Donald Trump người gây thù chuốc oán với truyền thông Mỹ

1. Vai trò của truyền thông Mỹ trong việc định hướng dư luận.

Nas Daily nói rằng Triều Tiên là một nhà tù khổng lồ, người dân bị kìm hãm và hoàn toàn mất tự do. Đây là một quốc gia bị cai trị bởi gia tộc nhà họ Kim độc tài, dân chúng nghèo đói và tù túng.

You Tube đầy rẫy các video, trên internet nhan nhản những bài phân tích về một bạo chúa Stalin tàn bạo, độc đoán khi ra lệnh thảm sát hàng trăm ngàn người.

Hàng loạt các thông tin, clip chia sẻ về những tên khủng bố Hồi giáo máu lạnh. Những video chặt đầu nạn nhân, đánh bom khủng bố liều chết, thảm sát dân thường … được thực hiện bởi những kẻ Hồi giáo cực đoan khiến nhiều người nghe tới Hồi giáo là sợ vỡ mật.

Và đâu đó ở phía bên kia, cách chúng ta nửa vòng trái đất, nhiều người vẫn nghĩ 100 triệu người dân Việt Nam đang bị kìm hãm, sống dưới ách cai trị tàn bạo của Đảng Cộng Sản độc tài!

Đó đều là những tin giả, nhưng hàng tỷ người vẫn tin là thật, các bạn biết vì sao không? Vì họ ở quá xa nên không thể tận mắt chứng kiến, tự mình trải nghiệm để nhìn ra chân tướng sự thật.

Những thông tin chúng ta được tiếp cận phần lớn là qua internet và các phương tiện truyền thông đại chúng. Nhiều người nghĩ rằng mình biết rất nhiều, nhưng thực ra thứ chúng ta biết chỉ là những gì truyền thông đưa ra.

Một trong những thứ giả dối tinh vi nhất trên đời là truyền thông xứ Mỹ, và truyền thông xứ Vẹt nước ta cũng như những con vẹt, hầu hết là lặp lại những gì mà Mỹ và phương Tây nói, chẳng bao giờ chịu tìm hiểu tin tức đa chiều, chịu khó tư duy để nhìn vào bản chất vấn đề.

Hiện giờ cả thế giới đang xôn xao bàn tán về cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ, đây là cuộc chiến không khoan nhượng giữa Donald Trump và Joe Biden đại diện cho đảng Cộng hòa và đảng Dân chủ. Và hàng trăm năm nay, bầu cử Tổng thống Mỹ chỉ là cuộc chiến giữa hai Đảng phái này.

Ở Mỹ, thì Đảng Dân Chủ với ý thức hệ là tư tưởng tự do, có chủ trương loại bỏ các ràng buộc về giá trị truyền thống lâu đời, thúc đẩy tự do cá nhân theo bản năng.

Ngược lại, tư tưởng chính trị của Đảng Cộng hòa có xu hướng truyền thống, xoay quanh việc gìn giữ và duy trì các giá trị truyền thống. Nguyên tắc là thế, nhưng về bản chất, thực ra không có một cuộc tranh đấu nào cả, đơn giản chỉ là giới tinh hoa Mỹ (Đại cử tri) đang lựa chọn một gương mặt đại diện cho họ mà thôi.

Donald Trump người gây thù chuốc oán với truyền thông Mỹ

2. Mối quan hệ giữa Tổng thống Mỹ và các kênh truyền thông chính thống.

Thêm một sự thật nữa, đó là hiện hầu hết các kênh thông tấn lớn ở Mỹ nằm ở trong tay Đảng Dân Chủ, nên trong cuộc chạy đua bầu cử Tổng thống Mỹ thì Đảng Dân chủ luôn có ưu thế truyền thông hơn đối thủ.

Đặc biệt, khi D.Trump xuất hiện, bởi những mâu thuẫn gay gắt khó lòng hòa giải của Trump với các kênh thông tấn lớn trong quá khứ, đương kim Tổng thống Mỹ chính là kẻ thù truyền kiếp của truyền thông dòng chính, và ngược lại.

Ngay khi bắt đầu chiến dịch tranh cử cách đây 4 năm, năm 2016 với thông điệp Make America Great Again, Trump đã nhận được rất nhiều sự ủng hộ từ cộng đồng. Và thế là truyền thông đã tiến hành một cú ngáng chân toàn diện chưa từng có để cản trở việc ông Trump có thể giành phiếu bầu, hi vọng khiến ông ta phải bỏ cuộc.

Khi không làm được như vậy thì truyền thông đã tiếp tục khuynh đảo khiến mọi việc trở nên rất khó kiểm soát.

Nhà báo Jim Rutenberg của tờ NYT đã thực hiện chiến lược kêu gọi “vứt bỏ những lý thuyết về báo chí Mỹ” và tấn công ông Trump bằng mọi cách có thể. Các tờ báo khác đã hành động tương tự.

Lạ lùng thay, cuộc chiến này lại khiến ông Trump rất thích thú. Dù trong lịch sử nước Mỹ, không ít tổng thống đã phải trả giá khi đối đầu với truyền thông.

Không có gì là khó hiểu khi hầu hết các tổng thống Mỹ trong vòng 100 năm qua đều xung đột với truyền thông. Dường như đó là phản ứng tự nhiên của phần lớn các tổng thống cảm thấy bị truyền thông đối xử bất công.

Trước Trump, Tổng thống Richard Nixon thuộc Đảng Cộng hòa cũng là điển hình cho mối quan hệ “cơm không lành, canh chẳng ngọt” với truyền thông. Ông Nixon ghét báo chí đến độ đã yêu cầu phó tổng thống Spiro Agnew công khai tấn công truyền thông. Ông Agnew đã có câu nói để đời khi mô tả truyền thông là “những kẻ lắm tiền cứ lèm bèm toàn chuyện tiêu cực”.

Cuốn sách đầu độc báo chí của Mark Feldstein viết rằng tổng thống Nixon đã chỉ đạo cấp dưới thân cận chọn ra 20 nhà báo sừng sỏ nhất ở Washington, công bố những thông tin bất lợi về họ và “thẳng tay tiêu diệt hết những kẻ vô lại này”. Và Nixon cũng đã phải trả giá, khá đắt. Ông ta phải từ chức trong sự bẽ bàng sau khi bị truyền thông phanh phui vụ Watergate.

Mỹ là một nước Liên bang, và luật lệ khá lạ, vậy nên Tổng thống không hẳn có quyền lực quá lớn, và nhiều lúc không thể hoàn toàn thao túng truyền thông. Lấy ví dụ về hai Tổng thống Mỹ gần nhất, đó là B.Obama và D.Trump, chúng ta có thể thấy được sự ưu ái của truyền thông chính thống khác biệt như thế nào.

Báo chí ủng hộ ông B.Obama nên nội dung lúc nào cũng tích cực, cả khi thực tế không phải vậy. Thế nên Obama được xưng tụng là Nobel hòa bình, trái tim thiện lương, ấm áp, bàn tay ấm … bất kể ông ta là người khơi ra 7 cuộc chiến và gián tiếp làm hàng triệu người chết, hàng chục triệu người khác mất nhà cửa.

Trong khi các kênh thông tấn lớn ghét ông Trump, vậy nên các bài viết lúc nào cũng mang tính mỉa mai, chỉ trích nhiều hơn cả mức ông đáng bị đối xử như vậy. Nhất là việc Trump không phải một chính trị gia điển hình, thậm chí còn là một người khá bốc đồng nên bị chiêu bài “một nửa sự thật” của báo giới Mỹ dìm cho thảm hại.

Vâng, đó là lý do tại sao mà Trump buộc phải truyền thông qua MXH, dùng Twitter và Facebook hơn. Và may mắn, Trump đã thắng cử nhờ chiêu bài Big Data và truyền thông MXH. Thế là, khi thắng cử và trở thành Tổng thống Mỹ, Trump đã bắt đầu trả đũa, và dĩ nhiên ông ta sẽ càng bị báo chí Mỹ ghét bỏ.

Ví như năm 2017, Trump đã bắt đầu cuộc chiến với truyền thông bằng những cáo buộc truyền thông thiên vị, đưa tin tức giả, sử dụng nguồn tin không chính danh và đăng nguồn tin rò rỉ.

Hay như tháng 2 năm 2017, chính quyền Tổng thống Donald Trump đã “cấm cửa” các nhà báo của New York Times (NYT), CNN, Politico và một số báo đài khác khỏi phiên họp báo đặc biệt tại Nhà Trắng.

Trong một trạng thái đăng tải trên Twitter hồi tháng 2/2018, ông Trump viết từng gọi truyền thông là kẻ thù của người dân Mỹ. “Truyền thông đưa tin bịa đặt không phải kẻ thù của tôi, mà là kẻ thù của người dân Mỹ”. Ông thậm chí còn chỉ đích danh những hãng tin và tờ báo mà ông gọi là “kẻ thất bại” như New York Times, NBC News, ABC, CBS và CNN…

Trước khi đắc cử, Trump dẫn chứng thương vụ AT&T mua hãng truyền hình cáp Time Warner, ông Trump cho rằng đó là ví dụ của “cấu trúc quyền lực” đang chống lại ông và cử tri, và hứa sẽ ngăn cản điều đó nếu lên nắm quyền.

“Bọn họ đang tìm mọi cách ngăn chặn tôi và tiếng nói của người dân Mỹ… Tôi sẽ không chấp nhận thương vụ AT&T vì quá nhiều quyền lực tập trung vào một số cá nhân” - ông Trump khẳng định. Ông Trump cũng hứa sẽ hủy bỏ thương vụ Comcast Corp mua lại hãng truyền thông NBC Universal năm 2013. “Những vụ mua bán này phá hoại nền dân chủ”.

Và sự thật Trump nói có phần đúng, việc quá nhiều hãng thông tấn cùng thuộc môt đường dây thì kể cả việc đưa tin Fake, nó cũng fake theo một chiều. Và như các bạn thấy đấy,Wasington Post, CNBC, CNN, Guardian … là cùng một khối chuyên đưa tin xấu về D.Trump, kiểu một nửa sự thật.

Và trước bầu cử, các hãng thông tấn này hay thêu dệt đủ mọi lý do để đả kích D.Trump, điều đó cũng dễ hiểu vì đa số các hãng thông tấn lớn của Mỹ đang nằm dưới sự kiểm soát của Đảng Dân Chủ.

Vậy là Trump thường xuyên dùng MXH để truyền đi các thông điệp của mình. Nhưng giới kinh doanh/đầu tư luôn có cảm giác rằng họ phải thay đổi thói quen của bản thân, phải nghiên cứu thêm kênh Twitter của Trump để có chiến lược đầu tư thích hợp. Và dĩ nhiên, chẳng ai thích điều này.

3. Sự xuất hiện của Covid-19 khiến truyền thông Mỹ có thêm cơ hội vùi dập Trump

Trump đã thắng, đó là nhờ Truyền thông MXH kiếm phiếu phổ thông cũng như làm cho giới Đại cử tri thực sự tin rằng quan điểm của Trump gắn bó với lợi ích của họ.

Và rất có thể, Trump sẽ tiếp tục thắng thêm một nhiệm kỳ nữa nếu như không có sự xuất hiện của Covid-19. Chính bởi vì Covid-19, từ hình ảnh một tài phiệt tài chính Trump đã biến thành Chúa hề với những phát ngôn “đi vào lòng đất” trong mắt nhiều người dân thế giới.

Nhưng sự thật thì bất kỳ 1 Tổng thống nào khác cũng sẽ hành xử tương tự Trump vậy thôi, nhất là Trump là nạn nhân của truyền thông Mỹ. Ông ấy là Tổng thống, và sẽ phải chịu trách nhiệm cho những gì diễn ra.

Nhiều người vẫn nghĩ rằng Mỹ thực sự bung bét như thế này là do các quyết định sai lầm của D.Trump, và giờ truyền thông Mỹ đang cố gắng cáo buộc cho Trump tội danh này. Nhưng các bạn đã đọc được quan điểm và cách truyền thông Mỹ đưa tin khi dịch Covid-19 mới bùng phát chưa?

Không, gần như không hề có một hãng thông tấn lớn nào, không một quan chức lớn nào yêu cầu tổng thống mạnh tay ngăn ngừa dịch, họ còn bận chế giễu Trung Quốc. Mãi gần đây khi Mỹ đang chìm trong hỗn loạn vì Covid-19 thì lạ kỳ thay, lại xuất hiện rất nhiều cáo buộc đổ lỗi cho Trump, những cảnh báo về việc Tổng thống Mỹ về đại dịch nhưng Trump phớt lờ.

Vì ko phải Trump, mà cả nước Mỹ đều cùng nghĩ như thế! Nếu như bắt D.Trump phải chịu tất cả trách nhiệm vì để đại dịch bùng phát ở Mỹ, thì chính phủ Ý, Anh, Tây Ban Nha, Pháp … tất cả đều cùng phải chịu trách nhiệm.

Ko phải mình Trump sai và chủ quan, mà cả nước Mỹ lẫn châu Âu đều vậy. Ông ta là Tổng thống, dĩ nhiên ông ấy là người cần chịu trách nhiệm, nhưng ko có nghĩa là truyền thông và báo chí sáng suốt, chinh trị gia khác sáng suốt, chỉ mình Trump ngu và phải chịu hoàn toàn trách nhiệm, như cách truyền thông Mỹ đua tin và định hướng.

Trump xuất phát điểm là một tỷ phú tài chính rẽ ngang lên làm Tổng thống, ông ta không phải là một chính trị gia điển hình. Vậy nên, các quyết sách của Trump thường ưu tiên đến việc phát triển nền kinh tế, nhưng các phát ngôn thì đôi lúc lại khá mâu thuẫn và buồn cười.

Trump đôi lúc có thể dối trá, nhưng sẽ dối trá theo cách ông ấy nghĩ. Trump có thể nói sai, nhưng đó cũng là kiểu sai, nhầm lẫn do cách ông ấy tiếp nhận và xử lý thông tin. Bạn có thể cảm giác thấy ông ta phát ngôn mâu thuẫn, cảm giác ông ta tấu hài, nhưng đó là cách bạn đang được tiếp cận những gì mà truyền thông đang đưa tin.

4. Sự thiên vị của truyền thông chính thống Mỹ trong cuộc chiến giữa D.Trump và J.Biden

Thường thì đại diện của Đảng Dân chủ sẽ được lòng giới tinh hoa chính trị, còn đại diện của Đảng Cộng hòa sẽ nhận được sự ủng hộ của giới tinh hoa tài chính của Mỹ. Thống kê cho thấy lượng người vô tội trên thế giới chết oan dưới bom đạn người Mỹ dưới thời Trump ít hơn rất nhiều dưới thời B.Obama.

Đảng Cộng hòa nắm quyền, người Mỹ sẽ ưu tiên làm kinh tế, và Đảng Dân chủ nắm quyền người Mỹ sẽ đi ăn cướp làm chủ đạo. Tất nhiên, Đảng nào cầm quyền thì Mỹ cũng sẽ đi ăn cướp, và ưu tiên lợi ích của một nhóm tinh hoa mà thôi.

Tổng thống Trump, là một người đã tuyên bố sẽ không bao giờ để “chủ nghĩa xã hội diễn ra trên đất Mỹ”, tuy nhiên chính ra Trump không phải là người chống cộng cực đoan như phe Đảng Cộng hòa. Nên nhớ, chả có Tổng thống Mỹ nào thần kinh đến mức đi ủng hộ Xã hội chủ nghĩa cả.

Có riêng Trump từng gọi ông Sanders là “một người cộng sản trung thực”, đã nhiều lần cảnh báo rằng Đảng Dân chủ đang cố tình “chơi xấu” Sanders và cướp đi chiến thắng đề cử của ông như năm 2016.

Và rõ ràng trong chiến dịch tranh cử nhiệm kỳ 2020-2024, Trump tiếp tục trở thành nạn nhân của báo chí Mỹ. Và cựu Phó Tổng thống Joe Biden phần lớn nhận được các câu hỏi lịch sự, ít bị khơi gợi scandal và hiếm hoi mới bị chỉ trích.

Ví dụ như khi Trump liên tục tấn công đối thủ của mình với những cáo buộc liên quan đến mối quan hệ giữa Hunter Biden và một công ty Ukraine, liên quan giữa Biden với Trung Quốc hay Scandal của cậu con trai Joe là Hunter Biden.

Tuy nhiên, trong hơn hai ngày sau khi tin tức bùng nổ, ứng viên đảng Dân chủ chỉ nhận được một câu hỏi duy nhất về vấn đề này và nhanh chóng gạt nó sang một bên. Cuối cùng, mãi đến ngày 18/10, ông Biden mới trả lời báo giới một câu hỏi duy nhất nhưng chủ đề lại về hương vị sữa mà ông yêu thích.

Khoảng cách thiên vị của truyền thông với hai ứng viên có thể thấy rõ ràng qua các sự kiện hỏi-đáp cử tri vào màn khẩu chiến giữa 2 ứng viên. Trong khi đương kim Tổng thống Trump bị người dẫn chương trình của đài NBC Savannah Guthrie dội liên tiếp những câu hỏi khó nhằn thì đối thủ Biden lại “dễ thở” hơn nhiều khi đối mặt với người dẫn chương trình George Stephanopoulos của đài ABC - từng là một trong những cố vấn cấp cao dưới thời của Tổng thống Bill Clinton.

Ai có trí tuệ thì đều biết, Tổng thống Trump đang bị truyền thông đối xử cay nghiệt là do ông từng gọi họ là “kẻ thù” và thẳng thừng từ chối bất kỳ câu hỏi nào gây khó dễ. Người dẫn chương trình Stephanopoulos cũng từng tham gia phỏng vấn Tổng thống Trump trong một sự kiện của đài ABC vào giữa tháng 9. Báo Politico miêu tả sự kiện đó là một màn hỏi đáp gay gắt, khác hẳn so với màn “hội ngộ những người bạn cũ” giữa nhà báo Stephanopoulos với ông Biden.

Cử tri Mỹ, mong muốn tìm kiếm thông tin hữu ích để đưa ra lựa chọn cho cuộc bầu cử sắp tới thông qua công cụ tìm kiếm Google, sẽ chỉ thấy nhiều cái tên quen thuộc như CNN, New York Times, The Washington Post, Vox … với hàng loạt bài nhấn mạnh khoảng cách tỷ lệ ủng hộ giữa ông Trump và ứng cử viên đảng Dân chủ cựu Phó Tổng thống Joe Biden.

Nếu truy cập vào CNN, người ta sẽ thấy một loạt bài tấn công ông Trump như tuyên bố vô căn cứ về ông Biden trong chiến dịch tranh cử, thị trường chứng khoán ảm đạm hay chỉ trích của một vị tướng về hưu dành cho đương kim Tổng thống.

Tất cả thông tin này tạo cảm giác không tốt cho người đọc. Trong khi đó, những bài báo đề cập ông Joe Biden thường mang giọng điệu tích cực, phần nào phóng đại ưu thế về tỷ lệ ủng hộ của ông so với đương kim Tổng thống Donald Trump.

Và thậm chí, ngay khi chưa có kết quả cuối cùng, nhiều kênh thông tấn lớn đều hiên ngang giật title, rằng Joe Biden đã đắc cử thành Tân Tổng thống Mỹ.

nguồn từ facebook.