Kỹ thuật và những điều cần biết về nuôi cá cảnh cho người mới bắt đầu

Mặc dù nuôi cá cảnh không phải là việc làm quá khó khăn, nhưng không ít người do không nắm vững được kiến thức về việc nuôi cá cảnh đã khiến cho cá thường xuyên bị nấm bệnh hay bị chết hoặc chậm phát triển.

Từ đó, gây ảnh hưởng đến thẩm mỹ và vệ sinh của bể cảnh. Vậy, làm sao để có cách nuôi cá cảnh khỏe mạnh?

Kỹ thuật và những điều cần biết về nuôi cá cảnh cho người mới bắt đầu

Cách nuôi cá cảnh khỏe mạnh và ít bị nấm bệnh


1- Chọn loại cá nuôi phù hợp

Đây là một trong những việc làm quan trọng trong cách nuôi cá cảnh khỏe mạnh và không bị chết mà mọi người nuôi cá nên đặc biệt chú ý.

Bên cạnh việc lựa chọn những loại cá theo sở thích và mong muốn của bạn, thì bạn cũng nên chú ý vấn đề sau: Lựa chọn những loại cá phù hợp với diện tích của bể cá trong nhà.

Nếu bể cá của bạn là loại bể mini thì những loại cá có kích thước nhỏ là những lựa chọn phù hợp. Ngược lại, nếu bể cá lớn, bạn có thể lựa chọn những loại cá lớn hơn.

Ngoài ra, nên chọn những loại cá có thể chung sống hòa bình với nhau. Nếu bạn có ý định nuôi cá chọi, tốt nhất không nuôi thêm những loại cá khác vì các loại cá chọi thường rất hung dữ và thường xuyên tấn công cá khác. Từ đó, những chú cá “hiền lành” không có khả năng chống chọi mà thường bị chết.

2- Chọn vị trí đặt bể cá phù hợp

Trên thực tế, hầu hết các loại cá cảnh đều thích nghi ở điều kiện môi trường nước mát, không có ánh sáng rực rỡ chiếu vào. Chính vì vậy, một trong những cách nuôi cá cảnh khỏe mạnh là khi chọn vị tri để đặt bể cảnh, bạn nên đặt ở trong nhà, trên bàn làm việc, phòng khách hoặc phòng đọc sách.

Vị trí này không được có ánh nắng trực tiếp chiếu vào hoặc bị ảnh hưởng bởi nước mưa. Tuy nhiên, khoảng 2 tuần/1 lần bạn có thể mang bể cá ra phơi nắng vào sáng sớm và chỉ để ánh nắng chiếu vào ½ bể cá.

3- Xử lý nguồn nước

Nước vừa là môi trường có cá sinh sống, vừa là nơi cung cấp chất dinh dưỡng và thức ăn cho cá. Chính vì vậy, một trong những cách nuôi cá cảnh không bị nấm bệnh và chết chính là phải xử lý nguồn nước cho thật phù hợp với những điều kiện sinh sống và phát triển của cá.

Nếu bạn đang sử dụng nguồn nước máy để nuôi cá cảnh, trong nguồn nước này thường có chứa Clo, nên bạn cần phải cho nước ra xô để khoảng 2 ngày rồi mới dùng cho bể cá.

Mặc dù thay nước là một trong những biện pháp giúp làm sạch môi trường của bể cá. Tuy nhiên, bạn không nên áp dụng quá thường xuyên vì có thể khiến cá bị sock và dễ chết. Với những bể cá có kích thước nhỏ, từ 2 -3 ngày bạn nên thay nước 1 lần.

Với những bể cá lớn hơn thì khoảng 1 tuần bạn có thể thay nước 1 lần. Mỗi lần thay nước, hãy cố gắng giữ lại ¼ lượng nước cũ trong bể để cá thích nghi với môi trường mới thuận lợi hơn.

4- Vấn đề cho cá ăn phải hợp lý

Việc cho cá ăn sẽ phụ thuộc vào kích thước của bể và số lượng, cũng như loại cá trong bể cảnh. Với những bể cá nhỏ, bạn chỉ nên cho ăn từ 3 – 5 viên/ lần. Nếu bể cá lớn và số lượng cá nhiều thì bạn sẽ cho ăn nhiều hơn.

Cách tốt nhất là bạn nên cho cá ăn vào một giờ nhất định trong ngày. Tránh cho cá ăn dồn dập khiến thức ăn dư thừa trong bể gây bẩn bể hoặc quên không cho ăn khiến cá bị đói.

Cho cá ăn đúng cách là một trong những cách nuôi cá cảnh không bị chết rất quan trọng mà các bạn nên đặc biệt lưu ý.

Ngoài ra, nhiệt độ của bể cá cũng nên giữ ở mức ổn định khoảng 18 – 23 độ C đối với phòng có điều hòa. Đồng thời, hạn chế di chuyển bể cá. Nếu bạn nuôi cá có kích thước lớn, thỉnh thoảng bạn có thể cho cá ăn thêm tôm tép nhỏ. Không nên bật điện bể cá vào ban đêm và mỗi ngày chỉ bật điện khoảng 8h.

Trên đây là cách nuôi cá cảnh khỏe mạnh, không bị nấm bệnh và chết. Mong rằng những chia sẻ này sẽ giúp bạn chăm sóc bể cá một cách tốt nhất.