Trước những diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, Google đã thay đổi giao diện doodle và gửi thông điệp kêu gọi công dân toàn cầu hãy ở nhà, chung tay đẩy lùi sự lây lan dịch bệnh.
Ở nhà và an toàn là mục tiêu mà Coronavirus tips hướng tới.
Cụ thể, khi chúng ta click vào giao diện này, hàng loạt các thông tin cảnh báo về dịch bệnh tại địa phương chúng ta đang sống sẽ được hiển thị: Tổng quát về virus corona, triệu chứng, phòng ngừa, phương pháp điều trị, số liệu thống kế.
Điều đặc biệt hơn nữa, Google cũng có những cảnh báo đến người dùng những việc nên làm và không nên làm trong diễn biến phức tạp của Covid-19, ví dụ như: Bạn có thể tự bảo vệ mình và giúp ngăn chặn sự lây lan vi-rút sang người khác nếu bạn:
Nên làm:
- Thường xuyên rửa tay ít nhất trong 20 giây dưới vòi nước sạch bằng xà phòng.
- Che mũi và miệng bằng khăn giấy dùng một lần hoặc khuỷu tay uốn cong khi ho hoặc hắt hơi.
- Tránh tiếp xúc gần (dưới 2 mét) với những người không khỏe hoặc có biểu hiện sốt, cúm, ho…
- Ở nhà và tự cách ly với những người khác trong gia đình nếu cảm thấy không khỏe.
- Không đưa tay bẩn lên mắt, mũi, miệng hoặc vết thương hở.
- Không tụ tập hoặc đến các chỗ đông người.
- Hạn chế ra ngoài khi không thực sự cần thiết.
Tại các quốc gia
Coronavirus tips là những giải pháp cấp bách phòng, chống dịch Covid-19 đang được các nước trên thế giới thực hiện triệt để đã được sự hưởng ứng của 3,9 tỷ người tương đương với 50% dân số thế giới.
Các biện pháp - trong đó có bắt buộc hoặc khuyến cáo ở nhà, lệnh giới nghiêm hoặc cách ly - đã được triển khai tại hơn 90 quốc gia và vùng lãnh thổ. Lệnh giới nghiêm tại Thái Lan có hiệu lực từ ngày 3/4 đã nâng số người trên toàn cầu phải ở nhà vượt qua mốc 50% trong tổng số 7,8 tỷ dân.
Khoảng 2,78 tỷ người tại 49 quốc gia và vùng lãnh thổ hiện bắt buộc phải ở nhà.
Tại châu Âu, nhiều người dân một số quốc gia như Anh, Pháp, Italy và Tây Ban Nha cũng phải tuân thủ các biện pháp hạn chế ra ngoài. Các quy định tương tự cũng được đặt ra đối với người dân Ấn Độ, Nepal, Srilanka trong số nhiều quốc gia châu Á khác.
Nhiều bang tại Mỹ đang triển khai một số biện pháp phong tỏa. Và ngay cả người dân tại New Zealand - đất nước tương đối tách biệt - cũng không tránh khỏi việc phải ở nhà.
Dù dịch bệnh Covid-19 lan tới châu Phi muộn hơn so với các châu lục khác, nhưng những quốc gia tại "Lục địa Đen" như Maroc và Nam Phi cũng đã bắt đầu phải hành động quyết liệt. Trong ngày 2/4, Eritrea đã trở thành quốc gia mới nhất trong danh sách các nước yêu cầu người dân ở nhà trong vòng 21 ngày.
Tại hầu hết các nước, người dân vẫn có thể rời nhà để mua sắm các mặt hàng thiết yếu như lương thực, thuốc men, hoặc đi làm, cho dù được khuyến khích làm việc tại nhà nếu có thể.
Tại ít nhất 10 quốc gia khác với tổng cộng 600 triệu người, các chính phủ hối thúc người dân ở nhà và không áp đặt bất kỳ biện pháp nào như xử phạt hoặc bắt giữ. Trong danh sách này có Đức, Canada, Mexico và Iran.
Trong khi đó, ít nhất 26 quốc gia hoặc vùng lãnh thổ khác, với khoảng 500 triệu dân, đã ban bố lệnh giới nghiêm, bắt buộc người dân không được ra khỏi nhà vào ban đêm. Biện pháp này phần lớn được áp dụng tại các nước châu Phi như Kenya, Ai Cập, Mali, và các quốc gia Mỹ Latinh như Chile, Panama và Puerto Rico.
Tại ít nhất 7 quốc gia, các chính phủ chú trọng tới những khu vực tập trung đông dân cư. Lệnh cấm có hiệu lực đối với bất kỳ ai rời đi hoặc tới các thành phố Riyadh, Medina và thánh địa Mecca của Saudi Arabia.
Phần Lan cùng CHDC Congo cũng ban hành các quy định tương tự đối với thủ đô Helsinki và thủ đô Kinshasa. Những biện pháp hạn chế nói trên tác động tới hơn 30 triệu người.
Coronavirus tips theo báo Korea Herald, bắt đầu từ ngày 1/4, chính phủ Hàn Quốc bắt đầu áp dụng lệnh cách ly 14 ngày đối với tất cả những người nhập cảnh trong nỗ lực ngăn chặn sự lây lan của virus SARS-CoV-2 gây ra đại dịch viêm đường hô hấp cấp (Covid-19).
Do lượng người nhập cảnh vào Hàn Quốc rất lớn, điều này đòi hỏi ý thức của mỗi người trong việc tuân thủ lệnh cách ly để đảm bảo biện pháp giãn cách xã hội phát huy hiệu quả.
Cụ thể, không phân biệt điểm xuất phát, quốc tịch hoặc thời hạn lưu trú, tất cả những người nhập cảnh vào Hàn Quốc đều phải tự cách ly tại nhà hoặc nơi lưu trú thường xuyên.
Những người nhập cảnh trong thời gian ngắn không có nơi cư trú cố định sẽ được cách ly tại cơ sở do nhà nước chỉ định và phải trả phí. Lệnh cách ly bắt buộc được đưa ra vào thời điểm số lượng ca dương tính với virus SARS-CoV-2 đến từ nước ngoài tăng mạnh.
Theo số liệu thống kê mới nhất, trung bình mỗi ngày Hàn Quốc đón khoảng 7.000 người nhập cảnh và số lượng người thuộc diện “tự cách ly” được cho là sẽ cán ngưỡng 10.000 người trong hai tuần tới.
Hiện đã có khoảng 14.000 người đang tự cách ly dưới sự giám sát của chính quyền địa phương. Điều này đặt ra thách thức không nhỏ đối với chính phủ trong việc đảm bảo giám sát được quá trình tự cách ly những đối tượng trên một cách triệt để nhất.
Để đảm bảo được việc giám sát, các quan chức y tế và chính quyền địa phương được lệnh giữ liên lạc hằng ngày với những người đang tự cách ly trong khu vực mình quản lý theo hình thức 1-1 nhằm nắm được việc tuân thủ lệnh tự cách ly, cũng như nắm rõ tình trạng sức khỏe liên quan đến các triệu chứng Covid-19.
Chính phủ Hàn Quốc cho rằng mọi thứ vẫn trong tầm kiểm soát tốt bởi những người thuộc diện tự cách ly đã được yêu cầu tải và kích hoạt phần mềm giám sát trên điện thoại thông minh, qua đó mọi biến động của người dùng đều được theo dõi chặt chẽ. Nếu họ di chuyển ra khỏi khu vực đã được khoanh vùng, một cảnh báo sẽ được gửi đến các quan chức y tế hoặc chính quyền địa phương có liên quan.
Tuy nhiên, hiện một số chính quyền địa phương lo ngại hoạt động giám sát sẽ không thể tiến hành tốt nếu số người thuộc diện tự cách ly lên tới 100.000 người. Trong số khoảng 100.000 người vừa nhập cảnh Hàn Quốc trong 2 tuần qua, có khoảng từ 10.000 đến 15.000 người nước ngoài.
Theo đó, chính phủ cần tính đến việc thay đổi chính sách cho phép người nước ngoài cũng như công dân Hàn Quốc nhập cảnh được xét nghiệm và điều trị có trả phí. Mặt khác, việc vi phạm lệnh tự cách ly đang có dấu hiệu gia tăng, không chỉ khiến nỗ lực chống dịch.
Nếu Chính phủ Hàn Quốc mất kiểm soát số lượng người nhiễm bệnh từ nước ngoài nhập cảnh, khả năng tái bùng phát dịch Covid-19 ở nước này là điều khó tránh khỏi.
Trong bối cảnh trên, việc siết chặt các biện pháp giám sát là cần thiết. Chính phủ Hàn Quốc cũng cần cân nhắc đến việc yêu cầu những người vi phạm bồi thường thiệt hại cùng với những hình phạt đã định sẵn.
Bên cạnh đó, ý thức của những người nhập cảnh cũng đóng vai trò quan trọng, phải đảm bảo việc tuân thủ những hướng dẫn về biện pháp tự cách ly để giữ an toàn cho tất cả mọi người.
Báo trên kết luận để ứng phó một cách hiệu quả với sự bùng nổ đã được dự báo về số lượng người thuộc diện tự cách ly, sự chủ động hợp tác của chính họ và ý thức của người dân là cần thiết hơn bao giờ hết.
Tại Việt Nam, nhằm giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm cộng đồng, yêu cầu người dân ở nhà, hạn chế tối đa ra ngoài, trừ các trường hợp thật sự cần thiết: Mua lương thực, thực phẩm, dược phẩm và hàng hóa, dịch vụ thiết yếu khác; các trường hợp khẩn cấp như: cấp cứu, khám chữa bệnh; thiên tai, hỏa hoạn,…; làm việc tại các cơ quan, đơn vị nhà nước, lực lượng vũ trang, cơ quan ngoại giao và tại các cơ sở được phép tiếp tục hoạt động.
Trường hợp ra khỏi nhà phải đeo khẩu trang, rửa tay bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn; không tập trung quá 2 người trở lên tại nơi công cộng, ngoài phạm vi công sở, trường học, bệnh viện và phải giữ khoảng cách tối thiểu 2m thực hiện theo các tiêu chí mà Coronavirus tips đã có khuyến cáo.
Người đứng đầu các cơ sở nêu trên chịu trách nhiệm bảo đảm an toàn tuyệt đối và thực hiện đầy đủ các biện pháp chống dịch, trong đó có các biện pháp: Thực hiện nghiêm việc đeo khẩu trang, bố trí đầy đủ phương tiện, vật tư phòng, chống dịch theo quy định, khuyến cáo của cơ quan y tế; yêu cầu người lao động khai báo y tế, tuân thủ các biện pháp hạn chế di chuyển, tiếp xúc, giao tiếp; tạm dừng các hoạt động không cấp bách, giảm mức độ tập trung người lao động; tổ chức, quản lý chặt chẽ việc đưa đón người lao động (nếu có) đến nơi làm việc bảo đảm ngăn ngừa rủi ro lây nhiễm dịch bệnh. Trường hợp không bảo đảm các yêu cầu nêu trên thì phải dừng hoạt động.
Cơ quan y tế địa phương hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc phòng, chống dịch tại các cơ sở nêu trên. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định và công bố công khai loại hình cơ sở sản xuất, kinh doanh, công trình phải tạm đình chỉ hoạt động.
Cơ bản dừng hoạt động vận chuyển hành khách công cộng, trừ các trường hợp vì lý do công vụ, xe đưa đón công nhân, chuyên gia, người cách ly, xe chuyên chở nguyên vật liệu sản xuất, hàng hóa; hạn chế tối đa hoạt động của các phương tiện cá nhân; bảo đảm vận hành thông suốt việc vận chuyển hàng hóa, nguyên vật liệu sản xuất.