam. Liên Xô nói chính Mặt trận đoàn kết dân tộc cứu nước Campuchia đã lật đổ Pol Pot. Đại sứ Liên Xô Troyanovsky nhấn mạnh “tội ác ghê tởm” của chính phủ Pol Pot.

Ngày 16/3/1979, Hội đồng Bảo an bỏ phiếu về một nghị quyết do Asean bảo trợ, kêu gọi ngừng bắn trong toàn khu vực, đề nghị Việt Nam rút quân đội nước ngoài, và giải quyết bằng hòa bình. Liên Xô buộc phải dùng quyền phủ quyết để bác bỏ nghị quyết này.

Khi cả thế giới ngoảnh mặt, thậm chí nhiều kẻ cổ vũ, chỉ có nước Việt Nam chúng ta chấp nhận hi sinh máu xương để giúp đỡ nước bạn, vậy mà hành động đó bị xem là xâm lược.

Việt Nam chúng ta đã chấp nhận rủi ro bị hiểu lầm và thiệt thòi về mọi mặt khi đưa quân đồn trú vào Campuchia.

Nếu như lúc đó Việt Nam tính toán thiệt hơn và lo tránh điều tiếng thì chắc chắn không có sự cứu giúp này. Muốn biết Việt Nam chúng ta xâm lược hay giúp đỡ, hãy để chính người dân Campuchia trả lời.

Chủ tịch Quốc hội Campuchia Heng Samrin nói về Việt Nam tại lễ kỷ niệm sự kiện này vào hôm 5/01/2014 với tất cả lòng biết ơn.

Chỉ có đất nước Việt Nam, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, đã tự nguyện đưa con cháu và những người thân yêu của mình đến giúp giải phóng và cứu tính mạng của người dân Campuchia trong lúc vô cùng nguy nan và khẩn cầu các nước đến cứu giúp. Sự giúp đỡ bằng xương máu của quân tình nguyện Việt Nam là sự giúp đỡ nhân đạo và đúng đắn nhất. Sự hỗ trợ này lẽ ra phải là nghĩa vụ chính yếu của cộng đồng quốc tế trong việc cứu giúp một dân tộc đang trong hoạn nạn bởi chính sách diệt chủng có tổ chức chính quy từ trên xuống dưới của chế độ Pol Pot”.

Thủ tướng Campuchia Hun Sen vào ngày 27/12/2013 có nói: “Quân dân Campuchia nếu không có sự giúp đỡ của quân tình nguyện Việt Nam thì không thể giải phóng nhanh đến thế. Nếu Campuchia tự giải phóng thì dân Campuchia chết hết rồi.”

Vì sao? Vì sau khi Campuchia giải phóng, Việt Nam chúng ta đã quyết định để bộ đội tình nguyện tiếp tục ở lại Campuchia đề phòng Khmer Đỏ quay lại cướp chính quyền. Thủ tướng Campuchia là Hun Sen cho biết quân tình nguyện Việt Nam đã đóng vai trò giải phóng Campuchia.

Ngày 25/09/1989, tại đài Độc Lập, thủ đô Phnom Penh, lễ tiễn các đơn vị cuối cùng của Quân Tình nguyện Việt Nam về nước sau 10 năm làm nhiệm vụ quốc tế diễn ra trọng thể. Đến dự có lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Mặt trận, Quân đội và hơn 10 vạn cán bộ, người dân Campuchia.

Đã có hàng trăm ngàn người dân Campuchia xếp hàng tiễn đưa. Và điều mãi mãi không thể phai mờ là không chỉ ở Phnom Penh, mà nhiều địa phương khác như Siêm Riệp, Battambang, Kampong Cham, Oddar Meancheay…, hàng nghìn, hàng vạn người dân Campuchia xếp hàng dài cả cây số để chia tay “đội quân nhà Phật”, danh xưng mà nhiều lãnh đạo và người dân Campuchia gọi lực lượng Quân Tình nguyện Việt Nam, ân nhân của mình.

Nói như đương kim Thủ tướng Chính phủ Hoàng gia Campuchia, vì giúp đỡ Campuchia mà Việt Nam đã phải hy sinh nhiều binh sĩ tình nguyện, bị cô lập về ngoại giao, và bị trừng phạt về kinh tế.

Giấy sẽ vĩnh viễn không gói được lửa, sự thật rồi sẽ có ngày được đưa ra ánh sáng. Phải đến khi các tên đồ tể của chế độ diệt chủng Khmer Đỏ bị xét xử trong các phiên tòa quốc tế do Liên Hợp Quốc bảo trợ, người ta càng thấy rõ tính đúng đắn của việc Việt Nam mang quân sang Campuchia.

Thế giới, nợ Việt Nam một lời xin lỗi!

nguồn từ facebook